"Hành trình cuộc sống"->Cảm nhận từ trái tim người Việt trẻ!

  
Câu lạc bộ đạp xe vì môi trường Quảng Bình

"Hành trình cuộc sống"->Cảm nhận từ trái tim người Việt trẻ!

Bài viết chưa xemgửi bởi Phở » Thứ 6 Tháng 7 02, 2010 12:40 pm

Trưa hôm nay mình nhận được mail của Long_một người bạn mới quen chỉ cách đây ít ngày. Nội dung mail là một loạt file Word viết về cuộc hành trình xuyên Việt bằng xe máy của Long cùng 1 người bạn. Tiêu đề mail Long gửi cho mình là “Hành trình cuộc sống”_một chuyến trải nghiệm đầy thú vị, đầy cảm xúc mà bản thân mình nghĩ không phải ai cũng thực hiện được…..
Trong nội dung mail, ngoài những file Word đó Long còn có những cảm nhận rất chân thực và sâu sắc, Long nói: “Tôi là người muốn đi tìm hạnh phúc thực sự và tôi muốn cuộc sống của mình thật hạnh phúc. Không những thế tôi còn ước ao mình có thể làm cho những người xung quanh được hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng hạnh phúc là vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất của tôi chứ không phải là điều gì khác, chính vì thế tôi muốn dành 1 khoảng thời gian để suy ngẫm và xác định cách sống thế nào để được hạnh phúc đích thực. Sau hơn 1 tháng chuẩn bị, cuối cùng tôi đã xin nghỉ việc và ban giao xong công việc ở công ty và sắp xếp các công việc ở gia đình. Hôm nay tôi bắt đầu cuộc hành trình Xuyên Việt để đối mặt và trải nghiệm cuộc sống. Hành trình bắt đầu từ Sài Gòn đến Sapa và chinh phục đỉnh Fansipan. Tôi sẽ thực hiện hành trình này bằng xe máy để trải nghiệm được nhiều nhất những cái đẹp của thiên nhiên và đất nước con người nơi mà tôi lớn lên. Tôi hy vọng trên đường đi sẽ trải nghiệm được nhiều cung bậc thăng trầm của hạnh phúc, đối mặt và vượt qua nhiều khó khăn thử thách để rèn luyện con người mình. Sau khi trở về dù sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù đối mặt với vấn đề gì đi nữa thì tôi cũng muốn mang những trải nghiệm và kinh nghiệm của cuộc hành trình lần này theo suốt cuộc đời.”
Sau khi đọc hết những bài viết của Long, mình có cảm xúc rất khó tả, rất tâm trạng…….. Giới trẻ bây giờ liệu có mấy người suy nghĩ được như Long? Thực sự mình rất khâm phục Long và rất ngưỡng mộ những gì Long đã trải qua và đã làm được. Mỗi nơi Long đi qua, nơi Long ghé thăm đều có những câu chuyện cuộc sống ý nghĩa mà ai đã đọc thì cũng phải dừng lại để suy nghĩ về câu chuyện đó, về cuộc sống này.
Khi Long ghé thăm Đồng Hới, qua sự giới thiệu của Minh Hương C4E VN, Long gặp h2t_052, sáng thứ 2 hôm đó, được h2t_052 gọi xuống Nghệ Sĩ Quán uống cà phê cùng Long và mấy anh chị trong QBO nhà mình nữa. Cuộc gặp gỡ chỉ thoáng chốc khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi chia tay nhưng cũng đủ để lại ấn tượng trong mình. Ra khỏi quán, Long tranh thủ lưu sđt và email mình để sau này có cơ hội liên lạc, thật gần gũi như khi lần đầu mình gặp các mem của QBO vậy.
Hôm nay nhận được mail của Long thực sự mình rất bất ngờ bởi dòng đầu tiên của mail: “Dear anh Toán và Thùy Dương, xin gửi các bạn những cảm nhận của Long sau những ngày hành trình xuyên Việt.”
Cả buổi trưa mình ngồi đọc từng bài viết của Long, mình cảm nhận được những suy nghĩ sâu sắc của Long về cuộc sống, về những điều giản dị nhất mà ko phải ai cũng để ý và nhìn thấy. Long đi rất nhiều nơi, ở rất nhiều chỗ, quen thêm được rất nhiều bạn tốt, trải nghiệm cuộc sống bằng việc ở lại cùng người dân mỗi nơi Long dừng chân.
Đặc biệt, bài viết “Vật lộn để được SỐNG” mang đến cho mình rất nhiều cảm xúc khó tả, lúc buồn, lúc vui, lúc giật mình… và có lúc tự nhiên mắt mình không hiểu tại sao lại đỏ hoe!........................ Cảm xúc rất nhiều nhưng không biết phải diễn tả như thế nào, mình xin mạn phép post những bài viết lên diễn đàn để mỗi người chúng ta tự cảm nhận và sẽ hiểu được cảm xúc của mình lúc này!!!!!!!!!! Cảm ơn Long đã chia sẽ những cảm xúc tuyệt vời đó để mình cố gắng hơn trong cuộc sống này!

P/s: đã xin phép chủ nhân cho phép post những bài viết ni lên rùi!
Hình đại diện của thành viên
Phở
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 841
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 21, 2010 11:32 pm
Đến từ: TP Đồng Hới

Re: "Hành trình cuộc sống"--> Những cảm xúc thật ý nghĩa!

Bài viết chưa xemgửi bởi Phở » Thứ 6 Tháng 7 02, 2010 12:43 pm

Lời ngỏ

"Ước mơ lớn nhất của con người chúng ta là sống hạnh phúc. Con người phải làm việc vất vả, lao tâm khổ trí, vắt kiệt mồ hôi và sức lực cũng chỉ mong một cuộc sống hạnh phúc. Người ta chấp nhận hy sinh thời gian, tiền bạc, sức lực, danh dự thậm chí có người hy sinh cả mạng sống của mình cũng nhằm để sống hạnh phúc. Những lý tưởng, niềm tin, lẽ sống, đạo lý… cũng để giúp con người ta sống hạnh phúc. Dù người già, trẻ nhỏ, dù người khỏe mạnh kẻ ốm đau, dù giàu hay nghèo,dù nam hay nữ, dù da trắng hay da đen, dù phương tây hay phương đông, dù cộng sản hay tư bản, dù vô thần hay tôn giáo, dù Phật giáo hay Kito giáo… bất cứ ai trên thế giới này cũng đều muốn sống hạnh phúc. Có thể nói, sống hạnh phúc không chỉ là khao khát mà còn là lý do tồn tại của mỗi con người.

Thế nhưng hạnh phúc lại là điều trừu tượng và khó cảm nhận nhất. Đi tìm hạnh phúc giống như chơi trò trốn tìm, hạnh phúc đến rồi đi, hạnh phúc nhiều khi đang rất gần mà cứ ngỡ như xa lắm, hạnh phúc đôi khi thật nhẹ nhàng tự nhiên như một cơn gió thế mà ta cứ nghĩ rằng phải lấp biển dời non mới được hạnh phúc. Mỗi người với sự khác việt về thể trạng, tính cách, hoàn cảnh, địa vị, văn hóa, niềm tin, quan niệm sống… thì có cách nhìn khác nhau về hạnh phúc. Đối với ai đó thì có tiền là hạnh phúc nhưng có người không thấy hạnh phúc khi có nhiều tiền, họ mong ước cuộc sống bình an thanh thản được đóng góp cho gia đình cho quê hương đất nước cho sự tiến bộ của nhân loại. Những điều mang lại hạnh phúc cho người này nhiều khi chẳng ý nghĩa gì đối với người khác. Hạnh phúc là do chính mình ước mong, nỗ lực thực hiện và trải nghiệm để cảm nhận. Thật may mắn khi có gia đình, người thân và bạn bè ở cạnh mình, họ hiểu mình chia sẻ vui buồn với mình, cùng mình đối mặt và nếm trải những thăng trầm của cuộc sống. Thế nhưng họ không thể sống thay mình hoặc cảm nhận hạnh phúc thay mình được. Vì vậy mỗi người phải tự lập để sống sao cho hạnh phúc.

Tôi là người muốn đi tìm hạnh phúc thực sự và tôi muốn cuộc sống của mình thật hạnh phúc. Không những thế tôi còn ước ao mình có thể làm cho những người xung quanh được hạnh phúc. Tôi nghĩ rằng hạnh phúc là vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất của tôi chứ không phải là điều gì khác, chính vì thế tôi muốn dành 1 khoảng thời gian để suy ngẫm và xác định cách sống thế nào để được hạnh phúc đích thực. Sau hơn 1 tháng chuẩn bị, cuối cùng tôi đã xin nghỉ việc và ban giao xong công việc ở công ty và sắp xếp các công việc ở gia đình. Hôm nay tôi bắt đầu cuộc hành trình Xuyên Việt để đối mặt và trải nghiệm cuộc sống. Hành trình bắt đầu từ Sài Gòn đến Sapa và chinh phục đỉnh Fansipan. Tôi sẽ thực hiện hành trình này bằng xe máy để trải nghiệm được nhiều nhất những cái đẹp của thiên nhiên và đất nước con người nơi mà tôi lớn lên. Tôi hy vọng trên đường đi sẽ trải nghiệm được nhiều cung bậc thăng trầm của hạnh phúc, đối mặt và vượt qua nhiều khó khăn thử thách để rèn luyện con người mình. Sau khi trở về dù sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù đối mặt với vấn đề gì đi nữa thì tôi cũng muốn mang những trải nghiệm và kinh nghiệm của cuộc hành trình lần này theo suốt cuộc đời. "
Hình đại diện của thành viên
Phở
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 841
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 21, 2010 11:32 pm
Đến từ: TP Đồng Hới

Re: "Hành trình cuộc sống"--> Những cảm xúc thật ý nghĩa!

Bài viết chưa xemgửi bởi Phở » Thứ 6 Tháng 7 02, 2010 12:49 pm

Nhật ký ngày 16/6

LÊN ĐƯỜNG

"Ngọc Long là người bạn thân của tôi, Long có nhiều kinh nghiệm đi đường xa bằng xe máy. Long rất muốn đi với tôi trong cuộc hành trình này thế nhưng đến những phút cuối không thể sắp xếp được. Tuy không cùng đi với tôi nhưng Ngọc Long sẽ luôn đồng hành với tôi từng ngày. Long đã chuẩn bị cho tôi 2 chiếc nón bảo hiểm che cả mặt thật tuyệt và dặn dò tôi những điều cần thiết nhất cho 1 chuyến phiêu lưu bằng xe máy. Trước ngày khơi hành, chúng tôi ngủ ở nhà Long để sáng đi cho tiện.
Tôi định dậy lúc 6h00 nhưng không hiểu sao mới 5h30 đã không ngủ được nữa. Tôi dậy sớm một phần vì lo lắng không biết mình sẽ đối mặt với những gì trên đường, không biết mình có đi được đến hết hành trình hay không. Nằm nghĩ vẩn vơ càng làm cho mình xuống nhiệt huyết. Thế là tôi kiểm tra lại những vật dụng cần thiết mang theo xem còn thiếu gì không. Hành trang của tôi là 1 chiếc xe dream 11 năm vẫn chạy tốt, 5 bộ quần áo, 1 áo mưa, 2 dây dầu gội và sữa tắm, 1 chai xà bông giặt đồ, 1 tube kem đánh răng, bàn chải, dao cạo râu, 1 đôi giày và 1 đôi dép – chưa mua dép, 1 bộ đồ vá xe, thật nhiều bao nilon, laptop, nước nhỏ mắt thuốc cảm cúm và thuốc xoa khỏi muỗi cắn, găng tay kính mắt và khẩu trang, cuốn sách Hành Trình Nội Tại và cẩm nang du lịch Việt Nam. Để có được những thứ này xin cảm ơn sự chu đáo của chị Bem.


