Con hư tại ai?? Tại cha hay tại mẹ?

  

Con hư tại ai?? Tại cha hay tại mẹ?

Bài viết chưa xemgửi bởi saokhue » Thứ 2 Tháng 10 11, 2010 1:53 pm

Khi con hư, thói thường là đổ thừa tại người mẹ không biết dạy con, chưa thấy tài liệu nào nói "con hư tại cha".
Nhưng khi được làm cha, nhất là đến lúc phải "rèn cặp chú ngựa non háu đá”, tôi mới hiểu hết lời cụ Tú Lãm dạy con được trích dẫn từ tiểu thuyết Nửa chừng xuân của Khái Hưng trong phần kim văn hồi thời trung học: "Giữ lòng vui, giữ linh hồn trong sạch và đem hết nghị lực ra làm việc".
Xưa nay, dân gian thường nói: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, nhưng việc giáo dục, định hướng cho con thành người hữu dụng cho xã hội, không thể vắng vai trò của người cha. Ca dao, tục ngữ cho chúng ta thấy điều ấy: "Mẹ đánh một trăm không bằng cha hăm một tiếng", "Con có cha như nhà có nóc, con không cha như nòng nọc đứt đuôi", "Còn cha gót đỏ như son, đến khi cha chết gót con đen sì”... Và thực tế cuộc sống hiện nay cũng chưa phủ nhận vai trò của người cha trong việc dạy dỗ, định hướng để con cái vào đời.
Hình ảnh

Định hướng của cha
Ngày xưa, Hán thư có viết: "Hoàng kim mãn doanh, bất như giáo tử nhứt kinh; tứ tử thiên kim, bất như giáo tử nhứt nghệ. Chí lạc mạc như độc thư, chí yếu mạc như giáo tử" (Có bỏ vàng cho đầy rương đi nữa, cũng không bằng lấy sách mà dạy cho con một cuốn; đem ngàn vàng cho con, thì chẳng bằng dạy cho con một nghề để nuôi thân. Rất vui chẳng có gì bằng đọc sách, rất cần chẳng có gì bằng dạy con). Thế nhưng bây giờ có bao người cha dạy con đọc một cuốn sách cho ra trò; có bao người cha định hướng cho con một cái nghề để nuôi thân? Hễ con hư hỏng thì đổ sấp đổ ngửa cho nhà trường, cho xã hội, mặc dù ai cũng biết gia đình là tế bào của xã hội.
Trong một lần trò chuyện, PGS-TS Phan Thanh Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, kể cho tôi nghe thời trung học, anh học khá các môn khoa học tự nhiên, nhưng môn văn cũng không tồi, và rất thích theo con đường văn chương của cha (nhà thơ Viễn Phương). Khi làm đơn thi đại học, anh muốn vào ngành Ngữ văn của Trường ĐH Tổng hợp TP.HCM, nhà thơ Viễn Phương khuyên: "Làm văn chương mà không nổi tiếng thì khổ lắm, con ạ. Nhưng dù nổi tiếng cũng chẳng sướng gì”. Suy nghĩ lời cha, anh chọn ngành y. Nhà thơ Viễn Phương lại nói: "Con hãy suy nghĩ cho kỹ, làm thầy thuốc cứu người là tốt, nhưng một thầy thuốc tồi là giết người, con à”. Thấy lời cha nói có lý, anh quyết định làm đơn thi vào Trường Đại học Bách khoa. Nghe vậy, nhà thơ Viễn Phương sung sướng ra mặt, nói ngay: "Ba nghĩ nên vậy, bởi một kỹ sư tồi chỉ làm chết máy trong chốc lát rồi sẽ có người tới sửa, không ảnh hưởng lắm đến đại cuộc".
PGS-TS Phan Thanh Bình cười vui: "Nhờ định hướng của ba tôi, tôi mới có được như ngày nay. Nếu để tôi tự quyết thì không biết cuộc đời tôi rẽ sang hướng nào. Sự dạy dỗ, định hướng đúng đắn của các bậc cha mẹ rất quan trọng cho tương lai con cái".

Thời của kỹ thuật số
Thomas L. Friedman, tác giả cuốn sách nổi tiếng: The World is Flat (Thế giới phẳng), có nói về việc dạy con rất thú vị. Đọc cuốn Death of a salesman (Cái chết của người bán hàng), ông không bằng lòng với quan niệm lỗi thời của người cha. Khi đứa con trai Biff Lorman cố xua đi gánh nặng dòng họ danh gia vọng tộc mà bây giờ không còn xứng một đồng tiền kẽm, nói với người cha rằng đó là chuyện vớ vẩn, người cha giận lắm, khẳng định với con trai đó không phải là loại vớ vẩn mà là niềm tự hào về dòng họ Lorman, là truyền thống cần phải tô bồi. Người cha nhấn mạnh: "Tao là Willy Lorman và mày là Biff Lorman!".
Khi còn nhỏ, thấy thức ăn còn thừa trong đĩa, cha ông dạy: "Cố ăn hết đi con, không được bỏ dở thức ăn như thế - có biết bao người dân Trung Quốc và Ấn Độ đang đói khát". Đến thời ông dạy con: "Các con ạ, hãy làm xong bài tập về nhà của các con đi - có biết bao người dân Trung Quốc và Ấn Độ đang khao khát công việc của các con đấy". Theo Thomas L. Friedman, trong một thế giới phẳng, họ có thể giành được những công việc đó, bởi với thế giới ấy không có khái niệm công việc của người Mỹ. Chỉ có khái niệm công việc mà thôi, và thường thì những công việc này sẽ thuộc về những người giỏi giang nhất, thông minh nhất, có năng suất cao nhất và nhận đồng lương thấp nhất, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.
Mỗi thời mỗi khác và những người làm cha làm mẹ phải "biết" để dạy dỗ con cái nên người, chứ không phải ngồi đó "cho roi cho vọt" kiểu xưa bày nay bắt chước. Hãy dành ít phút, "quẳng gánh lo đi", gác qua những lo toan đời thường, ngẫm lại những chuyện dạy con kể trên, tôi nghĩ cũng là niềm vui khi hướng tới tương lai, vì con cái là tương lai của mình.
Nguồn: Afamily

Theo Phụ nữ
Mời các bạn ghé thăm và ủng hộ Shop áo mùa đôngShop ga chống thấm dành cho những nhà có trẻ em của mình nhé
saokhue
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 596
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 12 07, 2007 3:52 pm

Re: Con hư tại ai?? Tại cha hay tại mẹ?

Bài viết chưa xemgửi bởi Nguyễn Huy Quang » Thứ 3 Tháng 4 12, 2011 7:03 am

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Do vậy không nên vội quy chụp trách nhiệm cho ai cả :) Nuôi dạy con là trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của cả cha lẫn mẹ :smt043 Ví như riêng với gia đình bác tàgian chẳng hạn thì con hư e tại cha vì thấy anh í suốt ngày phải chăm sóc mấy đứa nhỏ, mà anh ấy cứ nhồi nhét cái "bất mãn chế độ" vào đầu các cháu thì sau này các phẩn tử chống cộng ưa dùng cái gọi là "diễn biến hòa bình" họ sẽ tìm tới tận nhà mời đi làm cho họ với mức lương cao ngất ngưỡng, kể ra thế cũng hay bác tàgian nhỉ :smt043 :chan :chan :chan
Sống vui tươi danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
¯`•.(¯`•.♥ღ♥◘♥QuangMinh♥◘♥ღ♥.•´¯).•´¯
Nguyễn Huy Quang
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 1305
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 7 19, 2009 8:10 am


Quay về • Gia đình

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron