Phân tích, dự đoán xu thế CNTT thế giới.

  
Club đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Re: Phân tích, dự đoán xu thế CNTT thế giới.

Bài viết chưa xemgửi bởi math0 » Thứ 2 Tháng 7 20, 2009 10:31 pm

Mưu đồ bí mật của Google với Chrome OS

,

Google tuyên bố hãng đang phát triển một hệ điều hành dành riêng cho netbook, có thể khởi động chỉ trong vài giây, miễn nhiễm trước virus và hỗ trợ tối đa các ứng dụng Web. Điều mỉa mai là, Google có thể chẳng buồn bận tâm xem Chrome OS thành công hay thất bại nữa kìa. Vì sao lại như vậy?


Điều tuyệt vời nhất ở Chrome OS là: dù mọi người chưa biết nhiều thông tin về nó, song việc Google nhảy vào địa hạt hệ điều hành cũng đủ để buộc cả ngành công nghiệp phần mềm và máy tính phải giỏng tai lắng nghe.

Google úp mở rằng các hãng chip Qualcomm, Texas Instruments, các hãng máy tính Acer, HP và một số hãng phần mềm như Adobe đang phối hợp cùng hãng để thiết kế và chế tạo ra những "thiết bị Chrome OS".

Canh bạc lớn

Canh bạc lớn của Google với Chrome OS là hệ điều hành này sẽ có thể tạo ra cả một thị trường mới cho phần mềm chạy trên nền trình duyệt (chẳng hạn như Google Docs). Hãng hy vọng người dùng sẽ dựa dẫm vào các dịch vụ Web để lưu trữ tài liệu, ảnh số, nhạc và các văn bản liên quan đến công việc.

Bạn muốn truy cập vào thư viện ảnh hay bảng tính của mình ư? Thật đơn giản và dễ dàng - chỉ việc bật netbook lên, kết nối vào Internet là xong. Chúng ta sẽ không còn bị trói buộc bởi desktop hay cáp ethernet nữa. Tương lai của hệ điều hành Chrome gắn liền với các thiết bị di động và điện toán đám mây.

Google đã chọn cho Chrome OS một bệ phóng rất "hot": đó chính là netbook, điểm sáng hiếm hoi trên thị trường máy tính cá nhân hiện nay. Theo hãng nghiên cứu DisplaySearch, riêng trong năm nay, doanh số tiêu thụ của netbook đã tăng hơn 260% trên phạm vi toàn cầu.

Dù chưa có bất cứ thông báo chính thức nào, nhưng cũng đừng quá ngạc nhiên nếu năm tới, HP tuyên bố sẽ bán netbook siêu "bèo" Chrome OS, với điều kiện người dùng phải sử dụng dịch vụ không dây của Verizon Wireless trong một thời hạn nhất định. Hiện nay, một số hãng sản xuất netbook và mạng di động cũng đã triển khai chương trình khuyến mãi tương tự, song Google có lợi thế khá rõ.

Chrome OS hoàn toàn miễn phí, trong khi cấu hình phần cứng mà nó đòi hỏi cũng ở mức tối thiểu. Điều đó cho phép những đại gia như HP chế tạo các cỗ máy siêu, siêu rẻ. Các mạng không dây sẽ không phải oằn mình ra để trợ giá thiết bị nữa, và tất cả các bên đều cảm thấy vui vẻ.

Bằng cách này, Google hy vọng sẽ thay đổi địa hạt netbook giống như cách mà Apple từng làm với iPhone - cách mạng hóa cả ngành công nghiệp không dây, khi tạo ra một thiết bị Chrome OS "phối hôn" với một nguồn ứng dụng dồi dào như iTunes App Store. Điểm đến kế tiếp của hãng sau netbook, chính là desktop.

Tuy nhiên, rất nhiều biến cố có thể xảy ra từ nay đến cuối năm 2010, thời điểm Chrome OS thực sự hoàn thiện và đủ sức xuất xưởng.

Thách thức

Trước hết, Google sẽ phải cạnh tranh với một hệ điều hành miễn phí khác là Linux. Dù đã rất cố gắng song cho tới nay, Linux vẫn chưa thể hạ bệ được Windows. Một biến thể khác của Linux là Moblin đang nhận được sự hậu thuẫn từ Intel và cũng đang thẳng tiến tới địa hạt netbook. Dell xác nhận hãng thích Moblin hơn là Chrome OS.

Chưa hết, Google Chrome còn phải đối mặt với một thách thức khác nữa từ phía người dùng. Liệu người dùng có hứng thú với những cỗ netbook "trơ xương", dính chặt vào ứng dụng Web hay không?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như bạn đang ngồi trên máy bay, hoặc không thể nào bắt được tín hiệu Wi-Fi tại phòng khám nha khoa? Vấn đề riêng tư cá nhân cũng là một chuyện cần được xét đến. Chúng ta muốn Google biết được bao nhiêu về thói quen online và sử dụng máy tính của mình đây?

Tiếp theo, đối thủ của Google - Microsoft sẽ chẳng chịu ngồi yên. Chắc chắn, Microsoft sẽ có những chiến dịch vận động rầm rộ để đè bẹp đối thủ và tôn vinh sản phẩm của mình. Thời điểm thích hợp nhất có lẽ là vào tháng 10 tới đây, khi hãng tung ra Windows 7, hệ điều hành phục vụ cả netbook lẫn desktop truyền thống.

Để bảo vệ đế chế phần mềm của mình, nhiều khả năng Microsoft sẽ chưa chịu dừng lại ở đó. Hãng sẽ vận động và gây áp lực với các đối tác thân cận của mình đằng sau cánh gà, buộc các hãng sản xuất máy tính lẫn cộng đồng phần mềm phải cân nhắc lại trước khi nhảy sang phe Chrome OS.

Cuối cùng, bản thân Microsoft cũng có các dịch vụ Web để lăng xê. Tuần trước, hãng thông báo sẽ phát hành phiên bản trực tuyến của bộ phần mềm văn phòng Office hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về sản phẩm chưa được tiết lộ, ngoài việc chúng sẽ xuất xưởng vài tháng trước khi Chrome OS ra lò.

Mục tiêu bí mật của Google
Thực ra, tham vọng thật sự của Google chẳng mấy liên quan tới việc tạo ra một hệ điều hành mới, để đời. Và vì thế, Chrome có thành công hay không cũng không mang nhiều ý nghĩa.


Bằng việc hứa hẹn sẽ tung ra Chrome OS, gã khổng lồ phần mềm đang thách thức Microsoft trong một cuộc chạy đua tới tương lai, khi mà dịch vụ Web sẽ qua mặt phần mềm desktop truyền thống. Google cũng sử dụng Chrome OS để buộc cộng đồng phát triển phần mềm phải suy nghĩ nghiêm túc về dịch vụ Web, thay vì chỉ ra sức chiều chuộng môi trường Windows như hiện nay.


Google có thật lòng nghĩ rằng mình có thể hạ bệ Microsoft hay không, dù chỉ là trên netbook mà thôi? Đó chỉ là một mong ước thì đúng hơn, nhưng đâu có sao. Kể cả khi Google có từ bỏ Chrome OS vào phút chót đi nữa, hãng vẫn sẽ buộc Microsoft và ngành công nghiệp công nghệ phải có những nỗ lực lớn lao để thúc đẩy điện toán đám mây.


Khi ấy, Google sẽ vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi chúng ta truy cập một quầy ứng dụng Web Chrome thông qua Windows PC, hoặc MacBook, hoặc netbook Chrome OS.


Suy cho cùng, tất cả những gì Google muốn làm vẫn là bán quảng cáo, quảng cáo và quảng cáo. Hãng có muốn xây dựng một "thế giới tốt đẹp hơn với Chrome OS" hay không? Cũng có thể, nhưng tham vọng kinh doanh lớn hơn thế gấp nhiều lần.

Chrome OS sẽ cho phép Google trở thành kẻ bán quảng cáo độc tôn, số một, sở hữu gần như mọi phương diện đời sống số của bạn, từ hệ điều hành cho tới cách bạn tìm kiếm và làm việc trên mạng.


Vì thế, đừng nghĩ rằng Google sẽ đau khổ khi chứng kiến Microsoft, Apple rồi nhiều hãng nữa cố gắng vùi dập Chrome OS bằng cách dịch vụ Web đầy sáng tạo? Có thể sẽ rớt vài giọt nước mắt cá sấu đấy, nhưng Google lại đang vui như mở cờ trong bụng đó thôi.


Trọng Cầm
Non-stop, please
___________________________
Always simple, honest, trust, no lie
Hình đại diện của thành viên
math0
Ở chùa một mình
Ở chùa một mình
 
Bài viết: 1317
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 22, 2006 5:29 pm

Re: Phân tích, dự đoán xu thế CNTT thế giới.

Bài viết chưa xemgửi bởi math0 » Chủ nhật Tháng 10 25, 2009 8:19 pm

Window 7- Một bước đi dài của Micrisoft trong thị trường IT.

Có lẽ người dùng đã khá mong mỏi sự ra đời của một hệ điều hành mới sau một thời gian dài sử dụng một cách nhàm chàn phiên bản Window Xp cùng với sự thất vọng về phiên bản Window Vista. Window 7 dường như đã dáp ứng được nhu cầu đó. Và có thể nói con số 7 là con số may mắn với Microsoft.

Window 7 đẹp như Vista và ổn định như XP. Tôi chỉ thích ở Win Vista một điểm là giao diện long lanh của nó. Tuy nhiên hệ điều hành này chạy thì chán thật. Chiếm rất nhiều bộ nhớ và khá chậm chạp, Vista cần ít nhất 2 GB Ram để chạy. Đó cũng là một trong những lý do vi sao các netbook với bộ nhớ tối đa 1GB phải cài XP. Tuy nhiên nhược điểm này đã được khác phục ở Window 7. Nói chính xác hơn là Window 7 được thiết kế để đáp ứng một dãi rộng các hệ máy tính khác nhau. Vì thế với máy tính 1GB ram bạn đã có thể chạy một cách trơn tru Window 7.

(to be continue...)
Non-stop, please
___________________________
Always simple, honest, trust, no lie
Hình đại diện của thành viên
math0
Ở chùa một mình
Ở chùa một mình
 
Bài viết: 1317
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 22, 2006 5:29 pm

Re: Phân tích, dự đoán xu thế CNTT thế giới.

Bài viết chưa xemgửi bởi math0 » Thứ 4 Tháng 10 28, 2009 8:01 am

Window 7 có nhiều cải tiến phù hợp với netbook-laptop. Hệ điều hành này gọn nhẹ hơn. Cài đặt nhanh hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Một số tester cho thấy Win 7 có thể tiết kiệm được 30% năng lượng? Ngoài ra Win7 tích hợp thêm các chức năng như ghi đĩa từ file Iso, hỗ trợ touchpad đa cảm ứng(Như màn hình Iphone), System Repair Disc, Display projection...
Tuy nhiên Window 7 lại bỏ lỡ cơ hội tích hợp một số tình năng hỗ trợ Cloud computing!!! Điều này có thể khiến Microsoft chậm bước trong thời đại dịch chuyển từ sản xuất phần mềm sang cung cấp dịch vụ. Quá trình dịch chuyển này có thể so sánh với sự chuyển dịch từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức trong ngành IT.
http://vn.myblog.yahoo.com/nvh0/article?new=1&mid=128
Non-stop, please
___________________________
Always simple, honest, trust, no lie
Hình đại diện của thành viên
math0
Ở chùa một mình
Ở chùa một mình
 
Bài viết: 1317
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 22, 2006 5:29 pm

Re: Phân tích, dự đoán xu thế CNTT thế giới.

Bài viết chưa xemgửi bởi focus » Thứ 4 Tháng 10 28, 2009 9:09 am

math0 đã viết:....... Tuy nhiên Window 7 lại bỏ lỡ cơ hội tích hợp một số tình năng hỗ trợ Cloud computing!!! ...


Khái niệm chuyên ngành, math0 có thể giải thích cho anh em tường tận 1 cấy hè :smt043
1. Đơn giản không có nghĩa là không đẹp.
2. Cần nói đúng sự thật, lời ton hót chỉ biện hộ cho s gi to <focus>
Hình đại diện của thành viên
focus
Bạn không thể rời QBO
Bạn không thể rời QBO
 
Bài viết: 3476
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 11 23, 2006 4:04 pm
Đến từ: Đồng Hới

Re: Phân tích, dự đoán xu thế CNTT thế giới.

Bài viết chưa xemgửi bởi math0 » Thứ 2 Tháng 11 16, 2009 5:36 am

Khái niệm Cloud computing có thể xa lạ đối với hầu hết anh em trong QBO. Nhưng thật ra ý tưởng của nó lại rất gần gũi. Chắc mọi người ai cũng đều đã dùng Word, Excel... phải không? Vậy đã có ai dùng thử Office của google chưa? Nếu chưa thì các bạn có thể vào đây dùng thử:

http://docs.google.com/

Sau khi dùng rồi bạn có cảm giác thế nào? Thật là tiện lợi có phải không? Bạn có thể truy cập từ bất cứ nơi đâu, từ bất kỳ loại máy tính nào bạn cũng có thể soạn thảo và lưu trữ văn bản, bảng tính của mình. Vậy hãy mở rộng trí tưởng tượng của bạn thêm một chút nữa. Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các tiện ích thường dùng của mình được đưa lên Internet? Có phải là ảo tưởng không? Xin trả lời là không. Rất thật. Không phải các game thường ngày cũng đã được đưa dẫn lên thành game online đó rồi sao?
Nếu bạn là một lập trình viên thì sao? Bạn có nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ lập trình một phần mềm mà phần mềm đó không chạy trên máy tính của mình nhưng chạy trên một nơi đâu đó mà mình không cần biết không? Nghe ra có vẻ rắc rối nhỉ? Như vậy thì làm sao để test, làm sao để deploy...

Nói vậy thì cloud computing là cái quái gì nhỉ? Đơn giản chỉ là khái niệm công nghệ bao gồm các dịch vụ(service) dựa trên nền tảng internet. Có thề phân thành 3 loại:Infrastructure-as-a-Service (IaaS) - cung cấp các nền tảng như server ảo chằng hạn, Platform-as-a-Service (PaaS) - cung cấp các môi trường, công cụ để lập trình and Software-as-a-Service (SaaS) để cung cấp các phần mềm cho người dùng(qua internet).
Cloud computing gắn liền với 2 khái niệm: ảo hóa(virtualization) và tính toán phân tán( distributed computing). Ảo hóa là để đưa các phần mềm thành các dịch vụ trên internet. Tính toán phân tán giúp các phần mềm tồn tại và phát triển được trên môi trường internet.
Tóm lại, trong tương lai không xa(100 năm), ta có quyền mơ tưởng về một thế giới siêu tưởng hơn những gì ta đã thấy trên bộ film The Matrix

http://vn.myblog.yahoo.com/nvh0/article?new=1&mid=126
Non-stop, please
___________________________
Always simple, honest, trust, no lie
Hình đại diện của thành viên
math0
Ở chùa một mình
Ở chùa một mình
 
Bài viết: 1317
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 22, 2006 5:29 pm

Re: Phân tích, dự đoán xu thế CNTT thế giới.

Bài viết chưa xemgửi bởi math0 » Thứ 6 Tháng 12 11, 2009 10:44 am

Trong năm 2009, điện toán đám mây đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ và là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp chuyên về dữ liệu gặt hái nhiều thành công hơn. Vậy năm tới điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong lĩnh vực này?

1. Thêm các chuẩn

Sự phát triển của các chuẩn điện toán đám mây và sử dụng chúng để thúc đẩy khả năng tương tác trong đám mây là những khái niệm được đưa ra từ năm 2009. Và năm 2010, chúng ta sẽ bắt đầu nhìn thấy các chuẩn đó được áp dụng vào thực tế trong lĩnh vực này. Nhiều tổ chức người dùng đang chờ đợi các chuẩn đó trở thành hiện thực trước khi họ di chuyển các ứng dụng và dữ liệu tới các nhà cung cấp đám mây. Một số tổ chức đang chờ đợi điều đó như Open Cloud Consortium (OCC) và các Ủy ban làm việc trong Object Management Group và Open Group. Tuy nhiên, nhiều hãng cung cấp điện toán đám mây đang cố gắng tạo ra các chuẩn như một phương tiện tiếp thị và sẽ vứt bỏ chúng vào năm 2010 hoặc 2011.

2. “Sập” mạng của nhà cung cấp điện toán đám mây lớn đầu tiên

Trong năm nay, hệ thống thư điện tử Gmail của Google đã bị tê liệt vài lần do “sập” máy chủ. Vì vậy, việc sập mạng đối với một nhà cung cấp điện toán đám mây lớn là một điều hết sức nghiêm trọng. Tuy nhiên, hai thứ dễ dẫn đến điều đó là: việc sử dụng của các nhà cung cấp điện toán đám mây tăng nhanh và thực tế là hầu hết các nhà cung cấp vẫn kiểm thử và cải thiện các nền tảng vốn có của họ. Vì vậy, đó sẽ là hạn chế dẫn đến một hay hai vụ ngừng hoạt động của hệ thống điện toán đám mây lớn. Do đó, vấn đề giá trị của điện toán đám mây sẽ được đề cập đến nhiều trong năm 2010.

3. Thương hiệu Microsoft

Việc tăng thêm các ứng dụng văn phòng (Office) trên nền web của Microsoft cũng như các dịch vụ trên nền tảng Azure sẽ giúp Microsoft tìm được một chỗ đứng tốt trong các đám mây. Nếu hầu hết 2000 công ty trên toàn cầu có khách hàng sử dụng Office của Microsoft thì họ sẽ tìm đến Microsoft như một nhà cung cấp dịch vụ có tên tuổi. Trong khi đó, Google sẽ vẫn tiếp tục thống trị các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng mô hình cung cấp Google Docs và dịch vụ thư điện tử Gmail miễn phí để bán quảng cáo.


4. Nhanh chóng hợp nhất các nhà cung cấp trên thị trường


Điện toán đám mây đang bùng nổ và ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động của chúng. Vì vậy, các nhà cung cấp có quy mô lớn hơn sẽ có xu hướng muốn mua lại các công ty nhỏ hay bành trướng phạm vi hoạt động của chúng trong thị trường này. Như vậy các nhà cung cấp đám mây quy mô nhỏ hơn sẽ dần biến mất trên thị trường khi các công ty như Oracle, IBM và HP phát triển nhanh như họ có thể để theo kịp với tốc độ tăng trưởng doanh thu và dự kiến sẽ chuyển sang mô hình cung cấp dịch vụ đám mây.

5. Nhiều doanh nghiệp "đám mây" xuất hiện

Với việc hợp nhất ở trên sẽ làm tăng giá trị thị trường và khi giá trị thị trường tăng lên, các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực điện toán đám mây đã chuyển sang cung cấp tất cả mọi thứ mà họ có thể phân phối dưới dạng dịch vụ. Xu hướng này đang diễn ra và chúng ta cần bắt kịp nó. Tuy nhiên, những điều thú vị nhất của điện toán đám mây có lẽ vẫn chưa diễn ra.

Theo PCW, VnMedia
Non-stop, please
___________________________
Always simple, honest, trust, no lie
Hình đại diện của thành viên
math0
Ở chùa một mình
Ở chùa một mình
 
Bài viết: 1317
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 22, 2006 5:29 pm

Phân tích, dự đoán xu thế CNTT thế giới.

Bài viết chưa xemgửi bởi Anonymous. » Thứ 6 Tháng 12 11, 2009 4:38 pm

Vì cái mô hình "đám mây" này nên OS Chrome mới lớn tiếng hô hào là miễn nhiễm với virus. Với mô hình đám mây, OSC nó hỗ trợ tối đa các ứng dụng web thì đúng là miễn nhiễm là chuyện rất khả thi.
Cứ thử tưởng tượng, đi đâu cho xa và không cần cao siêu, với 1 bản windows làm nền như XP Home editer hay thậm chi ME hoặc 98SE, browser thật tốt, với đường truyền Internet thật tốt, không cài thêm soft nào, chỉ với cái Deepfreze - Chương trình ngủ đông tự làm sạch máy mỗi khi restart. Rồi mai đây, office 2010 đã hỗ trợ làm việc và lưu dữ liệu online, thậm chí có thể dùng miễn phí với Google Office. Rồi Picasa online, Flicrk, Photobucket, Adobe Photoshop online, Foxit Reader online, Adobe Acrobat online, Youtube, Clip.vn, Yeuamnhac.com ..... thế là okie, my computer miễn nhiễm rồi nhé! Thời đại của công nghệ kết nối, khỏi cần phải usb nhé! Mọi việc đều được giải quyết online. Đấy là mô hình đám mây đấy

Nãy giờ mới có 10 phút mà thấy ông Mát đã paste mấy post rồi đấy nhỉ, giỏi và chăm quá đi thôi
Anonymous.
Bạn tâm giao QBO
Bạn tâm giao QBO
 
Bài viết: 81
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 18, 2009 9:12 am

Re: Phân tích, dự đoán xu thế CNTT thế giới.

Bài viết chưa xemgửi bởi math0 » Thứ 5 Tháng 1 14, 2010 6:24 pm

Lời bình của math0: Hãng nghiên cứu Gartner là hãng đáng giá và dự báo hàng đầu về IT. Nếu đánh giá của Gảrtner là đúng thì hiện tượng này ở VN sẽ xảy ra vào năm 2020. Anh em nào có liên quan đến IT nhất là về chiến lược cũng nên tìm hiểu thông tin dần là vừa :smt032


20% các công ty sẽ đóng cửa bộ phận IT

Trung bình cứ 5 doanh nghiệp sẽ có một quyết định xóa bỏ bộ phận CNTT do sự phổ biến của điện toán đám mây vào năm 2012, theo dự đoán của hãng nghiên cứu Gartner.
Image
Điện toán máy chủ ảo/điện toán đám mây sẽ trở nên quen thuộc trong 3 năm tới. Ảnh: Flickr.