Tôi rất vui khi có người đồng hành với mình trong cuộc hành trình này, Thông đã từ bỏ tất cả những vướng bận hàng ngày để đi Fansipan với tôi. Có thêm 1 người bạn, hành trình sẽ vui hơn và thú vị hơn. Tôi muốn sống bằng giá trị thực của mình nên không mang nhiều tiền, hành trình sẽ có nhiều thăng trầm hơn khi ta phải nỗ lực thể hiện giá trị của mình đối với những người khác nhất là những người không quen biết. Không lập kế hoạch một cách chi tiết, không háo hức và cũng không hững hờ tôi muốn đối mặt với hành trình này một cách bình thường nhất.
7h00 chúng tôi sắp xếp mọi thứ lên xe và nổ máy lên đường. Tôi qua nhà chị Bem để ăn sáng, gửi ít đồ và chào tạm biệt. Ngày nào cũng gặp nhau thế mà hôm nay thấy lưu luyến quá! Hy vọng khi trở về sẽ có nhiều chuyện kể cho nhau nghe. Hy vọng cả người đi lẫn người ở lại đều bình an và đạt được những mục tiêu của mình.
Để lên dây cót tinh thần, tôi gọi điện thông báo cho gia đình, sếp, bạn bè về chuyến đi của mình. Ai cũng mong tôi bình an và khám phá được nhiều điều từ chuyến đi này.

Ăn sáng xong, 8h00 chúng tôi đến dòng Tên để gặp cha Liêm – người hướng dẫn hành trình tâm linh cho tôi. Cha hỏi thăm từng người rất ôn tồn, cha chúc lành và cầu bình an cho chúng tôi. Vừa ra khỏi nhà cha, tự nhiên tôi thấy trong lòng thật hưng phấn. Tôi nghĩ tại sao mình không làm như cha nhỉ!!! Thay vì nghĩ rằng đây là 1 hành trình để khám phá và vượt qua thử thách, tôi đặt mình vào một góc độ khác đó là hành trình để mang lại bình an và hạnh phúc cho người khác. Nghĩ như vậy tôi thấy vui hơn, tôi bàn với Thông là khi đến nhà ai mình sẽ vui vẻ và đem niềm vui cho họ, khi ra về sẽ đọc kinh cầu nguyện và chúc bình an cho gia đình.

Qua Thủ Đức tới Suối Tiên, Tôi ghé thăm người bạn gái của mình. Mặc dù mới gặp nhau hồi tối nhưng câu chuyện của chúng tôi dường như không thể chấm dứt. Sau gần 1 tiếng trò chuyện với Oanh tôi nghĩ mình phải lên đường sớm để người ta còn học bài thi và chúng tôi cũng không muốn bắt đầu hành trình của mình quá trễ.
Sau đó ghé nhà 2 em họ là Hiếu và Trung cũng ở gần Suối Tiên. Là anh em họ cùng xuống Sài Gòn học nhưng hôm nay là lần đầu tiên tôi có dịp ghé thăm nhà Hiếu Trung. Cả hai anh em đều có mặt ở nhà và niềm nở đón tiếp chúng tôi, cả những người trong phòng cũng vậy. Tôi có quen cô chủ nhà nơi Hiếu Trung đang ở trọ. Biết tôi ghé thăm Trang vội qua ngay, còn mời tôi ở lại cùng nấu cơm 1 bữa theo kiểu sinh viên rồi đi. Thật là nhiều khi có nhiều người bạn luôn mong đợi mình đến vậy mà tôi chẳng mấy quan tâm. May mà có chuyến đi này thì hôm nay tôi mới gặp được mọi người chứ nếu không thì chẳng biết đến khi nào nữa.

