CĂM THÙ TẾT

  
Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn chia nửa.

CĂM THÙ TẾT

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 7 Tháng 1 29, 2011 10:49 pm

Nhận hối lộ đừng xúc phạm người đưa hối lộ


Hình ảnh

Sáu Nghệ

-Nhiều nơi đã tuyên bố: Cấm cấp dưới lễ tết cấp trên và cấm cấp trên nhận lễ tết của cấp dưới, để bớt tham nhũng hối lộ. Một người bạn của tôi, theo thứ hạng hành chính hiện thời gọi là cán bộ cao cấp, kể rằng, đơn vị của anh vẫn tổ chức mấy đoàn đi lễ tết cấp trên. Vì các anh bàn với nhau, không thể tin những lời tuyên bố để không lễ tết cấp trên. Sự thật, đến đâu cũng phải xếp hàng. Với một vị cấp trên, may gặp thư ký của vị ấy là người quen nên được hỏi han trước khi vào. Biết gói quà tết chỉ chục triệu đồng, anh thư ký khuyên: “Chỉ chừng ấy, đừng vào làm mất thời gian của người ta”. Với vị cấp trên khác, khi cầm bao thư đựng tiền, lập tức vị này gấp đôi bao thư, nhét vào túi quần. Bao thư dày nên vị cán bộ cấp trên phải nghiêng lệnh người trên ghế, một lúc mới nhét được vào túi. Anh bạn của tôi khi kể lại chi tiết này chưa hết vẻ thảng thốt: “Chúng tôi buồn quá, cảm giác bị xúc phạm, thấy những lời chúc sức khỏe chỉ còn dối trá. Tại sao ông ta không chờ chúng tôi ra về đã, rồi hãy gấp bao thư bỏ vào túi quần?”.



Tôi không thể trả lời anh bạn mà đột nhiên nhớ mấy bộ phim về thời phong kiến “thối nát”, có những đoạn tả cảnh quan phong kiến nhận hối lộ. Ông quan cấp trên ngồi bệ vệ trên ghế, hai bên có lính hầu. Quan cấp dưới lom khom bưng quà đi vào, quà thường đựng trong cái hộp đẹp, phủ vải đỏ. Đến gần quan trên, quan dưới mở hộp ra giới thiệu về món quà. Quan trên nếu đồng ý nhận, khẽ mỉm cười, vẫy tay ra hiệu cho người hầu đón lấy hộp quà bưng vào trong. Khi quà khuất bóng, quan trên mời quan dưới ngồi, rồi mời trà hoặc rượu và nói chuyện, thậm chí bình thơ văn. Thật đĩnh đạc, trang trọng.

Nhớ lại xong, tôi nghĩ, hô hào cấm hối lộ và cấm nhận hối lộ là rất cần thiết để đoàn kết tập trung lo cho dân, cho nước. Nhưng đó là việc khó, phải kiên quyết lâu dài mới có kết quả, trước mắt chưa thể thực hiện được triệt để thì cũng nên hô hào thêm, là các vị nhận hối lộ cần thể hiện sự đĩnh đạc của quan trên. Cấp trên giữ tư thế cho mình, cho gia đình và dòng họ mình, cũng để không xúc phạm đến cấp dưới đưa hối lộ. Như bài thơ “Chúc Tết” của cụ Tú Xương: “Vua, quan, sĩ, thứ người muôn nước/Sao được cho ra cái giống người”.

S. N.
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: CĂM THÙ TẾT

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 7 Tháng 1 29, 2011 10:50 pm

Dở khóc dở cười chuyện đi chúc Tết sếp

Hẹn lên hẹn xuống, thư ký của vị sếp tổng nọ mới xếp cho được cái lịch hẹn lúc 5h chiều. Đánh vật cả một đoạn đường dài tắc nghẹt, đến cổng công ty, anh Hòa nhận được lời nhắn sếp họp gấp, hẹn hôm sau quay lại.

Anh Hòa thất thểu với gói quà trên tay, tự nhiên thấy mình quê một cục. Anh liếc thấy có 2 nữ nhân viên công ty nào đó cũng giống anh – đến rồi về với gói quà nặng trĩu trên tay mà chưa thể trao được cho người nhận.
Tặng quà, chúc Tết đầu năm là nét văn hóa truyền thống thể hiện sự biết ơn giữa người dưới và người trên được duy trì từ năm này sang năm khác.

Đây là năm thứ 2, anh Hòa được giao nhiệm vụ thay mặt công ty đi chúc Tết đối tác, bạn hàng và cả cấp trên. “Sự nghiệp chúc Tết” của mình được anh Hòa gói gọn trong câu: “Vật vã trở về, mệt lử ra đi”. Quy trình đi lại được anh thuộc làu làu. Đường Hà Nội tắc nghẹt những ngày giáp Tết nên bao giờ cũng vậy, công việc đầu tiên của anh khi xuất hành là khảo sát địa điểm, chọn đoạn đường ít tắc và chỗ đỗ xe. Bên cạnh đó, anh trang bị cho mình chiếc điện thoại thứ 2 phòng khi “giữa đường hết pin”, không liên lạc được với thư ký của sếp là coi như hỏng việc.

Theo anh Hòa, với đối tác, bạn hàng, việc chúc Tết có vẻ đơn giản hơn. Thông thường vẫn là rượu ngoại, bánh tây, kèm theo bao lì xì gọi là mừng tuổi cho các cháu. Tuy nhiên, với cấp trên, giới lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp mình, việc chọn lựa quà lại cực kỳ khó khăn. Phong bì không biết bao cho đủ, rượu ngoại thì sếp có cả thùng chẳng biết có đả động đến số đồ mình mang biếu. Do vậy, việc chọn quà gì cho đặc trưng, độc đáo và để sếp nhớ lâu là cả một vấn đề khiến khối văn phòng công ty anh phải đau đầu nghĩ cách.

“Có lần vừa gọi được bát phở, chưa động vào miếng nào, trợ lý của sếp tổng báo sếp rảnh khoảng nửa giờ. Quên cả ăn uống, tôi vội trả tiền tất tả bắt vội xe ôm, phi đến nơi. Nói chung đi Tết, phải cơ động như vậy mới được việc”, anh Hòa kết luận.

Dịp Tết Nguyên đán, “phong trào tặng quà”, “chúc Tết” cứ như là sự đương nhiên, chẳng cần ai phải nhắc ai. Nhân viên lo Tết sếp nhỏ, sếp nhỏ lo Tết sếp lớn. Trưởng phòng kinh doanh một công ty có tiếng ở Hà Nội cho biết khoảng một tháng trước, danh sách chúc Tết các các nhân vật quan trọng đã được lên và bổ sung thường xuyên. Ứng với từng vị trí là khoản tiền Tết, kèm theo các phần quà sẽ được “tế nhị” gửi tới người nhận.

Cách đây mấy hôm, anh này cầm chai rượu Tây trị giá vài nghìn đôla Mỹ cùng với tấm phong bì đến tặng sếp tổng. Chẳng hiểu sao, trợ lý của sếp lại sắp lịch dày đặc khiến cho nhiều người đi Tết bị “chạm trán”. Thế nhưng rất hồn nhiên, vị sếp già vui vẻ này chỉ cười khà khà bắt tay từng người một rồi chép miệng: “Cảm ơn các cậu đã đến thăm, tớ cũng phải đi Tết cấp trên đây”.

Gặp VnExpress.net vào chiều 26 tháng Chạp Tết, chị Hương Nguyên – Phó giám đốc một công ty truyền thông ở Hà Nội hớn hở khoe đã hoàn tất việc đi chúc Tết, sau gần 3 tuần phải hít khói xe và bụi đường. Theo sự phân chia giám đốc, chị sẽ đảm nhận việc chúc Tết một số vị trí không mấy quan trọng trên tập đoàn mẹ và cấp phó một số vụ viện. Phần còn lại, những vị trí , giám đốc sẽ phụ trách.

Phân công rõ ràng như vậy song không ít lần chị vẫn rơi vào cảnh khóc dở mếu dở khi vào phòng để Tết cấp phó lại gặp cấp trưởng cũng đang ngồi ở đó. Trong khi theo lịch, chiều hôm sau giám đốc công ty mới tới để Tết sếp trưởng. “Lúc này tôi chỉ biết cười trừ và nói đỡ là: ‘Hôm trước chúng em qua nhưng anh đi vắng. Nói vậy nhưng cũng ngượng chín cả người”, chị Nguyên kể.

Trong 3 năm liền làm nhiệm vụ “biếu xén”, chị Nguyên đã gặp không ít tình huống chéo ngoe như Tết nhầm người; vừa đến cửa phòng sếp thì túi quà bị đứt dây rơi bịch xuống đất, suýt vỡ cả chai rượu. Chưa hết, có lần chẳng biết “mắt nhắm mắt mở” thế nào lại vào nhầm phòng sếp trưởng một cơ quan nọ để Tết, trong khi theo phân công, chị Nguyên sẽ Tết sếp phó và một số chuyên viên. “Vụ Tết nhầm này tôi bị quạt một trận vì khiến công ty bị đội thêm chi phí. Bởi sếp trưởng đã được giám đốc chúc Tết trước đó một ngày”, chị Nguyên nhớ lại.