"Các công ty sẽ chọn sử dụng dịch vụ bên ngoài tường lửa doanh nghiệp. Nhu cầu đầu tư cho phần cứng điện toán sẽ dần mất đi, dẫn đến việc đội ngũ nhân viên sẽ được tinh giản hoặc phải đào tạo lại để đáp ứng những yêu cầu mới", Gartner nhận xét.

Việc chuyển đổi này sẽ tác động lớn đến một bộ phận người làm công nghệ thông tin, nhưng cũng sẽ xuất hiện nhiều kiểu công việc mới để phục vụ cho trào lưu điện toán đám mây.

Đây là một trong những nhận định của Gartner về IT năm 2010 và những năm tiếp theo. Một số dự đoán khác là:

- Năm 2012, Facebook không những bỏ xa các mạng xã hội khác mà còn đóng vai trò dẫn dắt và hỗ trợ trong việc phát triển web xã hội.

- Đa số các doanh nghiệp IT sẽ phải có thêm chi phí xử lý vấn đề khí thải carbon vào năm 2014.

- 250 tỷ USD sẽ được đầu tư vào quảng cáo trên Internet năm 2015.

- Hơn 3 tỷ người sẽ giao dịch và thanh toán qua di động hoặc Internet vào 2014.

- Điện thoại thay thế máy tính trở thành phương tiện hỗ trợ truy cập web phổ biến nhất năm 2013.
http://vnexpress.net/GL/Vi-tinh/2010/01/3BA17BFC/
Non-stop, please
___________________________
Always simple, honest, trust, no lie
Hình đại diện của thành viên
math0
Ở chùa một mình
Ở chùa một mình
 
Bài viết: 1317
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 22, 2006 5:29 pm

Re: Phân tích, dự đoán xu thế CNTT thế giới.

Bài viết chưa xemgửi bởi math0 » Chủ nhật Tháng 1 17, 2010 11:33 pm

Web 3.0 sẽ làm việc như thế nào

Bạn quyết định đi xem một bộ phim và muốn ăn một thứ gì đó sau khi xem. Trong trường hợp này bạn sẽ khởi động PC, mở trình duyệt web và truy cập vào Google để tìm kiếm các thông tin về rạp hát, rạp chiếu phim và quán ăn.
Tiếp đó bạn cần biết bộ phim nào sẽ được trình chiếu trong các rạp chiếu ở gần bạn, khi đó bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian cho việc đọc những chỉ dẫn vắn tắt cho mỗi bộ phim trước khi thực hiện sự lựa chọn của mình. Cũng thêm vào đó, bạn lại muốn xem các quán ăn ngon nào gần với rạp chiếu nhất. Do đó bạn sẽ muốn kiểm tra các bản đánh giá của khách hàng về các quán ăn. Tóm lại, bạn sẽ phải ghé thăm đến hàng nửa tá website trước khi ra khỏi cửa nhà.

Một số chuyên gia Internet tin tưởng rằng thế hệ web kế tiếp – web 3.0 sẽ thực hiện các nhiệm vụ giống như việc bạn tìm kiếm các bộ phim, các món ăn tại các quán gần đó được nhanh hơn và dễ dàng hơn. Thay vì phải thực hiện nhiều tìm kiếm, bạn chỉ cần đánh vào đó một hoặc hai câu phức tạp hơn trong trình duyệt web 3.0, còn lại web sẽ thực hiện toàn bộ các công việc còn lại cho bạn. Cho ví dụ, bạn có thể đánh “Tôi muốn xem một bộ phim hay và sau đó đi ăn tại một nhà hàng ăn ngon. Lựa chọn của tôi là gì?”. Trình duyệt web 3.0 sẽ phân tích sự đáp trả của bạn, tìm kiếm trên Internet những câu trả lời có thể và sau đó trả về kết quả cho bạn.

Tuy nhiên đó không phải là tất cả. Các chuyên gia còn tin tưởng rằng trình duyệt web 3.0 còn có thể thực hiện những công việc giống như một người trợ lý. Khi bạn tìm kiếm trên web, trình duyệt sẽ biết được những gì bạn quan tâm. Càng sử dụng web, trình duyệt càng biết nhiều về bạn và càng ngày bạn cần phải đưa ra các câu hỏi hơn. Cuối cùng là bạn có thể hỏi trình duyệt mở các câu hỏi giống như “Tôi nên đi đâu cho bữa trưa?”. Khi đó trình duyệt sẽ cố vấn cho bạn những gì bạn thích và không thích, lấy địa điểm bạn đang ở và sau đó gợi ý một danh sách các nhà hàng.

Để hiểu được web 3.0 làm việc như thế nào, chúng ta cần xem xét một chút về tiến trình phát triển của nó.

Con đường đến với web 3.0

Bên ngoài những từ thông dụng Internet và biệt ngữ tạo sự quá độ đối với công chúng, "Web 2.0" có thể được biết đến nhiều nhất. Thậm chí có rất nhiều người đã từng nghe về nó nhưng thực sự số lượng người biết về ý nghĩa của Web 2.0 là không nhiều. Một số người còn cho rằng bản thân thuật ngữ gần như một chuyến đi tiếp thị đã được thiết kế để thuyết phục các nhà đầu tư đầu tư hàng triệu đô la vào các website. Điều này quả thực đúng với thời điểm Dale Dougherty của O'Reilly Media tiếp cận với thuật ngữ, không có định nghĩa rõ ràng. Thậm chí không có bất cứ thỏa thuận nào nếu đó là Web 1.0.
Image
YouTube là một ví dụ về Web 2.0

Còn lại những người khác thì cho rằng Web 2.0 là sự thật. Có thể tóm tắt các đặc tính của Web 2.0 gồm:

* Khách viếng thăm có thể thực hiện các thay đổi đối với trang web: ví dụ như Amazon cho phép người thăm quan có thể post các ý kiến phản ánh sản phẩm. Bằng cách sử dụng một biểu mẫu trực tuyến, khách viếng thăm có thể bổ sung các thông tin vào trang này để các khách hàng viếng thăm sau đó có thể đọc được chúng.

* Sử dụng các trang web để liên kết mọi người với những người dùng khác: ví dụ các trang mạng xã hội - Social networking – giống như Facebook và MySpace rất phổ biến trong công chúng vì chúng rất dễ dàng đối với người dùng mỗi khi họ tìm kiếm những thành viên khác để giữ liên lạc với nhau.

* Hiệu quả và nhanh chóng trong việc chia sẻ nội dung: YouTube là một ví dụ điển hình. Một thành viên của YouTube có thể tạo một video sau đó upload nó vào site để những người khác có thể xem được nó sau đó không đến một giờ đồng hồ.

* Nhiều cách mới để thu thập thông tin: Ngày nay, người dùng Internet có thể đăng ký các RSS feeds của trang và nhận các thông báo mới của trang miễn là hộ duy trì được kết nối Internet.

* Việc mở rộng sự truy cập vào Internet vượt ra cả máy tính: Nhiều người có thể truy cập Internet thông qua các thiết bị khác giống như điện thoại di động hoặc các bảng giao diện điều khiển trong game; trước khi đó một thời gian dài, một số chuyên gia còn mong đợi rằng các khách hàng sẽ có thể truy cập vào Internet thông qua hệ thống TiVi và các thiết bị khác.

Hãy coi Web 1.0 như một thư viện. Bạn có thể sử dụng nó như một nguồn chứa các thông tin, tuy nhiên bạn không thể đóng góp hoặc thay đổi các thông tin theo bất cứ cách nào. Trong khi đó Web 2.0 giống như một nhóm bạn lớn và thân quen. Bạn vẫn có thể sử dụng nó để thu thập các thông tin, tuy nhiên còn có thể sử dụng để đóng góp vào các cuộc tham luận và làm cho nó có cảm nhận phong phú hơn.

Trong khi vẫn còn rất nhiều người vẫn muốn giữ Web 2.0, thì có một số đã bắt đầu nghĩ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Đó chính là Web 3.0 sẽ như thế nào. Nó sẽ khác với web mà chúng ta đang sử dụng ngày nay ra sao. Nó sẽ là một cuộc cách mạng thực sự hay chỉ là huyễn hoặc mà chúng ta sẽ không thể thấy được sự khác nhau?

Các chuyên gia nghĩ gì về thế hệ World Wide Web tiếp theo?

Những cơ bản của Web 3.0

Các chuyên gia Internet nghĩ Web 3.0 sẽ giống như một người cố vấn cho bạn, người này biết cụ thể mọi thứ về bạn và có thể truy cập vào tất cả các thông tin trên Internet để trả lời bất kỳ câu hỏi nào của bạn. Nhiều người so sánh Web 3.0 với một cơ sở dữ liệu khổng lồ. Trong khi Web 2.0 sử dụng Internet để thực hiện các kết nối giữa người với người thì Web 3.0 sẽ sử dụng Internet để thực hiện các kết nối thông tin. Một số chuyên gia tin tưởng rằng Web 3.0 sẽ thay thế được nền tảng web hiện hành trong khi một số khác lại tin tưởng rằng nó sẽ tồn tại như một mạng riêng biệt.
Image
Web 3.0 có thể giúp bạn đơn giản hóa việc lên kế hoạch chuyến đi
Có thể lấy một ví dụ đơn giản. Chúng ta hãy cho rằng bạn đang nghĩ về việc đi nghỉ mát. Khi đó bạn sẽ muốn thăm một số địa điểm mát mã vùng nhiệt đới. Có trong tay một khoản tiền khoảng 3000$ cho chuyến đi. Nơi ở mà bạn muốn ở là một địa điểm đẹp nhưng bạn không muốn mất quá nhiều tiền. Thêm vào đó bạn cũng muốn một chuyến bay với chất lượng tốt.

Với công nghệ web hiện đang có, bạn phải thực hiện rất nhiều công việc tìm kiếm để tìm ra các địa điểm tốt nhất. Tiếp đó bạn cần tìm ra các đích đến và quyết định địa điểm nào phù hợp với bạn. Khi đó bạn phải ghé thăm hai hoặc ba site về du lịch và so sánh các chuyến bay cùng với các phòng ở khách sạn. Với tất cả công việc đó, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian cho việc xem toàn bộ các kết quả thu được từ cỗ máy tìm kiếm. Toàn bộ quá trình sẽ mất của bạn đến vài giờ đồng hồ.

Theo một số chuyên gia về Internet, với Web 3.0 bạn sẽ có thể thoải mái nghỉ ngơi và cho phép Internet thực hiện tất cả các công việc cho bạn. Bạn có thể sử dụng một dịch vụ tìm kiếm và thu hẹp các tham số về tìm kiếm của mình. Chương trình của trình duyệt sau đó sẽ thu thập, phân tích và hiện các dữ liệu cho bạn theo cách nào đó để bạn có thể so sánh dễ dàng nhất. Có thể thực hiện như vậy vì Web 3.0 có khả năng hiểu các thông tin trên web.

Vào thời điểm hiện nay, khi sử dụng cỗ máy tìm kiếm trên web, cỗ máy này không có khả năng hiểu sự tìm kiếm của bạn mà nó chỉ quan sát các website gồm có các từ khóa mà bạn nhập vào. Cỗ máy tìm kiếm không thể mách bảo trang web nào có liên quan với tìm kiếm của bạn. Nó chỉ có thể mách bảo các từ khóa xuất hiện trên trang web. Cho ví dụ, nếu bạn thực hiện một tìm kiếm với thuật ngữ "Saturn" (Sao Thổ), khi đó bạn sẽ nhận được các kết quả của các trang web về hành tinh và một số nhà sản xuất xe ô tô.

Một cỗ máy tìm kiếm trong Web 3.0 không chỉ có thể tìm các từ khóa mà bạn cần tìm kiếm mà nó còn thông dịch nội dung trong yêu cầu của bạn. Từ đó sẽ trả về các kết quả thích đáng và gợi ý nội dung khác có liên quan đến thuật ngữ tìm kiếm của bạn. Trong ví dụ đi nghỉ mát của chúng tôi, nếu bạn đã đánh vào đó thuật ngữ “Địa điểm nghỉ mát dưới 3000$” để yêu cầu tìm kiếm thì trình duyệt web 3.0 có thể gộp một danh sách các hành động giải trí ưa thích hoặc các nhà hàng nổi tiếng có liên quan đến các kết quả tìm kiếm. Nó sẽ xử lý toàn bộ Internet như một cơ sở dữ liệu thông tin có sẵn cho bất cứ truy vấn nào.

Vậy Web 3.0 thực hiện điều đó như thế nào?

Các phương pháp thực hiện của Web 3.0

Chúng tôi cũng như bạn, sẽ không bao giờ biết được công nghệ tương lai sẽ diễn ra chính xác như thế nào. Tuy nhiên trong trường hợp đối với Web 3.0, hầu hết các chuyên gia Internet đều có quan điểm đồng ý về đặc điểm chung của nó. Họ tin tưởng rằng với Web 3.0, người dùng sẽ có một Internet profile duy nhất dựa trên quá trình duyệt của họ. Web 3.0 sẽ sử dụng profile này để thích ứng cảm nhận duyệt web cho mỗi một trường hợp riêng biệt. Điều đó có nghĩa rằng nếu hai người khác nhau đã thực hiện một hành động tìm kiếm trên Internet với cùng các từ khóa trên cùng một dịch vụ thì họ sẽ nhận được các kết quả khác nhau theo profile của mỗi người.
Image
Các công nghệ và phần mềm được yêu cầu cho kiểu ứng dụng này vẫn chưa trưởng thành. Các dịch vụ giống như TiVO và Pandora cung cấp các nội dung cá nhân hóa dựa trên đầu vào mà người dùng nhập vào, tuy nhiên cả hai đều dựa vào một phương pháp “trial-and-error” và không tỏ ra hiệu quả như những gì Web 3.0 mong đợi. Quan trọng hơn là cả hai TiVO và Pandora đều có phạm vi hạn chế - các TV show và âm nhạc – ngược lại Web 3.0 lại bao hàm đến toàn bộ thông tin trên Internet.

Một số chuyên gia tin tưởng rằng cơ sở của Web 3.0 sẽ là các API (Application Programming Interface). Một API là một giao diện được thiết kế để cho phép các chuyên gia phát triển có thể tạo các ứng dụng nhằm lợi dụng một tập tài nguyên nào đó. Nhiều site Web 2.0 cũng có các API để cho phép các lập trình viên truy cập vào dữ liệu của site. Cho ví dụ, API của Facebook cho phép các chuyên gia phát triển có thể tạo các chương trình sử dụng Facebook như một nền tảng để dàn dựng các game, các đánh giá sản phẩm, các câu đố vui và,…

Một xu hướng mà Web 2.0 có thể trợ giúp cho sự phát triển của Web 3.0 là thuật ngữ mashup. Mashup là sự kết hợp của hai hay nhiều ứng dụng trong một ứng dụng đơn lẻ. Cho ví dụ, một chuyên gia phát triển có thể kết hợp một chương trình để cho phép người dùng của họ có thể đánh giá các nhà hàng thông qua Google Maps. Ứng dụng mashup mới này không chỉ có thể hiện các đánh giá về nhà hàng mà còn có thể bản đồ hóa chúng để người dùng có thể xem được cả địa điểm của nhà hàng. Một số chuyên gia Internet tin rằng việc tạo các mashup như vậy sẽ rất dễ dàng trong Web 3.0 để từ đó bất cứ ai cũng có thể thực hiện.

Các chuyên gia khác lại nghĩ rằng Web 3.0 sẽ bắt đầu hoàn toàn mới mẻ. Thay cho việc sử dụng HTML với tư cách là một ngôn ngữ viết mã cơ bản, nó sẽ dựa vào một số ngôn ngữ nào đó (chưa rõ). Các chuyên gia nào gợi ý rằng việc bắt đầu từ một hệ thống mới sẽ là dễ dàng hơn việc phải cố gắng thay đổi công nghệ web hiện hành. Mặc dù vậy, phiên bản Web 3.0 này chỉ mang tính lý thuyết mà hoàn toàn không có tính thực tế để có thể nói đến cách làm việc của nó.

Một người có rất nhiều nghiên cứu về World Wide Web đã có một lý thuyết về tương lai của web sẽ như thế nào. Ông ta gọi nó là Semantic Web, nhiều chuyên gia Internet khác mượn những nghiên cứu của ông khi nói về Web 3.0. Vậy chính xác Semantic Web là gì?

Semantic Web

Berners-Lee đã phát minh ra World Wide Web vào năm 1989. Ông ta đã tạo ra một giao diện cho Internet và cách để mọi người có thể chia sẻ thông tin với nhau. Berners-Lee đã tranh luận về sự tồn tại của Web 2.0, cho rằng nó không khác gì một thuật ngữ vô nghĩa. Berners-Lee bảo vệ rằng ông đã phát minh ra World Wide Web để thực hiện tất cả mọi thứ mà Web 2.0 được cho rằng thực hiện.
Image
Tim Berners-Lee, người phát minh ra World Wide Web

Tầm nhìn của Berners-Lee về web tương lai cũng tương tự như khái niệm Web 3.0. Nó được gọi là Semantic Web. Cho tới giờ, cấu trúc của web sẽ hướng đến con người. Tạo sự dễ dàng cho con người có thể viếng thăm và hiểu được tất cả những gì về con người đó. Các máy tính không thể thực hiện điều đó, các cỗ máy tìm kiếm mới có khả năng quét các từ khóa, tuy nhiên lại không thể hiểu những từ khóa đó được sử dụng như thế nào trong nội dung của trang.

Với Semantic Web, các máy tính có thể quét và thông dịch các thông tin trên trang web bằng các software agent. Các software agent này sẽ là các chương trình có thể bò trườn trên các trang web để tìm kiếm các thông tin có liên quan. Chúng có thể thực hiện điều đó vì Semantic Web có một bộ sưu tập các thông tin được gọi là Ontology. Trong thuật ngữ của Internet, một Ontology chính là một file dùng để định nghĩa các mối quan hệ giữa một nhóm các thuật ngữ. Cho ví dụ, thuật ngữ “anh em họ” chính là mối quan hệ gia đình giữa hai người có cùng ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Ontology của Semantic Web có thể định nghĩa mỗi một role gia đình giống như dưới đây:

* Ông bà: Những người đã cho ra đời hai thế hệ
* Bố mẹ: Những người đã cho ra đời một thế hệ
* Anh trai hoặc chị gái: Những người có cùng cha mẹ
* Cháu trai hoặc cháu gái: Con của các anh, chị, em trong một gia đình
* Cô, dì hoặc chú bác: Chị gái hoặc anh trai ruột của cha mẹ
* Anh em họ: Con của cô, dì, chú, bác họ

Để Semantic Web có hiệu quả, các Ontology phải chi tiết và mang tính toàn diện. Trong khái niệm của Berners-Lee, chúng sẽ tồn tại trong một form siêu dữ liệu (metadata). Metadata là các thông tin có chứa mã cho các trang web ẩn đối với con người nhưng lại có thể được đọc bởi máy tính.

Việc xây dựng các ontology mất rất nhiều thời giờ. Trong thực tế, đó chính là một trở ngại lớn mà Semantic Web phải đối mặt. Liệu mọi người có sẵn lòng thực hiện những lỗ lực cần thiết để tạo ra các ontology toàn diện cho các website? Liệu họ sẽ duy trì chúng khi website thay đổi? Các nhà phê bình gợi ý rằng nhiệm vụ tạo và duy trì các file phức tạp như vậy chiếm quá nhiều công việc cho hầu hết mọi người.

Nói một cách khác, một số người thực sự thích gắn nhãn hoặc gắn thẻ cho các đối tượng web và thông tin. Các tag của web phân loại đối tượng và thông tin đã được gắn thẻ. Một số blog có chứa tùy chọn tag, điều đó làm cho nó trở nên dễ dàng hơn trong việc phân loại các mục nằm trong một chủ đề nào đó. Các site chi sẻ ảnh giống như Flickr cho phép người dùng có thể gắn thể cho các ảnh. Google cũng sử dụng điều đó trong game: Google Image Labeler lưu hai người đối đầu với nhau trong một cuộc chiến được gán nhán. Mỗi một người chơi đều muốn tạo một số lượng tag lớn nhất có liên quan cho loạt các ảnh. Theo một số chuyên gia, Web 3.0 sẽ có thể tìm kiếm các tag và các nhãn, sau đó trả về các kết quả thích hợp nhất cho người dùng. Có lẽ Web 3.0 sẽ kết hợp khái niệm Semantic Web của Berners-Lee và văn hóa gắn thẻ của Web 2.0.

Mặc dù Web 3.0 chỉ mang tính lý thuyết nhưng không không gì có thể bắt mọi người dừng những suy đoán về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Vượt xa Web 3.0

Mọi thứ mà chúng ta gọi là thế hệ kế tiếp của web thì những gì sẽ sảy ra sau đó? Một loại các lý thuyết từ các dự đoán nhằm đoán trước nghe gần giống như các bộ phim khoa học viễn tưởng.
Image
Paul Otellini, CEO và cung là chủ tịch của Intel đã thảo luận về tầm quan trọng của các thiết bị di động trên web tại buổi trình diễn điện tử trước các khách hàng quốc tế năm 2008
Đây là một trong số các phán đoán đó:

* Theo một chuyên gia về công nghệ và cũng là chủ một doanh nghiệp, Nova Spivack, sự phát triển của Web sẽ thay đổi cứ 10 năm một lần. Trong thập kỷ đầu tiên của web, hầu hết sự phát triển chỉ tập trung vào back end, hoặc cơ sở hạ tầng của Web. Các nhà lập trình đã tạo ra các giao thức và các ngôn ngữ mã để chúng ta có thể sử dụng nhằm tạo ra các trang web. Trong thập kỷ thứ hai, những tập trung được hướng vào front end và kỷ nguyên Web 2.0 bắt đầu. Giờ đây, mọi người sử dụng các website như một nền tảng để chạy các ứng dụng của họ. Họ cũng tạo các mashup và thử nghiệm nhiều cách để làm cho cảm nhận về web mang tính tương tác hơn. Hiện chúng ta đang nằm trong những năm cuối của chu kỳ Web 2.0. Chu kỳ tiếp theo sẽ là Web 3.0 và sự tập trung của nó sẽ hướng trở về back end. Các lập trình viên sẽ định nghĩa lại cơ sở hạ tầng Internet để hỗ trợ thêm những tính năng ưu việt của các trình duyệt web 3.0. Khi giai đoạn đó kết thúc, chúng ta sẽ chuyển sang thời đại web 4.0. Sự tập trung lúc này lại trở về front end, và chúng ta sẽ thấy hàng nghìn các chương trình mới sử dụng Web 3.0 như một nền cơ sở.

* Web sẽ chuyển sang môi trường ba chiều. Đúng hơn là Web 3.0, chúng ta sẽ thấy một Web 3D. Việc kết hợp các thành phần ảo với các thế giới trực tuyến của các trò chơi trực tuyến, Web có thể trở thành một “Landscape” số để kết hợp chặt chẽ vấn đề ảo giác. Bạn sẽ điều hướng web từ một phối cảnh người đầu tiên hoặc thông qua sự hiện diện của bản thân mình được gọi là avatar.

* Web sẽ xây dựng trên những sự phát triển của điện toán phân phối và tạo ra một trí óc nhân tạo đích thực. Trong việc điện toán phân phối, một vài máy tính xử lý một công việc xử lý lớn. Mỗi một máy tính quản lý một phần nhỏ của toàn bộ nhiệm vụ. Một số người tin tưởng rằng web sẽ có thể suy nghĩ bằng cách phân phối workload trên hàng nghìn máy tính và việc tham chiếu sâu các ontology. Web sẽ trở thanh một bộ não khổng lồ có khả năng phân tích dữ liệu và ngoại suy các ý tưởng mới dựa trên các thông tin đó.

* Web sẽ mở rộng vượt ra khỏi các máy tính và điện thoại di động. Mọi thứ từ xem ti vi đến y phục sẽ kết nối Internet. Người dùng sẽ có một kết nối “constant” với web, ngược lại. Mỗi software agent của người dùng sẽ học thêm nhiều về phối cảnh người dùng của nó bằng cách quan sát các hành động của anh ta. Điều này có thể dẫn đến các tranh luận về sự cân bằng giữa vấn đề riêng tư và lợi ích của một cảm nhận duyệt web mang tính cá nhân hóa.

* Web sẽ hợp nhất với các biểu mẫu giải trí khác cho tới khi tất cả các sự khác biệt giữa các biểu mẫu về truyền thông mất đi. Các chương trình radio, Tivi show và các phim sẽ dựa trên web với tư cách là một hệ thống phân phối.

Vẫn còn quá sớm để nói về phiên bản tương lai nào của web sẽ diễn ra. Có thể rằng tương lai thực của web lại vượt xa hơn nhiều những gì đã được dự đoán. Rõ ràng chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng theo thời gian và tương lai của web sẽ ngày càng tốt đẹp.


Nguồn: Howstuffworks
Non-stop, please
___________________________
Always simple, honest, trust, no lie
Hình đại diện của thành viên
math0
Ở chùa một mình
Ở chùa một mình
 
Bài viết: 1317
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 22, 2006 5:29 pm

Re: Phân tích, dự đoán xu thế CNTT thế giới.

Bài viết chưa xemgửi bởi math0 » Thứ 6 Tháng 4 30, 2010 3:16 pm

Mấy năm trước mình cũng có nghe là Acaltel manh nha dự án thí điểm Wimax ở VN. nhưng sau này không thấy nghe nói gì nữa. Bài sau sẽ giải thích rõ hơn về tương lai của mạng không dây. Quá trình này cũng giống như quả tình chuyển đổi từ điện thoại cố định sang điện thoại di động.Mạng 4G có nghĩa là gì? Nó có nhanh hơn 3G không? Giá cước của nó có rẻ hơn 3G không và bao giờ thì người dùng được “thử” công nghệ này?

1. 4G có nghĩa là gì?

Cũng giống như các thuật ngữ 2G hay 3G, 4G chỉ là một từ viết tắt của cụm từ “fourth generation” (thế hệ thứ 4) để thuận tiện cho các chương trình marketing của các nhà mạng. Dịch vụ viễn thông hay kết nối không dây sử dụng công nghệ này thực ra rất khác biệt nhau và phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ nhưng thông thường, một mạng không dây sử dụng công nghệ 4G sẽ có tốc độ nhanh hơn mạng 3G từ 4 đến 10 lần.

2. Mạng 4G sử dụng công nghệ nào?

Hiện thế giới đang tồn tại 2 chuẩn công nghệ lõi của mạng 4G là WiMax và Long Term Evolution (LTE). WiMax là chuẩn kết nối không dây được phát triển bởi IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) còn LTE là chuẩn do 3GPP, một bộ phận của liên minh các nhà mạng sử dụng công nghệ GSM. Cả WiMax và LTE đều sử dụng các công nghệ thu phát tiên tiến để nâng cao khả năng bắt sóng và hoạt động của thiết bị, mạng lưới. Tuy nhiên, mỗi công nghệ đều sử dụng một dải băng tần khác nhau.

3. Tốc độ của 4G so với 3G thế nào?


Các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ WiMax thường quảng cáo mạng của họ có tốc độ tải xuống (download) từ 2 Mbps đến 6 Mbps và đỉnh điểm nhất có thể lên tới 10 Mbps hoặc cao hơn chút nữa. Verizon, nhà mạng đang chuẩn bị triển khai mạng LTE tại Mỹ vào cuối năm nay cho biết, dịch vụ của họ sẽ có tốc độ khoảng từ 5 – 12 Mbps.

Hầu hết các mạng 3G hiện tại đều có tốc độ từ 400 kilobit/s cho đến 1,5 Mbps.

4. Vì sao tôi cần 4G?

Mạng 4G với tốc độ cao hơn hẳn sẽ giúp cho tốc độ truyền tải của dữ liệu trên các hệ thống mạng được cải thiện đáng kể và đưa các dịch vụ cao cấp như sử dụng ứng dụng di động, trên video trực tiếp trên mạng, hội nghị truyền hình hay chơi game trực tuyến… sẽ bùng nổ thực sự.

Tuy nhiên, điểm “lợi hại” nhất của mạng 4G là nó có thể thay thế một cách hoàn hảo các đường truyền Internet cố định (kể cả đường truyền cáp quang) với tốc độ không thua kém, vùng phủ sóng rộng lớn hơn và có tính di động rất cao.

5. Hiện nay mạng 4G đã có chưa?

Câu trả lời là “Rồi” nhưng chỉ ở một số nơi nhất định.

Tại Mỹ, nhà mạng Sprint Nextel đã hợp tác với Clearwire để cung cấp dịch vụ 4G trên nền tảng WiMax tại 28 thành phố lớn. Trong năm 2010, liên minh này có kế hoạch phát triển thêm dịch vụ của mình tới các thành phố như Los Angeles, New York, và San Francisco…

Với công nghệ LTE, Verizon là nhà mạng “nhiệt tình” nhất tại Mỹ và có kế hoạch chính thức cung cấp dịch vụ 4G thương mại tại 25 đến 30 thị trường lớn của Mỹ đến cuối năm 2010.

AT&T cũng đã có kế hoạch triển khai mạng LTE vào năm 2011.

Trên thị trường quốc tế, dịch vụ trên nền WiMax đã được triển khai tại một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Nga và mới chỉ có một nhà mạng duy nhất triển khai LTE ở Thụy Điển.

Image
LG đã ra mắt chipset 4G đầu tiên trên thế giới.

6. Cước phí của 4G so với 3G thế nào?


Hiện tại, 4G đang tỏ rõ ưu thế và sự hấp dẫn về mặt chi phí so với 3G. Liên minh Clearwire/Sprint hiện đang áp dụng các gói cước “không hạn chế dung lượng” với giá chỉ 10 đến 20 USD/tháng trong khi một gói cước 3G tại Mỹ, người dùng phải trả khoảng 60 USD nhưng bị giới hạn dung lượng không quá 5 GB.

Verizon chưa công bố giá cước mà họ dự định áp dụng với mạng 4G theo chuẩn LTE.

7. Có thể dùng điện thoại 3G hay USB 3G để kết nối 4G không?

Câu trả lời là không vì 2 công nghệ này sử dụng các dải băng tần khác nhau.

8. 4G có hỗ trợ gọi điện thoại không?

Đến thời điểm hiện tại thì chưa và nếu người dùng 4G muốn “alo” với bạn bè chỉ có giải pháp duy nhất là sử dụng các dịch vụ gọi điện thoại qua Internet như Skype.

Một số mẫu điện thoại di động 4G mới xuất hiện gần đây thường hoạt động theo chế độ “kép” tức vẫn phải sử dụng chip kết nối 3G cho các cuộc gọi thoại và chip 4G cho các dịch vụ dữ liệu.

9. Đã có mẫu điện thoại di động 4G nào chưa?

Tính đến tháng 4/2010, thị trường Mỹ mới chỉ có duy nhất một mẫu “dế 4G” của nhà mạng Sprint phân phối mang tên HTC EVO 4G. Trước đó, HTC cũng đã giới thiệu một chiếc WiMax phone dành riêng cho các nhà mạng ở Nga.

Verizon tuyên bố họ sẽ có những mẫu di động LTE vào khoảng giữa năm 2011.

10. Tại sao không có phiên bản iPhone 4G?

Kể từ khi Apple bắt đầu bán iPhone tại thị trường Mỹ, AT&T vẫn là nhà mạng cung cấp dịch vụ và phân phối độc quyền của sản phẩm này nên tất cả các mẫu iPhone đều được trang bị con chip kết nối với mạng 3G của AT&T. Người ta hy vọng rằng trong tương lai, khi Apple quyết định mở rộng danh sách nhà mạng phân phối iPhone với Verizon và kế hoạch triển khai 4G rất sớm của nhà mạng này sẽ buộc Apple phải sản xuất những mẫu iPhone thế hệ mới hoạt động trên mạng CDMA vào cuối năm nay.

11. Liệu tôi có thể sử dụng 4G trên điện thoại trong khi đang di chuyển không?

Có. 4G mới thực sự là mạng băng rộng di động đúng nghĩa.

12. Có thể sử dụng 4G ở những nơi khác nhau với một chiếc di động có khả năng roaming không?

Tất nhiên là có với điều kiện nhà mạng của 2 nơi phải sử dụng chung chuẩn công nghệ. Nếu thuê bao của bạn thuộc về nhà mạng 4G dùng chuẩn LTE bạn sẽ không thể sử dụng dịch vụ của nhà mạng dùng chuẩn WiMax.

Tin vui là mới đây có một hãng sản xuất chip tuyên bố họ đang phát triển một mẫu chip có khả năng kết nối với cả 2 mạng WiMax và LTE. Dẫu vậy, người dùng sẽ còn phải đợi ít nhất vài năm nữa khi sản phẩm này được thương mại hóa phổ biến.


13. 4G có thể được cung cấp ở những vùng nông thôn không?


Với chi phí rẻ hơn và tốc độ cao hơn hẳn 3G, chắc chắn 4G sẽ là giải pháp hoàn hảo nhất cho các chương trình “phổ cập Internet băng rộng” tại hầu hết các quốc gia. Đây cũng chính là niềm hy vọng của những khu vực dân cư thưa, địa hình phức tạp và thu nhập thấp.

14. 4G có thể thay thế cho đường truyền ADSL hay cáp quang không?


Như đã nói ở trên, 4G hoàn toàn có thể khiến các mạng Internet cố định bị “tuyệt chủng” trừ phi khách hàng muốn có một đường truyền riêng (leased line).

15. Wi-Fi và 4G có thể “hợp tác” với nhau không?

Có. Clearwire và Sprint hiện đang có 2 sản phẩm bộ định tuyến (router) có khả năng thu phát cả Wi-Fi và WiMax. Các router này sẽ kết nối với mạng WiMax và sau đó “chuyển đổi” sang dạng sóng Wi-Fi để các thiết bị khác cũng có thể sử dụng được.

Mẫu di động HTC EVO 4G cũng có thể đóng vai trò của một chiếc router mini cho phép chiu sẻ kết nối WiMax với 8 thiết bị khác thông qua sóng Wi-Fi.

16. Gần đây tôi có nghe nói về “HSPA+” hay “3,5G”. Chúng là gì?

Nhà mạng T-Mobile USA (Mỹ) đang trong quá trình triển khai một mạng truyền dữ liệu di động dựa trên một phiên bản tiên tiến hơn của giao thức 3G hiện nay. Trên lý thuyết, mạng này có thể có tốc độ lên tới 21 Mbps nhưng khi thử nghiệm trên thực tế gần đây nó cũng chỉ nhanh hơn mạng 3G chút ít.

17. Tại sao nhiều người nói mạng 4G hiện nay không phải là “4G thực”?

Các cơ quan tiêu chuẩn viễn thông thương đặt ra tiêu chí “chính thức” của dịch vụ 4G với một tốc độ rất “khủng” mà công nghệ của thế giới sẽ còn phải mất nhiều năm nữa mới có thể đạt được mức đó.

Nhưng các nhà kinh doanh và tiếp thị lại nghĩ rằng với tốc độ hiện nay, 4G đã có thể tạo ra một bước nhảy vọt và xứng đáng được gọi là mạng không dây “thế hệ kế tiếp”.

18. Liệu có thể có cái gọi là “4G thực” không?

Cả 2 chuẩn công nghệ WiMax và LTE hiện nay đều có thể đạt tới tốc độ “4G thực” tức tốc độ tải xuống tối thiểu là 100 Mbps nhưng có lẽ thế giới còn phải đợi thêm vài năm nữa.

theo VOZ
Non-stop, please
___________________________
Always simple, honest, trust, no lie
Hình đại diện của thành viên
math0
Ở chùa một mình
Ở chùa một mình
 
Bài viết: 1317
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 22, 2006 5:29 pm

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về IT Club

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách

cron