Kiến thức quốc phòng, vũ khí, khí tài (quân sự),...

  
Trao đổi thông tin về Ô tô, Xe máy, Laptop, Máy ảnh...

Re: Vũ khí, khí tài (quân sự)

Bài viết chưa xemgửi bởi nguyentronggiap » Chủ nhật Tháng 8 29, 2010 3:08 pm

:vn Bây giờ mà có chiến trang thế giới thứ 3 xảy ra chắc là khiếp lắm, vũ khí thì ngày càng hiện đại ri tê,mà có bà nào đó tiên đoán tháng 10/2010 xảy ra chiến tranh mà.
Việt Nam cũng cố mà ngày càng hiện đại chứ chiến không lại mấy nước kia rùi.
nguyentronggiap
Bạn sơ giao QBO
Bạn sơ giao QBO
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 2 25, 2010 9:47 pm

Re: Vũ khí, khí tài (quân sự)

Bài viết chưa xemgửi bởi ImKen » Chủ nhật Tháng 8 29, 2010 6:08 pm

Em khoái tàu sân bay và máy bay chiến đấu of Mỹ, hôm trước có xem mấy cái này trên site http://www.boeing.com/product_list.html.
Ở VN ko biết có site nào công bố mấy cái này ko?
just Ken
ImKen
Mới tìm hiểu QBO
Mới tìm hiểu QBO
 
Bài viết: 23
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 8 03, 2009 1:21 pm

Re: Vũ khí, khí tài (quân sự)

Bài viết chưa xemgửi bởi focus » Chủ nhật Tháng 8 29, 2010 7:15 pm

ImKen đã viết:Em khoái tàu sân bay và máy bay chiến đấu of Mỹ, hôm trước có xem mấy cái này trên site http://www.boeing.com/product_list.html.
Ở VN ko biết có site nào công bố mấy cái này ko?


Cụ thể là khoái cái nào, chỉ dẫn 1 số rồi ảnh iếc vô chơ, nhiều ri bà con biết mô mà lần :smt017
1. Đơn giản không có nghĩa là không đẹp.
2. Cần nói đúng sự thật, lời ton hót chỉ biện hộ cho s gi to <focus>
Hình đại diện của thành viên
focus
Bạn không thể rời QBO
Bạn không thể rời QBO
 
Bài viết: 3476
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 11 23, 2006 4:04 pm
Đến từ: Đồng Hới

Re: Vũ khí, khí tài (quân sự)

Bài viết chưa xemgửi bởi truongvancong » Thứ 2 Tháng 9 13, 2010 10:03 am

việt nam mình bữa ni cũng hiện đại hoá quân đội khiếp lắm chứ :chuoi
truongvancong
Mới tìm hiểu QBO
Mới tìm hiểu QBO
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 2 08, 2010 1:19 pm

Re: Vũ khí, khí tài (quân sự)

Bài viết chưa xemgửi bởi focus » Thứ 5 Tháng 6 02, 2011 10:29 am

1 chút cho có khí thế. Xem vũ khí hiện đại của hải quân Việt Nam

Tên lửa Yakhont được phóng từ hệ thống Bastion-P do công ty NPO của Nga nghiên cứu và chế tạo, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Phạm vi tấn công là 300 km, có thể dùng để bảo vệ đường bờ biển dài hơn 600km.

Tên lửa Yakhont
Có tên thiết kế là 3k-55 Onyx/Yakhont P-800, SS-N-26 là tên lửa tầm trung chiến thuật, phát triển từ năm 1983, trang bị cho hải quân Nga vào năm 1999. Đến năm 2001, P-800 đã được triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả trên biển, trên không và đất liền.


Image
Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P.


Trong vài năm gần đây, Nga bán bản quyền hợp tác sản xuất P-800 cho Ấn Độ dưới tên là Brahmos A và Brahmos S.

Về mặt thiết kế, P-800 giống tên lửa chống hạm Moskit (SS-N-22) và P-700 Granit. P-800 có kích thước 8,9 x 0,9 (m), trọng lượng 3 tấn, đầu đạn nặng 250 kg, sải cánh rộng 1,7 m, sử dụng động cơ đẩy phản lực thẳng, nhiên liệu lỏng, hoạt động trong phạm vi từ 120 - 300 km tùy theo độ cao và hành trình với vận tốc 2,5 M.


