RÈN LUYỆN TÍNH TỰ LẬP CHO CON

  

RÈN LUYỆN TÍNH TỰ LẬP CHO CON

Bài viết chưa xemgửi bởi saokhue » Chủ nhật Tháng 12 06, 2009 8:07 am

Đi lang thang trên mạng thấy chủ đề này rất hay. Đọc xong thấy mình còn rất nhiều khiếm khuyết trong cách dạy con. Xin chia sẻ với mọi người mội góc nhìn trong cách nuôi dạy con
Tôi thấy bên các nước phát triểnm trẻ con có vật chất đầy đủ nhưng rất tự lập và bô mẹ có cuộc sống riêng, còn VN, đặc biệt tại các thành phố lớn thì trẻ con đầy đủ vật chất kèm theo sống dụa dẫm, ích kỷ và bố mẹ mất quá nhiều thời gian và cuộc sống riêng của mình vì con- tất nhiên không phải tất cả mà là phần lớn. Tù suy nghĩ đó tôi muốn chia sẻ cũng các ACE suy nghĩ về thói sống dựa dẫm.
" Cái giá đắt nhất của sự dựa dẫm không phải là ta đánh mất niềm tin với người kia, để họ phải hoảng sợ bỏ chạy hay vì ta mà kiệt sức. Cái tổn thất đó còn có thể khôi phục dễ hơn rất nhiều so với sự xói mòn và lụn bại bản năng sinh tồn của một con người.
Từ việc lớn đến việc nhỏ cái gì người kia cũng làm thay cho ta, hoặc mỗi khi gặp tình huống hơi khó khăn là người kia kịp thời có mặt cho ta. Cảm giác dễ chịu đó dần dần đã trở thành một phần hạnh phúc không thể thiếu trong đời sống của ta.
Nhưng trí não của chúng ta thường tự động nhờ và tìm cách lặp lại sự việc đã xảy ra để mong muốn có được cảm xúc tốt ấy thêm một lần nữa. Nhiều lần lặp đi lặp lại như vậy trở thành một thói quen mà ta không hề ý thức, đến khi thói quen đó bị thay đổi, cảm xúc tốt thường ngày không còn nữa, ta liền rơi vào tình trạng nghiện cảm xúc.
Mọi việc dù lắm khó khăn, hoàn cảnh dù nhiều xáo trộn, với năng lực tiềm tàng của một con người được phát huy đúng mức thì vẫn luôn dư sức vượt qua. Ta hãy quan sát những kẻ đã đi ngang qua cuộc chiến hay những biến cố lớn lao trong cuộc đời thì đôi chân của họ rất vững, ánh mắt của họ rất sáng, ý chí và niềm tin của họ cũng rất kiên cường.
Vấn đề là ta có dám cho phép mình đối đầu với những cảm xúc xấu trong quá trình phấn đấu hay không. Thành công nào cũng phải từ gian nan rèn luyện chứ không thể trông chờ vào may mắn. Những gì vốn không thuộc về ta, dù có miễn cưỡng thì nó cững sẽ tan biến trong bất ngờ.
Càng dựa dẫm thì ta càng nhút nhát, ngay cả những khó khăn bế tắc trong lòng ta cũng không dám đối đầu. Mỗi lần trong tâm ngập tràn cảm xúc giận hờn, ghen tức vì tự ái hay tổn thương là ta vội tìm người kia để la hét, than van hay khóc lóc cho vơi cạn nỗi lòng, mà thực chất là giải tỏa cơn cảm xúc xấu để mong đón nhận một lời khuyên, một thái độ an ủi vỗ về một câu nói bênh vực…
Chính những lần ta không đủ can đảm nhìn lại những phiền não của mình như thế, cứ tìm cách trốn ngụ vào sự che chở của kẻ khác, là những lúc ta biến thành con ma đói cảm xúc đi tìm những loại thức ăn xoa dịu tâm hồn.
Lẽ dĩ nhiên những kẻ thích núp mình trong vỏ ốc rất dễ chấp nhận an bài cuộc đời mình trong tay kẻ khác như thế, nhưng chính đối tác cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong đó. Phải có nguời nuông chìu thì mới có kẻ dựa dẫm.
Do phía nâng đỡ không biết cách quản lý năng lượng cảm xúc, luôn biểu hiện ra ngoài sự yếu mềm và cảm tính của mình trước những đòi hỏi hay lấn lướt của đối phương. Nếu điểm nương tựa thật sự vững chãi, không vì kế khổ nhục của đối phương mà phá vỡ nguyên tắc hay thay đổi lập trường, chắc chắn kẻ dựa dẫm sẽ không có cơ hội phát huy.
Vậy muốn giúp một người thoát khỏi thói quen dựa dẫm thì trước tiên chính điểm tựa, dù là một người hay cả gia đình hoặc cả đoàn thể, phải có khả năng chấp nhận cảm giác xót xa khi thấy người thương chịu nhiều khó nhọc trong những bước đi tập tễnh ban đầu.
Đôi lời chia sẻ cùng ACE mà tôi tham khảo từ tập san TẦM NHÌN
http://tamnhinphatgiao.net/tamnhin/
Mời các bạn ghé thăm và ủng hộ Shop áo mùa đôngShop ga chống thấm dành cho những nhà có trẻ em của mình nhé
saokhue
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 596
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 12 07, 2007 3:52 pm

Re: RÈN LUYỆN TÍNH TỰ LẬP CHO CON

Bài viết chưa xemgửi bởi meothu » Chủ nhật Tháng 12 06, 2009 2:56 pm

cháu em tự biết ăn từ lúc 2 t, bây jo đã cháu tự đấnh răng vệ sinh cá nhân, tự giác vô ngồi bàn học.........trẻ con mà mình phải tập từ đầu, mà dạy con tự lập thì mình cũng phải làm gương cho con đã
Lá đã lìa xa cây
Là vì gió cuốn lá bay đi
Hay là vì cây không muốn giữ lá ở lại
Hình đại diện của thành viên
meothu
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 763
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 9 03, 2009 3:07 pm

Re: RÈN LUYỆN TÍNH TỰ LẬP CHO CON

Bài viết chưa xemgửi bởi nguoinguon » Chủ nhật Tháng 12 06, 2009 11:14 pm

Bài ni hay, mình phải in ra cho bà xã nghiên cứu hướng dẫn baby mới được
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Hình đại diện của thành viên
nguoinguon
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 1321
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 5 31, 2007 10:35 am
Đến từ: Rốn trời

Re: RÈN LUYỆN TÍNH TỰ LẬP CHO CON

Bài viết chưa xemgửi bởi saokhue » Thứ 2 Tháng 12 07, 2009 7:19 am

nguoinguon đã viết:Bài ni hay, mình phải in ra cho bà xã nghiên cứu hướng dẫn baby mới được

Em cũng thấy hay anh ạ. Nói thật chính bản thân em cũng bị lệ thuộc vào con cái. Lúc nào cũng muốn ôm ấp con trong vòng tay, lúc nào cũng muốn làm hết tất cả các công việc lẽ ra con có thể làm được 1 phần là sợ con vất vả, 1 phần sợ con làm không đúng ý mình nên thôi mình làm phứt đi cho xong. Trong nhà con cái là number one, là trung tâm của vũ trụ, đương nhiên được mọi người phải yêu thương, chiều chuộng. Các bé không cần phải cố gắng vì ba mẹ đáp ứng các yêu cầu của con 1 cách nhanh chóng.
Nói thiệt là giờ tự nhiên con em nó tự nhiên tự lập thì em cũng thấy hơi hẫng hẫng. :smt043 :smt043 :smt043
Mời các bạn ghé thăm và ủng hộ Shop áo mùa đôngShop ga chống thấm dành cho những nhà có trẻ em của mình nhé
saokhue
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 596
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 12 07, 2007 3:52 pm

Re: RÈN LUYỆN TÍNH TỰ LẬP CHO CON

Bài viết chưa xemgửi bởi saokhue » Thứ 4 Tháng 1 20, 2010 1:30 pm

TIỀN TIÊU VẶT CHO TRẺ

Tiền tiêu vặt là 1 trong những cách đầu tiên để trẻ học được về cơ bản cách quản lý tiền – 1 kỹ năng rất cần cho cuộc sống sau này - và nó tạo cho trẻ tính tự lập. Hơn nữa, nếu vì các vấn đề tài chính của gia đình bạn ko cho phép trẻ có tiền tiêu vặt thì đó cũng là bài học quan trọng cho con bạn.

Những điểm sau có thể sẽ giúp bạn đôi chút nếu bạn đang quan tâm tới việc cho trẻ tiền tiêu vặt :

- Nhìn chung thì trẻ học được cách ứng xử với tiền từ chính gia đình mình. Cho trẻ tiền tiêu vặt là tạo cơ hội cho trẻ tiêu tiền 1 cách có suy nghĩ và tiết kiệm (thậm chí cả khi trẻ để tiền ko đúng chỗ, đánh mất tiền, cá cược hoặc cho lung tung).
- Việc cho trẻ tiền tiêu vặt khi trẻ lên 4 hoặc 5 tuổi giúp trẻ bắt đầu học về cạc quản lý tiền.
- Việc cho trẻ tiền tiêu vặt cũng giúp dạy cho trẻ biết cách lựa chọn, tiết kiệm và chờ đợi những thứ mà chúng muốn có.
- Việc để cho trẻ mắc 1 số lỗi là 1 phần trong quá trình học (như tiêu hết tiền tiết kiệm mà chúng phải vất vả kiếm được để mua 1 hình xăm giả, mà đáng ra chúng định mua 1 cái ô tô đẹp). Bạn có thể đưa ra những giới hạn về những thứ mà trẻ sẽ có thể dùng tiền của chúng để mua, ví dụ bạn ko khuyến khích trẻ mua kẹo cao su thổi bong bong hay kẹo mút, nếu việc đó gây ảnh hưởng xấu đến việc dinh dưỡng của trẻ hoặc bạn muốn con bạn ko bị sâu răng.

* Học về tiền :
Con bạn học được rất nhiều từ việc quan sát bạn và cách bạn sử dụng tiền. Tiêu tiền, tiết kiệm tiền, cho và nhận tiền : tất cả nhữngg việc đó là cơ hội để dạy con bạn những kỹ năng cơ bản về việc sử dụng tiền.

• Quảng cáo ảnh hưởng rất mạnh đến trẻ. Con bạn có thể sẽ hiểu rõ việc quản lý tiền sớm hơn nếu bạn giải thích cho con rằng quảng cáo sẽ làm cho bạn muốn những thứ mà bạn ko thực sự cần hoặc ko chi trả được.

Vì trẻ con sẽ lớn lên từng ngày, nên bạn có thể dạy cho trẻ :
- Giá trị của đồng tiền : giá cả tương ứng của các đồ vật.
- Tiêu tiền : biết chấp nhận rằng môjt khi đã tiêu thì tiền sẽ ko còn.
- Kiếm tiền : hiểu rằng kiếm tiền rất vất vả, nhưng là cách duy nhất để có tiền.
- Tiết kiệm tiền : để dùng cho những mục đích hiện tại và lâu dài.
- Vay tiền : phải hiểu được việc nhất thiết phải trả lại số tiền mình đã vay.

Khi nào nên cho trẻ biết về tiền tiêu vặt :
Mặc dù nghiên cứu đã cho thấy rất nhiều các cha me đã cho trẻ biết về tiền tiêu vặt khi trẻ được 6-7 tuổi, nhưng ko có nguyên tắc nào cả.

Con bạn có thể sẽ sẵn sàng thử quản lý tiền tiêu vặt một khi :
- Trẻ hiểu được bạn cần tiền để mua đồ ở các cửa hàng.
- Trẻ hiểu được nếu chúng tiêu hết tiền hôm nay thì chúng sẽ ko còn tiền nữa cho đến khi được bố mẹ cho tiếp.
- Trẻ cần tiền để ăn trưa hoặc đi xe buýt đến trường. Trong trường hợp này tiền tiêu vặt sẽ giúp trẻ có kế hoạch chi tiêu hàng ngày để cả tuần vẫn có đủ tiền.

Nên cho trẻ bao nhiêu tiền tiêu vặt?
Việc này phụ thuộc vào hoàn cảnh và suy nghĩ của bạn về 1 số tiền hợp lý. Khi trẻ hiểu được trẻ có được bao nhiêu tiền (trong vòng bao lâu) thì chúng sẽ bắt đầu học cách sử dụng tiền hiệu quả.

Cho con bao nhiêu tiền còn dựa trên :
- Ngân sách gia đình bạn cho phép bao nhiêu.
- Bạn muốn con dùng tiền vào những việc gì - nếu bạn muốn con bạn trả tiền xe buýt, ăn trưa, tiết kiệm thì bạn nên cho con nhiều hơn.
- Số tiền tiêu vặt mà Bạn của con có.

Tiền tiêu vặt dùng để chi trả những khoản gì?
Nên được chi tiêu cho những việc sau :
- Vé xe buýt đến trường.
- Ăn trưa ngày T6.
- 1 khoản nhất định để tiết kiệm.
- Thỉnh thoảng mời bạn bè.
- Làm từ thiện.

Nếu bạn thấy con bạn (8 tuổi chẳng hạn) muốn tiết kiệm để mua 1 thứ đồ dặc biệt, và con đã tiết kiệm 1 cách rất có ý thức, thì bạn có thể quyết định cho con bạn thêm.

Để con bạn chi tiêu theo cách chúng muốn là 1 phương pháp quan trọng giúp trẻ hiểu được những khái niệm đằng sau đồng tiền, và giúp cho việc phát triển tinh thần trách nhiệm và tính độc lập của trẻ.

Lời khuyên khi cho con tiền tiêu vặt :
- Giải thích cho trẻ hiểu tiền tiêu vặt dùng để làm gì và ko dùng làm gì.
- Cho con số tiền bạn có thể cho, không phụ thuộc vào số tiền mà các cha mẹ khác (hoặc con bạn) tư vấn.
- Cho con tiền tính theo ngày.
- Cho con 1 số hộp để con chia tiền của chúng vào đó. Ví dụ : 1 hộp dành tiền để trẻ mua những thứ nhỏ mà chúng cần ngay, 1 hộp dành mua những thứ khác lớn hơn.
- Giữ tiền tiết kiệm trong hộp chuyên dụng (như hộp thủy tinh hoặc hộp đựng tiền). Việc nhìn thấy số tiền tiết kiệm lớn dần sẽ giúp trẻ hào hứng dành dụm tiền.
- Không nên ứng trước tiền cho trẻ.
- Nếu trẻ dùng tiền để giải trí, hãy nói chuyện với con về việc giải trí như thế nào.
- Không nên cho trẻ thêm tiền ngoài số tiền tiêu vặt đã định trước, vì như vậy bạn sẽ dạy cho trẻ tiêu xài quá số tiền mà chúng có.

Tiền tiêu vặt và các việc vặt trong nhà :
Không nên hứa cho trẻ tiền khi sai trẻ làm giúp việc nhà. Làm như vậy trẻ sẽ mặc cả khi làm việc nhà và gây nên việc hiểu không đúng về việc làm việc nhà là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.

Tuy vậy, ko có nguyên tắc chung nào cho mỗi gia đình. Nếu con bạn làm các việc rất tốt trong những hoàn cảnh như vậy thì cư để như vậy. Bạn cũng có thể thưởng cho con khi con giúp việc nhà nếu con đang tiết kiệm tiền để mua thứ gì đó đặc biệt. Nếu bạn quyết định cho con tiền khi sai con giúp việc nhà, thì hãy giải thích rõ ràng nhiệm vụ để con bạn ko phân vân việc gì cần phải làm và làm khi nào.

Dịch từ Raising Children Network
Mời các bạn ghé thăm và ủng hộ Shop áo mùa đôngShop ga chống thấm dành cho những nhà có trẻ em của mình nhé
saokhue
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 596
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 12 07, 2007 3:52 pm

Re: RÈN LUYỆN TÍNH TỰ LẬP CHO CON

Bài viết chưa xemgửi bởi saokhue » Thứ 4 Tháng 4 14, 2010 9:16 am

12 ĐIỀU NGẠC NHIÊN VỀ GIÁO DỤC MẦM NON NHẬT BẢN
Nguồn: http://vietnamnet.vn/giaoduc/201004/12- ... an-904104/
Một bà mẹ Trung Quốc sống ở thành phố Kyoto, Nhật Bản đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non cũng như thói quen của những đứa trẻ ở đất nước này. Cô đã chia sẻ kinh nghiệm của mình và những gì mình quan sát được.
Hình ảnh
Cô viết: “Trước khi tới Nhật, Tiantian (con gái cô) đã từng học ở một trường mẫu giáo của Bắc Kinh 1 năm. Vì vậy, các bạn có thể hiểu rằng, chúng tôi cũng không xa lạ gì với môi trường này. Song, có những điều ở các trường mẫu giáo Nhật Bản đã khiến tôi phải ngạc nhiên".
1. Cần rất nhiều túi để tới trường

Hình ảnh

Vào một ngày, họ nói chúng tôi cần phải chuẩn bị một số lượng túi nhất định với các kích cỡ khác nhau:

Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F. Tôi đã không thể tin được điều đó.

Thậm chí, một vài trường mẫu giáo còn yêu cầu các bà mẹ phải có những chiếc túi riêng của mình.

Sau 2 năm, chúng tôi đã quen với điều đó và những đứa trẻ trở nên rất thành thục trong việc đặt đồ đạc vào đúng chiếc túi của nó. Và tôi cho rằng, lý do người Kyoto không ngại ngần khi phải phân loại rác thải là vì họ đã được dạy điều này từ khi còn ở trường mẫu giáo.

2. Bọn trẻ xách túi mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ

Mô tả ảnh.
Hình ảnh
Đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc). Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là bọn trẻ còn có thể chạy rất nhanh!

Còn với chúng tôi thì sao? Có thể, đó không phải là thói quen của chúng tôi hoặc có lẽ nó là một yếu tố văn hóa, song tôi mang tất cả những chiếc túi, còn Tiantian thì không phải mang gì cả.

Hai ngày sau, giáo viên của Tiantian tới và nói chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian à, con gái chị có thể tự làm được mọi việc ở trường…”. Người Nhật có thói quen là chỉ nói nửa câu, sau đó để người nghe tự hiểu.

Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng, cô giáo đang nói về chuyện gì. Song thấy tôi trầm ngâm nên cô ấy nói tiếp: “...việc xách những chiếc túi chẳng hạn…” Sau sự nhắc nhở tế nhị này, tôi đã để cho Tiantian xách tất cả những chiếc túi của cháu.

Trong một cuộc họp phụ huynh, tôi đã nói với mọi người rằng thói quen của người Trung Quốc là bố mẹ nên xách mọi thứ thay cho trẻ con. Lúc đó, đến lượt các bà mẹ Nhật ngạc nhiên đến mức không nói được lời nào. Và sau đó họ hỏi: ‘Tại sao?’

Tại sao ư? Có phải là vì người Trung Quốc chúng tôi yêu những đứa con của mình nhiều hơn không?

3. Thay quần áo liên tục

Mô tả ảnh.
Hình ảnh

Trường mẫu giáo của Tiantian có một bộ đồng phục riêng, khi tới trường, cháu phải cởi bỏ nó ra và thay một bồ quần áo khác dành để vui chơi. Nó phải tháo giày và đi một đôi giày bale màu trắng. Khi tới sân tập thể dục, lại phải thay giày một lần nữa. Sau giấc ngủ vào buổi chiều, bọn trẻ lại phải thay quần áo. Thực sự là rất phiền phức.

Khi ở lớp học Hoa Cúc, Tiantian thường bị chậm trễ trong việc thay quần áo. Tôi thì không thể làm việc này cho cháu được ngoài việc phụ giúp nó một tay. Song tôi nhanh chóng nhận ra rằng tất cả các bà mẹ Nhật đều đứng sang một bên và không giúp đỡ bọn trẻ chút nào hết. Tôi dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo này đã dạy bọn trẻ cách sống tự lập. Thông qua những gì mà chúng phải làm ở trường như thay quần áo, loay hoay với những rắc rối hàng ngày hay treo những chiếc khăn tay, những đứa trẻ Nhật đã bắt đầu học được thói quen giữ mọi thứ ngăn nắp từ khi chúng mới chỉ 2, 3 tuổi.

4. Mặc quần soóc vào mùa đông

Hình ảnh

“Trẻ con Nhật luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Ông bà của Tiantian ở Bắc Kinh đã rất lo lắng về việc này và cho rằng, tôi phải nói chuyện với cô giáo về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con Trung Quốc không thể chịu được lạnh.

Chắc các bạn không thể tưởng tượng được khi Tiantian mới bắt đầu vào trường mẫu giáo, ngày nào, cháu cũng bị ốm. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm tôi kinh ngạc: “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!”

Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.

5. Chưa đầy 1 tuổi nhưng có thể thi đấu trong những hoạt động thể thao

Mô tả ảnh.
Hình ảnh

“Tất cả những lớp học ở trường mầm non Nhật Bản đều được đặt tên theo các loài hoa. Ban đầu, Tiantian ở lớp học Hoa Cúc, sau đó là Hoa Loa Kèn và bây giờ là một trong số những ‘chị cả’ – lớp học Hoa Violet. Những đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi thì ở lớp học Hoa Đào.

Những ‘bông hoa đào’ chưa đầy 1 tuổi này không chỉ được đưa tới trường mầm non mà còn tham gia vào tất cả các hoạt động lớn như những buổi thi đấu thể thao hay những chương trình biểu diễn. Nhìn những đứa trẻ vừa khóc vừa bò về phía trước, tôi luôn cảm thấy rất thương chúng.

6. Những đội bóng đá nữ

Mô tả ảnh.
Hình ảnh

“Khi bọn trẻ học tới lớp mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non, chúng bắt đầu với những bài học nhảy hàng tuần, giống như những bài tập thể dục thể chất ở nhà. Khi chúng học tới lớp lớn, sẽ có một trận đấu bóng đá. Khi mà bọn trẻ không tập nhảy cả ngày nữa nghĩa là chúng đang luyện tập bóng đá. Chúng cũng chơi như những vận động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường mầm non khác. Tiantian đã bị thâm tím đầy người khi chơi trò chơi này song bù lại con bé khỏe khoắn và dũng cảm hơn.

Thực sự là khi chúng tôi mới tới Nhật Bản, sức khỏe của Tiantian thật là tệ. Bọn trẻ ở Nhật thường bắt đầu chơi bóng từ khi mới 3, 4 tuổi. Ở độ tuổi ấy, chúng bé hơn bọn trẻ Trung Quốc rất nhiều. Trong lớp của Tiantian, con bé lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng lại rất yếu.

Bọn trẻ Nhật thì sẽ chạy quanh sân, còn Tiantian thì sao? Con bé sẽ bị cát nhét đầy giày và sẽ phải nhón chân để đi bộ. Một lần, bọn trẻ có một chuyến tham quan buộc chúng phải trèo lên một ngọn núi. Và Tiantian đã phải đi xuống núi và có 2 đứa trẻ Nhật khác nhỏ hơn đi cùng để dìu con bé. Con bé chưa từng leo bộ lên một ngọn núi trong một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì nó đã khá hơn. Năm ngoái, ở Shangrila, Tiantian đã đi bộ trong vòng 4 tiếng mà không hề hấn gì.
Mời các bạn ghé thăm và ủng hộ Shop áo mùa đôngShop ga chống thấm dành cho những nhà có trẻ em của mình nhé
saokhue
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 596
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 12 07, 2007 3:52 pm


Quay về • Gia đình

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách

cron