Anh Thanh, nhân viên tín dụng của một ngân hàng lớn tại TP HCM chia sẻ, vì sếp là đồng hương Quảng Ngãi nên thường có sự ưu ái dành cho anh trong công việc. Tết đến, anh muốn có một chút quà coi như “tỏ lòng biết ơn”. Nhưng đau đầu nhất là khâu lựa chọn quà. Nếu tặng lẵng quà như bao nhiêu người khác, anh cảm thấy nó bình dân quá. Còn nếu sử dụng đặc sản quê lại lo không biết có phù hợp với khẩu vị của sếp. Trường hợp khác, Tết bằng phong bì, anh cứ băn khoăn và cảm thấy ngượng kiểu gì đó vì “tay vốn không quen”… Cuối cùng, anh đã giải quyết được mối lo quà Tết mấy tuần nay khi được người bạn gợi ý mua tranh thêu tay tặng sếp.

Trong khi đó, chị Thanh, làm việc tại một Viện nghiên cứu Tin học, Điện tử tại TP HCM cũng nhiều hôm liền thẩn thờ chỉ vì chuyện quà biếu Tết. Chị chẳng biết bao nhiêu là vừa. Biếu ít, không bằng đồng nghiệp thì ngại. So đo tính toán chán, lại mất vài buổi tại siêu thị mới mua được quà biếu sếp.

Còn anh Phong, giám đốc một công ty bất động sản trên đường số 7, Bình Tân, TP HCM đã nhân chuyến đi công tác Hàn Quốc cách đây một tháng mua sẵn mấy hộp sâm để làm quà tặng một số sếp quan trọng như các quan chức địa chính trên địa bàn…”Mấy tối giáp Tết, mọi việc cơ quan, gia đình phải tạm gác để đến nhà mấy sếp trước. Mệt nhất là gặp lúc gia đình sếp có quá đông khách, khi ấy lại phải ngồi chờ đến lượt. Có sếp, tôi phải đợi hơn nửa tiếng mới thấy vãn khách”, ông phong nói.

Trưởng phòng nhân sự của một công ty xuất nhập khẩu TP HCM cũng than thở chuyện, năm nào cô cũng được cơ quan giao nhiệm vụ tặng quà cho các đối tác. “Tết đến người thì xôn xao đi mua sắm, còn mình thì cứ nhao nhao vào việc mua quà nào cho hợp với các sếp”, chị than thở. Vì mỗi sếp một khác nên mình phải chọn lựa món quà sao cho phù hợp nhất. “Việc này ảnh hưởng đến cả công ty nên không thể làm qua quýt”, Ngọc cho biết.

Trường hợp anh Thắng, do tâm sự với vợ là cái ghế trưởng phòng đang trống và anh là ứng viên sáng giá. Thế là Tết này vợ anh nhất quyết phải tìm ra được một thứ quà độc đáo để chồng tặng sếp nhằm tăng thêm khả năng “chiến thắng”.

Cô bắt chồng phải đi chọn quà cùng, vòng vèo cả ngày, qua đến mấy chục cửa hàng vẫn không ưng ý bất cứ món quà gì. Thứ cô ưng thì lại quá đắt. Cả ngày nghỉ cuối tuần không mua được gì, cả hai vợ chồng đều chán ngán.

May sao, có cô bạn mách nước có một loại quà tặng khá “độc” có thể làm các sếp thích đó là bưởi Hồ Lô. Trong phong thủy thì Hồ Lô là vật khí không thể thiếu để hóa giải hung khí và tăng cường sức khỏe. Bưởi Hồ Lô chưng trên mâm cổ sẽ thể hiện sự ấm no, hạnh phúc. Để có được loại bưởi này, cô cùng chồng phải bỏ nguyên một ngày để xuống tận Châu Thành, Hậu Giang đặt mua.

Hồng Anh – Lệ Chi
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: CĂM THÙ TẾT

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 7 Tháng 1 29, 2011 10:51 pm

CHXHCNVN
Đạo luật 01
Kẽ đi hối lộ nếu tố cáo người nhận hối lộ có đầy đủ bằng chứng được miễn tố và người nhận hối lộ sẽ phải chịu hình phạt cao nhất của pháp luật.

….
Sau khi đạo luật ra đời thì tình hình hối lộ đã chấm dứt vì …không thấy có ai tố cáo nữa.

Các bạn hãy nêu câu trả lời: Tại sao?
:smt018 :smt017 :((
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ


Quay về • Cung hỷ - Tâm tình

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách

cron