Image

SS-N-26 là tên lửa chiến thuật tầm trung, được trang bị cho cả máy bay, tàu chiến và trên xe ô tô. Ảnh là một chiếc Su-33 được trang bị Yakhont.


So với các tên lửa đối hải thế hệ trước, hành trình của P-800 đặc biệt hơn. Ngay khi rời bệ phóng P-800 bay vút lên cao, hành trình gần tới mục tiêu thì dần dần hạ thấp độ cao. Khoảng cách tới mục tiêu khi tên lửa hạ thấp có thể được lập trình từ trước.


Image
Brahmos của Ấn độ có những cải tiến lớn về hệ thống dẫn đường và Ấn độ dự kiến triển khai trên cả máy bay Su-27/30


Việc kiểm soát độ cao của tên lửa được thực hiện nhờ radar KTRV-Deltal K313, cho phép tên lửa có thể hoạt động tại độ cao từ 1.000 m đến 5000 m.

P-800 sử dụng hệ thống dò tìm mục tiêu Granit – Elektron. Đây là một trong những hệ thống rò tìm mục tiêu kỹ thuật số hiện đại nhất của Nga cho đến ngày nay. Radar có thể hoạt động ở hai trạng thái: chủ động và thụ động.

Trong chế độ chủ động, radar hoạt động ở giải băng tần rộng với điều biến phổ tần ngẫu nhiên, có thể xác định mục tiêu cách 50km. Khi tên lửa phát hiện mục tiêu và lại gần ở khoảng cách 25 - 30 km, tên lửa tắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng radar ở trạng thái thụ động.

Nhờ công nghệ hiện đại, P-800 có thể chống lại hiệu quả hệ thống gây nhiễu của đối phương, đồng thời cho phép hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7.

Trong phiên bản hợp tác sản xuất với Ấn độ, tên lửa Brahmos có những cải tiến đáng kể về hệ thống dẫn đường. Biến thể Brahmos dự kiến được Ấn độ triển khai trên các tàu chiến, các hệ thống phòng thủ bờ biển di động và trên máy bay Su27/30.

Nga và Ấn độ cũng đang xem xét triển khai phiên bản Brahmos tấn công đất liền. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào khả năng tăng độ chính xác cũng như hệ thống dẫn đường bổ sung.

Image
Hệ thống Bastion-P

Hệ thống phòng thủ bờ biển sử dụng tên lửa P-800 được đặt tên là hệ thống phòng thủ Bastion. Đây là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.

Hệ thống này được thiết kế dựa trên phiên bản của tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm nổi tiếng Ruby K301. Ống phóng TPS dạng kín của hệ thống dài 8,9m, đường kính 71cm, trọng lượng 3.900 kg. Tổng chiều dài của hệ thống bao gồm cả đầu đạn và hệ thống điều khiển là 8,6m. Đạn của tên lửa có đượng kính là 67cm.




Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion sử xe MZKT-7930 TEL, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa.


Hệ thống Bastion-P (còn gọi là Fortress-P) chuẩn gồm: Mô hình cơ bản của một tổ hợp bao gồm 4 xe mang tên lửa tự hành K340P SPU (loại xe dựa trên khung gầm xe tải MZKT-7930). Mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa tên lửa; 1-2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể triển khai chiến đấu chỉ trong vòng 5 phút.

Theo yêu cầu của khách hàng, số lượng của các trang thiết bị trên các loại xe kể trên có thể điều chỉnh.

Ngoài ra, còn có một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD và 4 xe chở đạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930), trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật huấn luyện chiến đấu đi kèm.

Hệ thống này còn được trang bị thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như, hệ thống radar ngắm bắn tự động Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa được kích hoạt buồng đốt để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn định hướng và điều hướng. Tên lửa này có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ radar nhỏ, do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar.

Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.

Link nguồn trên Vnn >>>
1. Đơn giản không có nghĩa là không đẹp.
2. Cần nói đúng sự thật, lời ton hót chỉ biện hộ cho s gi to <focus>
Hình đại diện của thành viên
focus
Bạn không thể rời QBO
Bạn không thể rời QBO
 
Bài viết: 3476
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 11 23, 2006 4:04 pm
Đến từ: Đồng Hới

Re: Vũ khí, khí tài (quân sự)

Bài viết chưa xemgửi bởi focus » Thứ 5 Tháng 6 02, 2011 10:50 am

Việt Nam mới lấy về 1 chiến hạm Gepard 3.9 (đặt tên là Đinh Tiên Hoàng), sắp về 1 con nữa.




Áp dụng công nghệ tàng hình (Stealth Technology) cho tàu chiến là một xu hướng chủ đạo trong phát triển vũ khí trang bị thế kỷ XXI. Nga cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Trong những năm qua, các cường quốc hải quân như Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan, Anh..., đặc biệt là các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Nauy), đầu tư rất nhiều tiền của cho lĩnh vực này. Dự kiến năm 2010, Nga xuất xưởng hai tàu chiến tàng hình Gepard-3.9 lớp 1166.1.

Trong thập niên 1980, Viện Thiết kế Zelenodolsk (ZPKB, tức Viện TsKB-340) tại thành phố Zelenodolsk, CH Tatarstan, Liên bang Nga cho ra đời thiết kế tàu Projekt 1166.1. Năm 2003, Hải quân Nga nhận vào trang bị chiếc tàu đầu tiên của lớp 1166.1 là Tatarstan và dùng làm kỳ hạm của Hạm đội Caspi; chiếc thứ hai Dagestan dự kiến nhận vào trang bị năm 2009. Cuối thập niên 1980, ZPKB đã thiết kế serie tàu Gepard (Gepard 1, Gepard 2, Gepard 3, Gepard 4 và Gepard 5) dựa trên thiết kế lớp 1166.1 để xuất khẩu.


Image
Gepard được thiết kế dựa trên lớp tàu hộ tống Tatarstan lớp 1166.1


Ứng dụng công nghệ Stealth
Tàu frigate đa năng hạng nhẹ Gepard-3.9 (một số nguồn gọi Gepard-3.9 là tàu hộ tống), dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển. Khi cần thiết, Gepard-3.9 có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Các tàu Gepard-3.9 đời mới được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình, nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí mới.


Image
Mô hình tàu khu trục Gepard 3.9 lớp 1166.1


Gepard-3.9 có lượng giãn nước 2.100 tấn; chiều dài 102,2 m; chiều rộng 13,1 m và mớn nước 3,8 m. Hệ thống động lực kết hợp diesel-turbine khí có tổng công suất 20.000 mã lực, cho phép tàu đạt tốc độ 28 hải lý một giờ (52 km một giờ), khả năng hoạt động độc lập 20 ngày đêm, cự ly hành trình gần 5.000 hải lý với tốc độ 10 hải lý một giờ. Ở đuôi tàu có sân đỗ cho một trực thăng Ка-27 (hoặc Ka-28, Ка-31). Nhiệm vụ chính của các loại trực thăng này là chống ngầm.


Image
Trực thăng chống ngầm Ka-27 được trang bị cho Gepard 3.9


Vũ khí hiện đại, uy lực mạnh
Gepard-3.9 được trang bị tổ hợp vũ khí hiện đại gồm: hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm bốn bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, một khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ở mũi tàu dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước, mặt đất và máy bay bay thấp, có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km; ba hệ thống tên lửa-pháo phòng không cao tốc Palma và hai súng máy 14,5 mm; hai hệ thống phóng lôi x hai ống phóng 533 mm và một bệ phóng có 12 ống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.

Vũ khí đáng sợ nhất của Gepard-3.9 là 3M24 (Kh-35) Uran, NATO gọi là SS-N-25 Switchblade (biến thể xuất khẩu là 3M24E (Kh-35E) Uran-E), loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối.


Image
Tên lửa chống hạm Kh-35 Uran là vũ khí chủ lực của Gepard 3.9


Uran có hình dáng và tính năng tương tự loại tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ là AGM-84 Harpoon. Tên lửa Uran có chiều dài 4,2 m; đường kính 0,42 m, trọng lượng 630 kg, đầu đạn 145 kg, tầm bắn 5-130 km, tốc độ tối đa 0,9M. Ngoài biến thể 3M24 Uran SS-N-25 Switchblade trang bị cho tàu chiến, Nga còn chế tạo các biến thể phòng thủ bờ biển 3K60 (3M24M) Bal/Bal-E (SSC-6 Stooge) và biến thể lắp trên máy bay Kh-35U (AS-20 Kayak).

Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể tác chiến chống máy bay và trực thăng, bom, tên lửa hành trình chống hạm, tàu nhỏ và mục tiêu nhỏ trên bờ. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).

Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 s. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.

Hệ thống tên lửa Sosna có tầm bắn mục tiêu bay hiệu quả ở độ cao 2.000 - 3.500 m và cự ly 1.300 - 8.000 m. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Palma gồm camera truyền hình 3V-89 và camera hồng ngoại, máy đo xa laser, hệ thống dẫn tên lửa bằng tia laser và radar bắt mục tiêu 3Ts-99.

Nguồn Baodatviet.vn >>>
1. Đơn giản không có nghĩa là không đẹp.
2. Cần nói đúng sự thật, lời ton hót chỉ biện hộ cho s gi to <focus>
Hình đại diện của thành viên
focus
Bạn không thể rời QBO
Bạn không thể rời QBO
 
Bài viết: 3476
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 11 23, 2006 4:04 pm
Đến từ: Đồng Hới

Re: Vũ khí, khí tài (quân sự)

Bài viết chưa xemgửi bởi focus » Thứ 5 Tháng 6 02, 2011 9:50 pm

Hải quân nhân dân Việt Nam hằng ngày vẫn tập luyện để bảo vệ biển đảo tổ quốc.

Image

Image

Image

Image


Nguồn vnexpress.net
1. Đơn giản không có nghĩa là không đẹp.
2. Cần nói đúng sự thật, lời ton hót chỉ biện hộ cho s gi to <focus>
Hình đại diện của thành viên
focus
Bạn không thể rời QBO
Bạn không thể rời QBO
 
Bài viết: 3476
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 11 23, 2006 4:04 pm
Đến từ: Đồng Hới

Re: Vũ khí, khí tài (quân sự)

Bài viết chưa xemgửi bởi focus » Thứ 5 Tháng 6 02, 2011 10:24 pm

Tiếp...

1. Đơn giản không có nghĩa là không đẹp.
2. Cần nói đúng sự thật, lời ton hót chỉ biện hộ cho s gi to <focus>
Hình đại diện của thành viên
focus
Bạn không thể rời QBO
Bạn không thể rời QBO
 
Bài viết: 3476
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 11 23, 2006 4:04 pm
Đến từ: Đồng Hới

Re: Kiến thức quốc phòng, vũ khí, khí tài (quân sự),...

Bài viết chưa xemgửi bởi focus » Thứ 3 Tháng 6 07, 2011 12:03 am

PHẢI BIẾT KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG THÔI

Trong các tài liệu chính thống của QĐNDVN hiện nay, tên gọi các cấp theo thứ tự từ thấp đến cao như sau:

- Tổ chiến đấu.

- Tiểu đội (squad). Kí hiệu : a.

- Trung đội (platoon). Kí hiệu : b.

- Đại đội (company, battery, troop). Kí hiệu : c.

- Tiểu đoàn (battalion, squadron). Kí hiệu : d.

- Trung đoàn (regiment, group). Kí hiệu : e.

- Lữ đoàn (brigade). Không có kí hiệu.

- Sư đoàn (division). Kí hiệu : f.

- Quân đoàn (corps). Không có kí hiệu.

- Tập đoàn quân (army).

- Phương diện quân (front), Cụm Tập đoàn quân (Army Group).

(2 cấp sau cùng không có trong biên chế của QĐNDVN)

Ở đây chỉ đề cập đến biên chế thường gặp nhất, trong thực tế có thể cùng 1 cấp, nhưng tổ chức trang bị lại khác xa nhau, tuỳ thuộc vào mỗi quân đội, quân binh chủng, thời kỳ, nhiệm vụ, hoàn cảnh cụ thể.... đặc biệt là trong thời chiến. Do vậy tất cả chỉ có tính chất tương đối.


Về bộ binh, thành phần tổ chức cơ bản nhất của QĐNDVN là tổ chiến đấu gồm 3 người, thường được gọi là tổ "tam tam".

Các cấp sau được tổ chức theo nguyên tắc "tam tam chế".

Tiểu đội có 3 cấp cơ bản là 7, 9 và 12 người. Phổ biến nhất là 9 người chia thành 3 tổ chiến đấu. Vũ khí có thể là 1 B-40/41, 1 M-79, 1 trung liên RPD/RPK hoặc đại liên cá nhân PK (hiếm), còn lại là AK.

Trung đội gồm 3 tiểu đội và trung đội bộ, quân số từ 20-36 người.

Đại đội gồm :
- 3 trung đội bộ binh.
- Đại đội bộ gồm chỉ huy đại đội + một số trinh sát, liên lạc, thông tin.
Quân số đại đội khoảng 80-120 người.

Tiểu đoàn gồm :
- Tiểu đoàn bộ, tương đương 1 trung đội gồm chỉ huy tiểu đoàn, bộ phận vệ binh, trinh sát, công binh, thông tin.
- 3 đại đội bộ binh.
- 1 đại đội hoả lực, thường bao gồm các trung đội : B-41, đại liên (K-53/63), cối (60mm và 82mm), chống tăng (ĐKZ 75/82mm), phòng không (DShk 12,7mm).
- Các trung đội công binh, thông tin, vận tải, quân y.
Quân số tiểu đoàn từ 300-500 người.

Trung đoàn gồm :
- Trung đoàn bộ, gồm chỉ huy trung đoàn, bộ phận vệ binh, trinh sát, công binh, thông tin.
- 3 tiểu đoàn bộ binh.
- 3 đại đội hoả lực : cối (82mm), chống tăng (ĐKZ 75/82mm), phòng không (DShk 12,7mm).
- Các đại đội công binh, thông tin, vận tải, quân y.
Quân số trung đoàn từ 1.500-3.000 người.

Lữ đoàn gồm :
- Lữ đoàn bộ.
- 4 tiểu đoàn bộ binh.
- 1 tiểu đoàn pháo binh.
- 1 tiểu đoàn phòng không.
- Các đại đội công binh, thông tin, vận tải, trinh sát...
Quân số lữ đoàn khoảng 3.500 người.
Lữ đoàn có thể coi là sư đoàn rút gọn, được biên chế đầy đủ các thành phần binh chủng để đảm bảo khả năng tác chiến độc lập.

Sư đoàn bộ binh gồm :
- Sư đoàn bộ.
- 3 trung đoàn bộ binh.
- 1 trung đoàn pháo binh và 1 tiểu đoàn phòng không (37mm). Trung đoàn pháo này thường gồm các tiểu đoàn lựu pháo (105 hoặc 122mm), pháo nòng dài (76,2 hoặc 85mm), cối nặng (120 hoặc 160mm).
- Các tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải...
- Các đại đội đặc công, trinh sát, quân y, phòng hoá...
Trong một số trường hợp, sư đoàn còn được biên chế thêm 1 tiểu đoàn xe tăng hoặc pháo tự hành.

Sư đoàn bộ binh cơ giới gồm :
- Sư đoàn bộ.
- 3 trung đoàn bộ binh cơ giới.
- 1 trung đoàn pháo binh và các tiểu đoàn pháo chống tăng, pháo phản lực.
- 1 trung đoàn phòng không.
- 1 tiểu đoàn xe tăng.
- Các tiểu đoàn trinh sát, công binh, quân y, vận tải, sửa chữa.
- Các đại đội vệ binh, phòng hoá.

Quân số sư đoàn nói chung từ 8.000-10.000 người.

Quân đoàn, là cấp lớn nhất trong biên chế QĐNDVN, bao gồm :
- Quân đoàn bộ.
- 3-5 sư đoàn bộ binh.
- 1 lữ đoàn xe tăng thiết giáp.
- 1 lữ đoàn pháo binh : pháo tầm xa 122, 130, 155mm, pháo phản lực H-12, BM-13/14/21...
- 1 lữ đoàn phòng không : cao xạ 37mm, 57mm.
- 1 lữ đoàn công binh.
- 1 trung đoàn thông tin.
- Các đơn vị khác như đặc công, trinh sát, phòng hoá, vận tải....
Quân số quân đoàn khoảng từ 30.000-50.000 người.


Đối với tăng thiết giáp :
- Trung đội : 2-5 xe.
- Đại đội : 2-3 trung đội, 5-10 xe.
- Tiểu đoàn : 2-3 đại đội, 15-30 xe.
- Trung đoàn : 2-4 tiểu đoàn, 60-80 xe.
- Lữ đoàn : 3-5 tiểu đoàn, 80-100 xe.
Trong biên chế trung và lữ đoàn thường có ít nhất 1 tiểu đoàn xe bọc thép chở bộ binh.

Đối với pháo binh, phòng không, hoả lực :
- Khẩu đội : 1 khẩu.
- Trung đội : 2-3 khẩu.
- Đại đội : 2-3 trung đội, gồm 4-6 khẩu.
- Tiểu đoàn : 2-3 đại đội, gồm 8-12 khẩu.
- Trung đoàn : 2-3 tiểu đoàn, gồm 20-36 khẩu.
- Lữ đoàn : 3-5 tiểu đoàn, khoảng 40-50 khẩu.
- Sư đoàn : gồm một số trung đoàn cao xạ và/hoặc TLPK.

Riêng tiểu đoàn tên lửa phòng không có 6 dàn phóng.
Trung đoàn TLPK gồm 4-6 tiểu đoàn hoả lực và 1-2 tiểu đoàn đảm bảo kỹ thuật.
Lữ đoàn TLPK gồm 8 tiểu đoàn hoả lực, 2 tiểu đoàn kỹ thuật cùng các đơn vị thông tin, radar, sở chỉ huy tự động....

Có 1 điểm cần lưu ý, tiếng Anh có từ battery để chỉ 1 cụm súng/pháo/tên lửa gồm 6-9 khẩu, từ điển thông thường dịch thành "khẩu đội" là sai. Battery tương đương đại đội súng/pháo hoặc tiểu đoàn TLPK, khẩu đội thì chỉ duy nhất có 1 khẩu.

Đối với không quân :
- Biên đội : 4-6 máy bay.
- Tiểu đoàn : 8-12 máy bay.
- Trung đoàn : 20-30 máy bay.
- Sư đoàn : gồm một số trung đoàn.

Sau 75, biên chế KQNDVN được tổ chức lại, 1 trung đoàn KQ chiến đấu có 3 phi đội. Như vậy mỗi phi đội sẽ có khoảng 8-12 máy bay.
1. Đơn giản không có nghĩa là không đẹp.
2. Cần nói đúng sự thật, lời ton hót chỉ biện hộ cho s gi to <focus>
Hình đại diện của thành viên
focus
Bạn không thể rời QBO
Bạn không thể rời QBO
 
Bài viết: 3476
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 11 23, 2006 4:04 pm
Đến từ: Đồng Hới

Re: Kiến thức quốc phòng, vũ khí, khí tài (quân sự),...

Bài viết chưa xemgửi bởi focus » Thứ 3 Tháng 6 07, 2011 12:14 am

QUÂN HÀM, QUÂN HIỆU QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM


Image


Image


Image


Image


Image


Image


Image


Image


Image
1. Đơn giản không có nghĩa là không đẹp.
2. Cần nói đúng sự thật, lời ton hót chỉ biện hộ cho s gi to <focus>
Hình đại diện của thành viên
focus
Bạn không thể rời QBO
Bạn không thể rời QBO
 
Bài viết: 3476
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 11 23, 2006 4:04 pm
Đến từ: Đồng Hới

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về • Hi-Tech room

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron