Nơi học sinh "đói sách"

  
Chương trình hỗ trợ sách giáo khoa & Phát triển văn hoá đọc trong giới học sinh nông thôn.

Sách cho miền cát trắng ơi...

Bài viết chưa xemgửi bởi cành » Thứ 3 Tháng 7 14, 2009 4:42 pm

Thầy trò ở nơi đầu ngọn gió

ND - Khi cả rừng hoa mua chuyển mầu tím sậm bởi cái nắng dữ dội của ngày hè, cũng là lúc thầy trò ở những ngôi trường kia phải nói lời chia tay. Không trau chuốt mĩ miều, thầy chỉ dặn trò đinh ninh một điều trước khi về xuôi rằng, "nghỉ học nhưng các con phải nhìn đến cái chữ thường xuyên, đừng để nó rơi rớt dọc đường lên nương rẫy.

Hình ảnh
Thầy giáo Nguyễn Văn Thiệu
đang dạy lớp ghép 3-4.

Cả năm nay thầy trò mình học hết rồi, giờ để thầy về xuôi bới thêm chữ, bớt bớt nắng thầy lại lên...".

Về nhà chưa đầy một tháng mà thầy giáo Nguyễn Văn Thiệu đã thấy bồn chồn không yên. Ðang ở rừng quen, về xuôi, về với gia đình đấy mà sao nhớ học trò quá thể. Trường TH - THCS Lâm Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) nơi thầy Thiệu đang dạy, ở xa trung tâm huyện nhất. Trong tâm thức người dân nơi đây, những người mang chữ đến với con em họ, dù gắn bó ít hay nhiều, đều nghiễm nhiên được dân bản coi như người trong nhà.

Vượt đại ngàn, chữ về với bản

Thầy giáo Dương Công Tùng là người đầu tiên đến bản Eo Bù Chút Mút, một trong những bản xa nhất của Lâm Thủy. Chuyện của anh về ngôi trường đầu tiên được cắm trên vùng đất này kể cả ngày không hết. Ðó là mùa hè năm 2005, vừa tốt nghiệp sư phạm Huế, phòng Giáo dục huyện phân công Tùng về xã Lâm Thủy. Lần đầu tiên lên đây, Tùng bị "sốc". Cả ngày đường chạy xe mải miết trong thăm thẳm rừng già, vượt qua hàng chục khe suối nông sâu đủ cả, rồi đổ đèo, leo dốc... Ðiều làm Tùng hoang mang hơn nữa là đi cả ngày đưòng hầu như không thấy bóng người. Ðến nơi mới biết hết cuộc sống khó khăn của bà con dân bản. Ðiện chưa có, nước ăn xách từ suối lên, quanh năm bà con chỉ ăn ngô với muối hạt. Ðến đây, Tùng mới thấy được sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên.

Thầy giáo trẻ mới từ dưới xuôi lên, lạ nước lạ cái, đồ đạc thiếu thốn, tiếng đồng bào thì không biết, khó khăn trăm bề. Nhưng rồi, thấy thầy hiền lành, gặp ai cũng chào, lại dạy con em trong bản học tiếng, học chữ, nên sau mấy hôm, bà con đã coi thầy như người của bản. Ðêm đầu tiên Tùng ngủ lại nhà dân, đi cả ngày mệt là thế, mà suốt đêm Tùng trăn trở không ngủ được, ngổn ngang trăm mối. Rồi thấy nản, thấy nhiệm vụ quá sức mình, không thể gánh vác được. Rồi lại phân vân, nhiệm vụ được giao, mình tránh thì ai gánh đây. Rồi tự chỉnh đốn tư tưởng. Rồi quyết tâm. Sáng hôm sau, Tùng cùng anh Thảo - người Vân Kiều là bộ đội biên phòng ở đồn 601 đang cắm chốt tại đây, rủ thanh niên bản vào rừng đốn cây về dựng trường. Cả tháng hè, từ chàng thư sinh trói gà không chặt, thoắt cái, Tùng đã trở thành thợ cả thực thụ. Mấy anh em bàn nhau dựng thêm cái lán nhỏ cạnh trường làm chỗ ở cho giáo viên. Ở lán một mình, có đêm Tùng phát hiện một con rắn to đang nằm khoanh tròn dưới chân giường. Không phân biệt rắn lành hay rắn dữ, sau vài giây hốt hoảng, Tùng tìm cách đu lên mái nhà, rồi nhẹ nhàng trườn ra ngoài, gọi bác Hồ Mưa sang... đuổi giúp.

Hình ảnh
Học sinh ở điểm trường bản Eo Bù
trong giờ nghỉ trưa.

Giữa tháng tám năm đó, những em học sinh vào lớp Một bắt đầu đến lớp để làm quen dần với tiếng Việt, làm quen con chữ. Tiếng ê a con trẻ từ nếp nhà tranh mái lá mới đơn sơ dựng tạm làm nhiều người đi qua ghé mắt nhìn. Chuyện con chữ về bản mới cách đây bốn năm trước mà nghe lại cứ như từ ngày xa xôi lắm. Ban ngày là một lớp ghép hơn 20 học sinh từ sáu đến mười tuổi. Buổi tối là một lớp học đặc biệt, học trong hai năm liên tục, là lớp xóa mù. Cả bản sáng bừng bởi chiếc đèn măng-xông mượn của bộ đội biên phòng, tối đến thanh niên, người già trong bản í ới gọi nhau đến lớp học chữ. Có nhiều đôi vợ chồng trẻ ngày lên nương rẫy, tối dắt nhau đến lớp.

Thầy giáo Tùng giờ đây đã không còn dạy học ở bản Eo Bù Chút Mút nữa, nhưng dân bản vẫn nhớ đến anh với một tình cảm thật đặc biệt. Ông Hồ Mưa kể lại, hồi thầy Tùng mới lên bị một trận ốm làm cả bản nhớ. Ấy là lần thầy ốm nằm một mình ở lán, mấy cậu học trò Vân Kiều thương lắm, ngày ngày vụng về đặt nồi cháo. Mấy chị phụ nữ tạt qua với nắm lá rừng sắc nước cho uống. Nằm suốt tuần, thấy trong người khá hơn, Tùng quyết định đi xe máy về trung tâm xã. Anh tính, gần hai mươi cây số đường rừng, khỏe thì đi, mệt thì nghỉ, ba tiếng đồng hồ thừa sức đến trạm y tế xã. Thế rồi, mới đi được một đoạn, anh lại lên cơn sốt. Mệt đến độ không còn nắm vững tay lái, anh tấp xe vào lề đường, rồi xỉu đi lúc nào không biết. Lúc tỉnh dậy đã thấy đang nằm ở trạm xá. Ân nhân của anh có thể là lái xe buôn lậu gỗ thuê thời đó thỉnh thoảng vẫn đi về khu vực này. Dọc đường thấy có người nằm một mình giữa rừng, không đành, nên bốc cả người cả của lên xe quẳng vào trạm xá, rồi bỏ đi để tránh phiền hà... Truyền nước, uống thuốc, mất cả nửa tháng ở trạm xá, phần nhớ học trò quá, phần lo học trò không theo kịp chương trình, anh lại mò lên...

"Thương lắm, lũ học trò..."

Cô giáo Ðỗ Thị Hòa về cắm bản đã ba năm. Nhà cô ở Văn Thủy. Tuy cùng huyện nhưng mỗi lần đi về cũng trăm cây số. Cô kể, năm ngoái có trận lụt lớn. Thiếu thông tin nên cuối tuần vẫn lên kế hoạch về, qua một loạt suối, thấy nước "hỗn", không đi được, lại đi vòng. Ði cả ngày trời mới về đến nhà, nhìn công-tơ-mét thì hóa ra cả ngày đã đi qua hơn ba trăm cây số! Chuyện sạt đường, lở núi ở đây xảy ra như cơm bữa nên các thầy cô giáo trên đường từ bản về nhà phải thuê người vác xe là chuyện thường. Thậm chí đến bản Bạch Ðàn, các thầy cô phải vượt qua mười hai khe suối, lúc lành lúc dữ...

Thời gian đầu ở bản Eo Bù, những hôm trời mưa, nước suối chảy xiết, cha mẹ học trò còn bận làm nương rẫy, cuối buổi thầy giáo đành cõng trò qua suối. Thấy cảnh thầy trò cứ cõng qua cõng về mãi, các già trong bản thương, bàn nhau ghép cây rừng thành bè để đưa bọn trẻ vượt suối đến trường. Nhắc đến chuyện này, thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Quân phấn khởi, mùa mưa lũ năm nay, với sự quan tâm của Sở Giáo dục - Ðào tạo Quảng Bình, gần 70 bộ áo phao đã được cấp về huyện. Thầy trò các điểm trường sẽ bớt lo lắng bất an mỗi lần qua suối trong mùa nước dữ.

Thương lũ học trò chịu nhiều thiệt thòi vì xa xôi cách trở, các thầy cô giáo từ xuôi lên vẫn thường đưa sách báo lên cho các em. Lũ trẻ chuyền tay nhau xem tranh ảnh, đọc thông tin trên báo với sự tò mò thú vị, bởi vì đó là cả một thế giới hoàn toàn mới lạ so với cuộc sống của các em. Thầy cô giáo ốm, học trò rủ nhau đi bộ hai mươi cây số đường rừng về trạm xá thăm. Chẳng biết trò đi lúc nào mà cản, thầy cô chưa khỏi bệnh cũng cố về trường nằm vì thương lũ học trò cứ tốp nọ tốp kia thập thò ngoài cửa sổ. "Thương lắm, lũ học trò...", Cô giáo Nga, chủ nhiệm khối lớp Năm ở bản Xà Khía, không giấu diếm tình cảm khi kể về học trò của mình, bỏ lửng câu nói.

"20 tháng 11 vừa rồi, lịch sử lần đầu tiên từ ngày thầy cô giáo đến vùng đất này, học trò đã bảo nhau hái hoa rừng về tặng thầy cô. Ðó là món quà mộc mạc nhưng đầy cảm động mà các em đã tặng cho những người làm giáo dục như chúng tôi"- thầy Quân kể lại mà giọng vẫn còn rưng rưng...

Cùng vượt qua khó khăn

Thầy Nguyễn Văn Quân là hiệu trưởng trường TH - THCS Lâm Thủy đã mấy năm nay. Ðảm nhận nhiệm vụ này, thầy đã có những hành động thiết thực liên quan đến đời sống vật chất của anh em giáo viên. Nhận thấy về mặt chính sách của ngành giáo dục đối với giáo viên miền núi sát biên giới còn có điểm bất hợp lý so với thực tế, thầy đã nhiều lần kiến nghị thành văn bản. Chẳng hạn, cùng một môi trường làm việc giống nhau nhưng giáo viên biên chế được hưởng phụ cấp đặc biệt, trong khi giáo viên hợp đồng lại không. Vô lý hơn, mỗi giáo viên chỉ được hưởng phụ cấp đặc biệt trong năm năm, nếu giáo viên tiếp tục cống hiến dài hơn nữa cũng bị cắt toàn bộ các chế độ ưu đãi... Nhận thấy điều bất hợp lý ấy, tạm thời công đoàn nhà trường kêu gọi toàn thể anh em giáo viên của trường mỗi tháng trích 15.000 đồng để hỗ trợ cho giáo viên đang công tác ở hai điểm trường xa xôi nhất của xã tại các bản Eo Bù và Bạch Ðàn. Việc làm giàu tình nghĩa này đã được ba mươi giáo viên toàn trường hưởng ứng tích cực suốt nhiều năm nay, trở thành truyền thống đẹp của những người giáo viên nơi khó khăn heo hút này.

Nếu không quyết tâm thì không thể hoàn thành nhiệm vụ, đó là điều mọi thầy cô đều rút ra được sau những năm tháng công tác ở vùng cao. Thời gian đầu, thầy Thiệu đang dạy lớp ghép ba - bốn ở đây kể, học sinh chưa nói được tiếng Việt, để thầy trò hiểu nhau, anh đến từng gia đình, vận động bố mẹ các em chịu khó nói chuyện với con cái bằng tiếng Việt. Bản thân thầy lúc nào cũng có cuốn sổ ghi từ mới, luôn mang theo người. Kinh nghiệm truyền cho nhau, chỉ sau một năm sống với học trò hầu hết thầy cô đã giao tiếp thông thường bằng tiếng Vân Kiều, các em cũng nói tiếng Việt khá hơn. Như tờ giấy trắng, các em tiếp thu rất nhanh, dạy đến đâu biết đến đấy. Và đó chính điều này là "chất men" gây hứng thú cho thầy và trò...

Chiều biên giới ở đây như bị nhuộm bởi mầu hoa mua rừng. Dọc con đường chúng tôi đi, nhìn đâu cũng thấy một mầu tím hoang dã. Những cánh hoa mỏng manh là vậy mà có sức sống mãnh liệt. Nó như là biểu tượng của những con người đang sống ở đại ngàn dãy Trường Sơn này, giữa thiên nhiên khắc nghiệt vẫn bám sâu vào lòng đất để vươn lên. Dẻo dai. Bền bỉ...

Bài và ảnh: QUÁCH THU HIỀN Link đến nguồn >>>
Anh là chúa sơn lâm
Em là nàng tiên cá
Rừng vàng, biển bạc là anh và em
Hình đại diện của thành viên
cành
Bạn tâm giao QBO
Bạn tâm giao QBO
 
Bài viết: 71
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 6 07, 2009 9:05 am

Re: Sách cho miền cát trắng ơi...

Bài viết chưa xemgửi bởi focus » Thứ 3 Tháng 7 14, 2009 4:53 pm

cành đã viết:Thầy trò ở nơi đầu ngọn gió

ND - Khi cả rừng hoa mua chuyển mầu tím sậm bởi cái nắng dữ dội của ngày hè, cũng là lúc thầy trò ở những ngôi trường kia phải nói lời chia tay. Không trau chuốt mĩ miều, thầy chỉ dặn trò đinh ninh một điều trước khi về xuôi rằng, "nghỉ học nhưng các con phải nhìn đến cái chữ thường xuyên, đừng để nó rơi rớt dọc đường lên nương rẫy.

Hình ảnh
Thầy giáo Nguyễn Văn Thiệu
đang dạy lớp ghép 3-4.

Cả năm nay thầy trò mình học hết rồi, giờ để thầy về xuôi bới thêm chữ, bớt bớt nắng thầy lại lên...".

.......Trường TH - THCS Lâm Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) nơi thầy Thiệu đang dạy, ở xa trung tâm huyện nhất. Trong tâm thức người dân nơi đây, những người mang chữ đến với con em họ, dù gắn bó ít hay nhiều, đều nghiễm nhiên được dân bản coi như người trong nhà.

........

Chiều biên giới ở đây như bị nhuộm bởi mầu hoa mua rừng. Dọc con đường chúng tôi đi, nhìn đâu cũng thấy một mầu tím hoang dã. Những cánh hoa mỏng manh là vậy mà có sức sống mãnh liệt. Nó như là biểu tượng của những con người đang sống ở đại ngàn dãy Trường Sơn này, giữa thiên nhiên khắc nghiệt vẫn bám sâu vào lòng đất để vươn lên. Dẻo dai. Bền bỉ...

Bài và ảnh: QUÁCH THU HIỀN Link đến nguồn >>>


Ờh, tác giả là Cành luôn đấy àh? :smt016
Dù sao cũng rất cảm ơn Cành về một thông tin giá trị nhất là trong thời điểm này (SCMCT của QBO đang tìm điểm đến) - Rứa là có thêm 1 địa chỉ nữa :D :P
1. Đơn giản không có nghĩa là không đẹp.
2. Cần nói đúng sự thật, lời ton hót chỉ biện hộ cho s gi to <focus>
Hình đại diện của thành viên
focus
Bạn không thể rời QBO
Bạn không thể rời QBO
 
Bài viết: 3476
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 11 23, 2006 4:04 pm
Đến từ: Đồng Hới

Nơi học sinh "đói sách"

Bài viết chưa xemgửi bởi quangteo84 » Thứ 7 Tháng 8 01, 2009 11:25 pm

Xin chào các điều hành viên của diễn đàn!
Từ khi tham gia diễn đàn, mình đã theo dõi sát sao hoạt động của các bạn. Cộng đồng người quảng Bình trên khắp mọi miền của Tổ quốc đã có nhiều đóng góp chung vào sự phát triển của quê hương. Riêng chuyên mục"Sách cho miền cát trắng" thì mình rất tâm đắc bởi vì tính nhân văn của nó. Các bạn thân mến, hiện mình đang là giáo viên tại trường THCS Thạch Hóa- Tuyên Hóa- Quảng Bình. Đây là một ngôi trường còn nghèo về CSVC và các tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập. Đây cũng là tâm điểm của rốn lũ kinh hoàng năm 2007 vừa qua. Nhân đây mình mong ban quản trị diễn đàn cùng các điều hành viên quan tâm giúp đỡ về sách và tài liệu cho học sinh nơi đây. Thay mặt toàn thể học sinh trong toàn trường chân thành cảm ơn tới tất cả các bạn.
ĐỊa chỉ liên lạc: Lê Hồng Quang - trường THCS Thạch Hóa - Tuyên Hóa- Quảng Bình.
Email: thcs_thachhoa@yahoo.com.vn
Điện thoại:01676752240
quang
quangteo84
Mới tìm hiểu QBO
Mới tìm hiểu QBO
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 9 23, 2008 10:02 am
Đến từ: Tuyen Hoa - Quang Binh

Re: NƠI HỌC SINH " ĐÓI SÁCH"

Bài viết chưa xemgửi bởi Hoanggia.dai » Chủ nhật Tháng 8 02, 2009 7:25 am

Hii. Thêm một thầy giáo đến với QBO - Thêm một sự cung cấp thông tin thiết thực. Bác Quang cho thêm tí thông tin nữa đi bác. Các thông tin mang tính định lượng, ví dụ như tổng số học sinh, số lớp trong từng khối...

Đằng sau là biển cả, đằng trước là núi cao.
Ta lao lên núi rồi nhảy xuống biển...tắm-thư-giản!
Hoanggia.dai
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 308
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 4 29, 2008 2:59 pm

Re: NƠI HỌC SINH " ĐÓI SÁCH"

Bài viết chưa xemgửi bởi Hoa sữa » Chủ nhật Tháng 8 02, 2009 8:20 pm

Bạn nên liệt kê các tài liệu cần thiết cho thư viện và học sinh ở chỗ bạn cần nhé mọi người sẽ cùng cố gắng để sách có chất lượng và đúng yêu cầu .
Yêu hơn mọi yêu thương
Mà cuộc đời đã có...
Hoa sữa
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 425
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 5 31, 2007 7:36 am


Quay về • Sách cho miền cát trắng.

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron