Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Bão biển... chính là bão xâm lăng! yêu nước mô cả hè rồi hè

Bài viết chưa xemĐã gửi: Thứ 4 Tháng 8 01, 2012 11:19 pm
gửi bởi thien lac
:vn 8 phút đọc và hiểu theo bão xâm lăng nghe mọi người

Bão biển
Chao ôi xinh đẹp tuyệt vời
Biếc xanh ngàn sóng êm trôi lững lờ
Có con thuyền thấp thỏm chờ
Dập dìu thổn thức trong giờ ra khơi
Hai ông đá - Một bầu trời
Hiên ngang dáng đứng bao người Việt Nam
Trung kiên bất khuất đảm đang
Đơn sơ mộc mạc giỏi giang vô cùng
Ôi! Phi lao giữa muôn trùng
Bao mùa nắng gió bão bùng giữ yên
Cho ngày nắng mới căng thuyền
Ngàn đời tiếp nối vẹn nguyên không sờn
Cát dài rèn chí sắt son
Cùng nhau đoàn kết một lòng tiến lên

Mùa nay con nước êm đềm
Hăng say chuẩn bị sắm thêm đồ nghề
Dong thuyền lên - Chí tràn trề
Hướng ra biển mặn thỏa thuê cá đầy
Bắt con cá lớn cá bầy
Chừa con cá bé hẹn ngày cháu con
Tương lai phát triển sáng rờn
Một lòng với biển công ơn nên người

Vài cơn gió dữ sóng dồi
Thuyền chao với sóng - Hết thời gió yên
Vài cơn mưa sét uy quyền
Ung dung tay lái chí thêm vững vàng
Dầu xăng dựng đó cả giàn
Bạn bè hợp tác lại càng vươn xa
Tung lên bao cá Cờ là
Sang Thu cơm đủ áo hoa ấm lòng
Trích ra từ chuyến thành công
Sửa sang đục mối hỏng đương rập rình
Nhà nhà thắm nghĩa thắm tình
Dựng xây nét đẹp quê mình bền lâu

Dù mai bão lớn giăng đầu
Tay trong tay nguyện cùng nhau chặt – bền
Hàng phi lao chắn gió rền
Con đê chắn nước cống xuyên một dòng
Vững núi nhà cửa chắc song
Thu lôi uống cả cơn giông trùng trùng
Chỉ huy quyết chẳng ngại ngùng
Quân dân đoàn kết hào hùng vượt qua
Đường không – Đường nước thông ra
Kịp thời tiếp cứu như là Thần Binh
Ngại chi vũ bão thình lình
Từ muôn năm vẫn thái bình muôn năm

Kế thừa tinh túy vẻ vang
Dựng xây đất nước huy hoàng cơ ngơi
Biển xanh cảnh sắc tuyệt vời
Tự hào đón bạn muôn nơi tụ về

Bão biển là một bài thơ nói lên một vẻ đẹp vừa dịu dàng, vừa dữ dội của biển, của những con người ngày đêm kiên cường bám trụ, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Bằng cách diễn tả theo lối đa nghĩa, tác giả đã toát lên vẻ đẹp tâm hồn, sự giỏi giang của những người dân biển trước những cơn bão hay đó cũng chính là sự quật cường, thông minh của người dân Việt Nam từ xưa đến nay chống lại “ bão” xâm lăng đã và đang rình rập từng ngày từng giờ đến chủ quyền của dân tộc “Sửa sang đục mối hỏng đương rập rình…vv”. Tôi xin phân tích sâu hơn bài thơ này
Bài thơ này có năm đoạn. Đoạn một từ đầu đến một lòng tiến lên, đoạn này miêu tả cảnh biển rất đẹp và thanh bình nó đẹp đến mức khiến tác giả phải thốt lên rằng “ Chao ôi”. Ở đó có ngàn sóng, có con thuyền thấp thỏm dập dìu chờ ra khơi, có ông đá, có phi lao, có cát và tất cả cùng hòa vào một bản nhạc du dương trầm bổng, thật hùng hồn và kì vĩ.
Tầng nghĩa thứ 2 của đoạn thơ đó là khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, con thuyền thấp thỏm trông chờ, đó cũng là những con người cần cù chịu khó, không chịu ngồi yên một chỗ, mà phải trông ra khơi xa đánh bắt, trong ra “Hai ông đá - một bầu trời” trong ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cha ông đã tốn bao xương máu để khai phá, gìn giữ và bảo vệ cho đến bây giờ. Ông đá. Sao không phải là một mỏm đá hoặc hòn đảo. Ở đây tác giả đã thể hiện nó một cách tài tình, và nhân hóa nó lên là ông đá, là sự sắt đá của con người, của Ông cha ta, xương máu đổ xuống đã hóa đá, ý chí quật cường đã hóa đá. Những linh hồn ông cha vẫn còn ở đó để cùng cháu con canh giữ biên cương. Ông đá là dáng đứng, là tính cách hiên ngang, bất khuất, giỏi giang từ bao đời người Việt nam.
Phi lao giữa muôn trùng, những người lính vẫn chắc tay súng giữa nắng gió, bão bùng bất khuất, một lòng với nước non.
Bốn câu cuối đoạn một là truyền thống, là đoàn kết luyện rèn, đi lên trước khó khăn gian khổ, trước những cồn cát dài khắc nghiệt mà tôn thêm những vẻ đẹp trong con người, trong tâm hồn của họ. Để thể hiện thêm tinh thần đoàn kết dân tộc cùng chống giặc sẽ được phân tích tiếp ở đoạn ba và đoạn bốn..
Đoạn hai. Họ đã sẵn sàng để lên đường đánh bắt cá. “Dong thuyền lên – Chí tràn trề” họ say sưa, thỏa thuê đánh bắt. Ở đây tác giả có cảnh giác bằng việc “Chừa con cá bé” để đảm bảo cho cháu con, đảm bảo sự phát triển bền vững của nước nhà. Đó cũng xuất phát từ việc đánh bắt cá theo mùa của các ngư dân. Mùa có cá về, cá lớn thì đánh bắt cho đạt hiệu quả cao.
Đoạn ba: “Vài cơn sóng giữ, vài cơn mưa sét uy quyền”. Cảnh khắc nghiệt của biến được đẩy cao rất cao, biết bao trập trùng gian khổ trùm lên những người con này, và bằng sự tài giỏi, khéo léo của mình để hóa giải hết những khó khăn đó “ chao với sóng”, “gió hết thời”, một sự dự đoán trước tình hình, kinh nghiệm là đây, tài năng cũng là đây. Để tiếp tục “Ung dung tay lái chí thêm vững vàng”. Một động thái ngạo nghễ vô cùng. Không sợ, quyết không sợ…!.
Tầng nghĩa thứ hai của đoạn là cảnh các ngư dân đi đánh cá gặp phải “cướp” biển. Nó gợi cho chúng ta thấy được các ngư dân ở các huyện đảo khi đang đánh bắt trên ngư trường truyền thống thì vô cớ bị tàu Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc. Nhưng rồi sao, họ vẫn ra khơi, vẫn bám biển ung dung không run sợ trước bạo quyền. Ở đây cũng chính là những mảnh đời khó khăn vừa thể hiện được tình yêu nước nồng nàn, cũng thể hiện được cuộc sống vất vả của họ bắt buộc phải bám lấy biển mà sống, mà lo cho tương lai của cháu con.
“Dầu xăng dựng đó cả giàn – Bạn bè hợp tác lại càng vươn xa” một bức tranh thể hiện họ luôn sẵn sàng cho việc đánh bắt xa bờ, Tích góp thêm xăng dầu, hai – ba – bốn nhà cùng chung vốn liếng lại để vươn ra bờ xa, sự đoàn kết sẽ tạo được sức mạnh hơn nữa để tiến xa hơn nữa.
Tầng nghĩa thứ hai của đoạn là những mỏ tài nguyên trên biển rất dồi dào, chúng ta đã có những “giàn” khoan đưa vào khai thác, và còn hơn thế nữa khi mà sự hợp tác trong các dự án khai thác tài nguyên của Việt Nam và các nước tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển.
Bốn câu tiếp theo từ câu “Tung lên bao cá Cờ là… đến câu… mối hỏng đương rập rình”. Những chuyến đi biển thắng lợi tung lên những con cá Cờ, để có thể ăn, sắm sửa áo quần cho đến tận mùa Thu mà vẫn còn ấm êm lòng, trong những chuyến đi thành công đó, luôn là những sự tổn hao về sức người, sức của. Họ trích ra từ chiến lợi phẩm để sửa sang, tu bổ mối hỏng và sắm thêm đồ nghề để sẵn sàng cho chuyến đi thắng lợi tiếp theo. Chỉ bốn câu thơ thôi. Mà đã xuất hiện khá nhiều là cá, nào cá Cờ, cá Thu, cá Cơm, cá Trích, cá Đục, cá Mối và đặc biệt hơn “Đục Mối” nếu được nói lái lại thì là “Đối Mục” cũng là cá Đối hay cá Đối Mục.
Ở tầng nghĩa thứ hai “cá Cờ là”, là nói lái của “Lá Cờ”. Những lá cờ hợp tác, hữu nghị được tung lên cao. Để có thể “đủ - hoa - ấm” thành quả sẽ “đủ” đầy, sự tươi thắm của “hoa”, và sự êm “ấm” trong tình hữu nghị của các nước.
“Sửa sang đục mối hỏng đương rập rình”.Ở đây những người con Việt Nam đều tỏ ra quan ngại trước những “mối hỏng” còn đang rập rình, phải cẩn thận mà giải quyết vấn đề, tránh để cho những “mối hỏng” đó gây nên tai họa sau này. Để rồi tác giả đi đến một kết luận chung ở hai câu cuối của đoạn thơ “Nhà nhà thắm nghĩa thắm tình - Dựng xây nét đẹp quê mình bền lâu” đó là chữ nghĩa và chữ tình sẽ đem lại sự tốt đẹp, và cần phải phát huy thêm cái tốt đẹp đó của đất nước, con người Việt nam.
Đoạn bốn từ câu “Dù mai bão lớn… đến … như là Thần Binh” là một khúc hùng ca của tinh thần và hành động chống lụt bão của dân tộc Việt Nam. Mùa đánh bắt qua đi, người dân tiếp tục sẽ phải chống chọi với những trận bão táp mưa sa sắp tới, câu “ Tay trong tay nguyện cùng nhau chặt – bền”. một sự kết nối hoàn hão những con người lại với nhau tạo nên một bức tường thành vững chãi chặt – bền nó sẽ đứng vững trước mọi khó khăn, gian khổ. “Hàng phi lao chắn gió rền” ngăn chặn từ những đợt gió rền đầu tiên. “Đê chắn nước” vào và “Cống xuyên” nước ra” Thật là bền bỉ và nhịp nhàng biết nhường nào. Một sự thông suốt trong quá trình chống bão lũ. Một sự chuẩn bị rất chu đáo để đối phó với những thảm họa từ thiên nhiên. “Vững núi - nhà chắc song”, những ngọn núi điệp điệp trùng trùng sẽ vững vàng và làm tiêu hao dần sức mạnh của bão. Những ngôi nhà chắc song sẽ đảm bảo an toàn cho mọi người trước những cơn gió, mưa hung hãn. Tiếp nữa là những cột thu lôi được xây dựng nên để uống sấm sét vào mình một cách rất hả hê và sảng khoái. Đó là tận dụng địa hình địa vật, cây cối, thu lôi…, là những bức tường thành “cố định” mà lại phối hợp với nhau một cách điêu luyện và dẻo dai biết chừng nào. Tiếp theo là nhân tố “động” liền kề. Người có vai trò rất quan trọng đó là chỉ huy trong phòng chống lụt bão, khi mà người này đã không còn ngại ngùng đứng trong cơn bão nữa thì sao? Quân dân tất thời sẽ ồ ạt theo ra để cùng nhau góp công, góp sức chống bão, thử hỏi một khối đoàn kết vững vàng như vậy thì khó khăn nào có thể cản được bước tiến của họ chứ.
“Đường không – Đường nước thông ra -Kịp thời tiếp cứu như là Thần Binh” Sự phối hợp từ máy bay và ghe thuyền đạt đến độ thuần thục siêu phàm như là những Thần Binh, Thần Tướng được trời cử xuống để giúp dân, giúp nước. Họ tài ba, dũng cảm cũng từ một cái nôi hào hùng dân tộc.
Nói đến tầng nghĩa thứ hai của các câu “dù mai bão lớn… đến … như là Thần Binh” Nếu lỡ một ngày mai đất nước bị xâm lăng thì khối đại đoàn kết dân tộc sẽ lại hòa quyện lấy nhau thêm một lần nữa. Những “phi lao” binh sĩ sẽ là người chống chọi đầu tiên với bão đạn quân thù. Đắp đồn, đào hầm đào hào chiến lược thông suốt lấy nhau, che chắn, đùm bọc, hậu cần cho toàn quân, toàn dân đánh giặc. Địa thế núi rừng, nhà nhà kiên định vững chãi nó làm ta nhớ đến những câu thơ tuyệt vời của bài thơ Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây của nhà thơ Phạm Tiến Duật
“ Ðông sang tây không phải đường như
Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Ðông Trường Sơn, cô gái "ba sẵng sàng" xanh áo
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh.”…
“Thu lôi uống cả cơn giông trùng trùng” đây là những mục tiêu giả của quân đội trong chiến đấu, đã từng khiến quân địch khiếp đảm, tốn biết bao bom đạn để chặn đánh để rồi bị “uống” một cách đầy sảng khoái như phân tích ở tầng nghĩa thứ nhất trên.
“Chỉ huy quyết chẳng ngại ngùng” Những vị tướng tài ba trong lịch sử của dân tộc Các Vua Hùng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Bác Hồ kính yêu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… tất cả họ đã làm nên lịch sử. Đã dựng xây nên Việt Nam hào hùng, độc lập của tất cả chúng ta như hôm nay, họ tiên phong trên những con đường, họ dẫn dắt, chỉ đạo những quân – dân kiên cường, dũng cảm và đầy tài năng như những Thần Binh Thần Tướng không chỉ trong chiến đấu chống lụt bảo ở trên, mà ở đây là Thần Binh Thần Tướng trong cuộc chiến chống quân thù. Tất cả những con người Việt Nam từ trước cho đến bây giờ và mai sau nữa cũng sẽ đoàn kết một lòng để bảo vệ toàn vẹn độc lập, chủ quyền của nước nhà.
Để rồi tác giả xin đi đến hai câu kết luận chung của đoạn này “Ngại chi vũ bão thình lình - Từ muôn năm vẫn thái bình muôn năm” một lần nữa khẳng định thêm sự trường tồn, tự hào của dân tộc
Đoạn cuối bài thơ “Kế thừa tinh túy vẻ vang - Dựng xây đất nước huy hoàng cơ ngơi - Biển xanh cảnh sắc tuyệt vời - Tự hào đón bạn muôn nơi tụ về” thể hiện sự kế thừa sự nghiệp của cha ông, đúc kết và dựng xây cho Việt Nam thêm huy hoàng, vững mạnh hơn nữa. Với những thắng cảnh đẹp vô cùng chẳng khác nào cảnh tiên, có thực mà ngỡ ngàng như đang mơ đó là Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Đảo Phú Quốc, Côn Đảo…
Với những người con hòa đồng, thân thiện, yêu quê hương đất nước. Việt Nam chúng tôi đã đang và sẽ tự hào, hân hoan chào đón những người bạn từ khắp năm châu đến với mảnh đất lung linh đầy màu sắc này.
Việt Nam non nước hữu tình
Hân hoan chào đón bạn - mình thắm duyên
…. Thiền Lạc 21/7/2012…
Đt: 0166.890.99.33
Email: vanduc1791@gmail.com
Kính chúc các anh chị vui vẻ, tràn đầy sức khỏe để hoàn thành tốt công việc của mình ạ.. thân ái