Chợt nghĩ đến Trúc, Quỳnh cũng học ở Sài Gòn mà tôi chưa lần nào ghé thăm, thế là chúng tôi chạy ngược trở về Thủ Đức ghé lưu xá dòng Đức Bà Truyền Giáo ở Võ Văn Ngân để thăm 2 em. Sau 2 năm sống xa gia đình thấy Trúc và Quỳnh đều trưởng thành và lanh lợi hơn, vừa xinh đẹp học giỏi lại giàu lòng quảng đại trong các việc chung. Không biết tôi có nói điều gì lớn lao quá không, mà Trúc Quỳnh tỏ ra rất hâm mộ. Tụi nó bắt tay cứng ngắc để chúc tôi lên đường bình an, lại còn dặn tôi gửi hình gửi mail về nữa. Tôi có cảm giác mình giống như Đường Tăng trước khi lên đường đi thỉnh kinh vậy.

Tôi hẹn thầy Hưng – CLC Biên Hòa lúc 11h00 thế nhưng phải đi vòng vòng Suối Tiên – Thủ Đức, mỗi cuộc gặp lại quá bịn rịn nên hơn 12h00 tôi mới tới được nhà thờ Tân Mai. Thầy Hưng sinh năm 1952 bằng ba tôi thế nhưng thầy lúc nào cũng xưng Tớ và gọi Cậu, thầy chỉ muốn tôi gọi bằng anh nhưng tôi thì thích kêu bằng thầy vì thầy vừa lớn tuổi lại đi dạy học. Thầy xuất hiện trên 1 chiếc xe đạp đua cũ kỹ làm tôi quá bất ngờ vì mỗi lần gặp nhau ở Thủ Đức tôi thường thấy thầy đi chiếc Vespa cổ rất phong độ. Thầy bảo kì này ít đi xe máy lắm, thích đi xe đạp hơn cho khỏe người và bảo vệ môi trường. Ngày nào thầy cũng dậy từ 4h00 sáng đạp xe cả chục cây số ra công viên rồi chạy bộ mấy cây số sau đó mới về đi dạy. Nhà thầy toàn những người lớn tuổi. Mẹ thầy năm nay đã 91 nhưng vẫn còn rất khỏe, bà vẫn đi lại ăn uống bình thường, mặc dù nghe không còn rõ nhưng bà vẫn còn nhớ rất tốt. Các chị em của thầy đều ở tuổi mà tôi gọi là cô hoặc bác. Tôi không hiểu vì sao mà gần đến tuổi lục tuần rồi mà thầy vẫn chưa muốn lấy vợ. Chúng tôi được mời ăn nui, Vì nhà thầy nhiều người lớn tuổi nên nui nấu rất mềm, xương cũng có thể nhai và nuốt được. Vì vậy mặc dù trong miệng bị lở mấy cái mụt nhưng tôi ăn rất ngon. Ăn xong thầy trải chiếu cho 2 đứa ngủ 1 giấc đến 2h00 chiều. trước khi đi thầy còn cho 1 thanh appelipe để ăn dọc đường nữa.

Rời khỏi nhà thầy Hưng, chúng tôi thẳng tiến đến Gia Kiệm – cách đó khoảng 50km để thăm CLC Gia Kiệm. Vừa qua ngã tư Dầu Giây khoảng 10 km chúng tôi bất ngờ bị công an thổi lại. Tôi chẳng biết mình bị thổi vì tội gì nữa, tuy nhiên khi bị thổi thì trong lòng hồi hộp lo lắng lắm. Tôi đinh ninh mình bị quá tốc độ. Nếu bị quá tốc độ thì có thể bị giữ bằng lái hoặc giấy tờ xe. Nếu bị giữ giấy tờ thì chuyến hành trình sắp tới sẽ có nhiều vấn đề lắm. Tôi vừa nghĩ miên man vừa run lập cập lấy giấy tờ cho chú Công An kiểm tra. Trong đầu biết chắc là sẽ bị phạt, nhưng chẳng biết phạt bao nhiêu, trong túi tôi lúc này chỉ có mấy đồng 10 ngàn và vài tờ 500 ngàn thật là khó xử. Lúc đó trong đầu tôi chỉ chợt nghĩ đến 2 từ “ước gì” và “giá mà”. Ước gì được tha nhỉ!! Thật là may, tôi vừa nghĩ như vậy mà được tha luôn. Công an kiểm tra giấy tờ xong, nhìn chúng tôi chàm chằm. Tôi chưa kịp thanh minh thanh nga gì thì chú ấy nói, “có bảo hiểm không?” tôi lục tờ bảo hiểm ra – trước đây bóp tôi bị ướt 1 lần nên tờ bảo hiểm xe rác tơi tả. tuy nhiên vẫn đọc được mờ mờ. Xem xong bảo hiểm, công an trả lại toàn bộ giấy tờ và bảo chúng tôi đi đi. Tôi mừng hết hồn và rối rít cảm ơn.
Chúng tôi không khó khăn để tìm nhà chị Lệ nằm gần nhà thờ Thanh Sơn. Chị Lệ chào đón chúng tôi rất nồng nhiệt, nhà chị Lệ có cây chôm chôm Thái đầy trái đỏ rực, chị cho chúng tôi trèo lên hái ăn thoảI mái, ăn xong còn bảo mang đi dọc đường nữa. Chị Lệ chia sẻ CLC Gia Kiệm kỳ này đông người lắm, ai cũng đẹp trai đẹp gái sinh hoạt rất thường xuyên mỗi tuần 2 lần. Ngoài việc chia sẻ và cầu nguyện, cộng đoàn còn tham gia rất nhiều hoạt động xã hội. CLC Gia Kiệm còn lập 1 website để giới thiệu các hoạt động của mình nữa. Trước khi về chúng tôi không quên cảm ơn và chúc bình an cho gia đình chị Lệ và CLC Gia Kiệm.





Ở Gia Kiệm chúng tôi thấy mưa thật hay. Trời đang nắng chang chang tự nhiên mưa ào ào như trút nước. Mưa chỉ khoảng 3 phút lại thôi, không kịp ướt đất. Vậy mà khi chúng tôi ra đường thì nước đã tràn đầy mặt đường, cống thoát không có toàn bộ nước với mùi hôi kinh khủng chảy lềnh bềnh trên mặt đường trong khi vỉa hè và lề đường thì chưa kịp ướt.
Lịch trình của chúng tôi là ghé thăm CLC Ngọc Lâm sau đó đi Phan Thiết để viếng đức mẹ Tà Pao. Thế nhưng khi liên lạc với anh Hoàn – Ngọc Lâm ảnh bảo anh đang đi hưởng tuần trăng mật ở Ban Mê Thuột. Tôi gọi điện cho Nguyệt định ghé thăm 1 tí rồi đi ngay.
Trên đường đi Ngọc Lâm cách Gia Kiệm khoảng 40 km, chúng tôi viếng đức mẹ Bạch Lâm. Đọc kinh cầu nguyện sốt sắng để cầu bình an cho cuộc hành trình. Tôi thực sự bất ngờ khi Thông nói đây là dòng Thánh Gia nơi anh Điềm đang ở. Anh Điềm là anh họ con chú con bác của tôi, chúng tôi rất thân nhau nhưng gần 3 năm nay không gặp vì anh đi tu dòng Thánh Gia. Tôi liền bảo Thông quay xe vào thăm anh Điềm ngay. Anh Điềm vẫn như xưa vui vẻ và chịu khó. Lúc chúng tôi đến thì anh Điềm và những thầy khác đang chơi bóng chuyền, họ chơi hay và hăng quá nên không biết sự hiện diện của tôi. Khi tôi mở mũ bảo hiểm ra thì anh Điềm quá sức bất ngờ - tôi cũng vậy, không ngờ lại gặp được anh. Anh Điềm lấy cho chúng tôi 1 trái sầu riêng và 1 rổ chôm chôm tươi rói. Anh em gặp nhau tâm sự quá trời. Tôi kể cho anh về chuyến hành trình của mình, anh rất thích và chúc tôi bình an và tìm kiềm được những giá trị đích thực của cuộc sống. Vì lâu quá không gặp nên tôi nán lại nói chuyện với anh hơi lâu.
Ra khỏi dòng Thánh Gia là đã 6h10 chúng tôi cố gắng chạy lên Ngọc Lâm lúc 7h00 để kịp đi Tà Pao. Không may là vừa đến trạm thu phí Định Quán, trời mưa to như trút nước. Mưa Định Quán là mưa thật chứ không hù dọa như ở Gia Kiệm. Chúng tôi lui cui mặc áo mưa và che chắn cẩn thận, tuy nhiên mưa to quá nên vẫn bị ướt quần, may mà không ướt giày.

Tới Ngọc Lâm, không có Nguyệt ở nhà, chúng tôi định chào hai bác rồi đi ngay. Thế nhưng gia đình đón tiếp quá niềm nở hơn nữa trời vẫn còn đang mưa mà đường không có đèn nên chúng tôi xin ở lại. Thấy chúng tôi đến, mẹ Nguyệt vội gọi điện cho con xin nghỉ làm để về nhà chơi với 2 anh. Bà ra chợ mua 1 đĩa thịt chó, 1 đĩa thịt bê thui và 1 đĩa thịt vịt, cộng với cơm của nhà nữa thành 1 mâm vô cùng thịnh soạn. Chỉ tiếc là thịt chó không có mắm tôm – sợ ăn mắm tôm bị đau bụng nên hôm nay ăn thịt chó với muối tiêu. Bác trai nói chúng tôi ăn hết mình đi, bữa ăn này là của 2 đứa đó! Bác nói chuyện rất vui và chân tình, chúng tôi luyên thuyên từ đầu đến cuối bữa ăn nên chưa ăn hết đã thấy no cằng bụng rồi.
Theo dự định ban đầu của chúng tôi là đi Tà Pao trên đường đi sẽ thăm nhà chị Hiên – người quen của Thông. Chúng tôi đã hẹn sẽ ghé nhà chị Hiên nên sau khi ăn 2 đứa tranh thủ qua thăm chị Hiên rồi trở về nhà Nguyệt. Đường đi Tà Pao vừa tối vửa quanh co, tôi thấy quyết định ngủ lại là chính xác.
Về nhà Nguyệt, chúng tôi vừa coi world cup vừa nói chuyện với gia đình. Hôm nay Tây Ban Nha đá với Thụy Sỹ. Thật không ngờ Tây Ban Nha lại thua 1 trái. Tôi vừa nói chuyện vừa viết nhật ký, viết được mấy dòng thì mắt tôi nặng trĩu. Cả ngày đi ngoài đường nắng gió, lại mắc mưa nên tôi bị ho và sổ mũi. May mà Thông có 2 viên thuốc đưa tôi uống. Hy vọng cơn cảm cúm sẽ không ảnh hưởng đến hành trình.
Cả ngày hôm nay đi hơn 100km gặp biết bao nhiêu người mà chẳng tốn đồng nào tiền ăn và tiền ở, chỉ đổ xăng 1 lần hết 40 ngàn. Tôi nghiệm ra rằng mỗi người chúng ta luôn có những người thân và bạn bè bên cạnh. Chỉ cần “lên đường” là có thể được gặp và chia sẻ đón tiếp. "
Hình đại diện của thành viên
Phở
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 841
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 21, 2010 11:32 pm
Đến từ: TP Đồng Hới

Re: "Hành trình cuộc sống"--> Những cảm xúc thật ý nghĩa!

Bài viết chưa xemgửi bởi Phở » Thứ 6 Tháng 7 02, 2010 1:00 pm

Nhật ký ngày 17/6

Không biết Thông và Nguyệt có mối duyên tiền định nào hay không nữa, kể từ phút đầu gặp nhau tụi nó đã xoắn nhau như đã quen lâu lắm. Hôm qua tôi mệt quá đi ngủ lúc 10h30, còn Thông và Nguyệt còn tranh thủ cưa cẩm đến hơn 12h. Thông viết nhật ký Nguyệt còn viết tặng hắn 4 câu thơ rất duyên tình. Đúng là tuổi trẻ tài cao mới gặp có mấy tiếng đồng hồ mà Thông đã làm người ta mê mẩn. Nguyệt học giỏi lắm, suốt 11 năm trời luôn là người học giỏi nhất nhì trường, bằng khen dán đầy nhà. Năm nay Nguyệt lên 12, em phân vân không biết nên thi y dược hay ngoại thương tại vì môn nào cũng giỏi, điểm trung bình trên 9.0, chỉ tội có môn thể dục quá yếu nên chỉ được học sinh khá. Nguyệt không những học giỏi mà còn dễ thương nữa, Thông chết mê chết mệt cũng phải. Sáng nào Nguyệt cũng dậy sớm đọc kinh, cầu nguyện, lần hạt khoảng nửa tiếng. Tranh thủ những ngày nghỉ hè Nguyệt đi làm thêm cho khôn người, đi phục vụ trong quán nhậu bán thịt trâu nướng từ 8h00 sáng đến 8h00 tối. Nguyệt luôn vui vẻ hòa đồng. Có thể nói có được người yêu như Nguyệt là mơ ước của biết bao chàng trai.
Nhà Nguyệt nuôi mấy trăm con gà và mấy chục con heo. Sáng sớm mới 3-4 giờ sáng là mấy anh gà trống đua nhau gáy o o nên chúng tôi chẳng ngủ được mấy. Thông thì như bị hớp hồn từ tối qua nên nó chẳng ngủ được gì cứ lăn qua lăn lại, hết nằm sấp lại nằm ngửa. Thế là chúng tôi dậy sớm để đi Tà Pao luôn.
Tà Pao cách Ngọc Lâm khoảng 45 km. Đường đi buổi sáng lờ mờ sương với những ngọn núi thấp thoáng xa xa, xung quanh là những cánh đồng xanh ngát. Không khí trong lành, đường đi quanh co, cảnh vật xanh mát làm chúng tôi sung sức hẳn lên.
Chúng tôi tới Ta Pao khoảng 7h00, trời mát và không đông người lắm. Nghe nói cứ đến ngày 13 hàng tháng thì khách hành hương các nơi đổ về đông lắm. người ta phải xếp hàng đên 3-4 cây số từ cầu Ta Pao để được gửi xe. Đường lên núi đức mẹ cũng lắm gian nan. May mà kỳ này người ta xây bậc thang với 2 tuyến lên và xuống nếu không thì nghẹt người không đi được.
Tự nhiên trong đầu tôi xuất hiện 1 thắc mắc. Tại sao người ta phải bỏ công bỏ sức lên đây nhỉ. Bức tượng đức mẹ cũng chỉ là gạch đá thôi mà, nếu đức mẹ thương mình và mình mến đức mẹ thì ở đâu chẳng cầu nguyện được. Chẳng lẽ cứ đến đây cúi lạy cục đá được tạc hình đức mẹ đó là được cứu rỗi hay sao, nếu như thế thì giá trị tâm linh kito giáo rẻ tiền quá!!
Niềm tin đôi khi như vậy đó, thật là khó hiểu. Người ta tin rằng Chúa ở khắp mọi nơi, tin rằng mẹ luôn che chở ban ơn. Thế mà cứ nhất định phải đến nơi này nơi nọ để khấn xin điều này điều nọ. Đạo mà chỉ để cho người xin xỏ thì đạo đó đời quá! Tôi muốn trải nghiệm tôn giáo một cách bình dị mà sâu thẳm hơn. Nếu có Chúa thực thì Chúa ở ngay trong con người của tôi, ngay trong cõi lòng sâu thẳm. Nếu cần gặp Chúa thì cứ đi tìm ngay trong bản thân mình, trong cuộc sống của mình chứ không phải đi đâu cả.
Mới sáng sớm tôi đã thấy rất đông người lên Tà Pao, có cả những cụ già trên 60 tuổi. Thấy họ rất thành tâm và quyết tâm vượt đường xa qua bao nhiêu bậc thang gian nan thử thách càng khâm phục họ. Chắc họ đang đi tìm sự nâng đỡ, tìm sự bình an trong cuộc sống đó cũng là những giá trị căn bản của hạnh phúc. Cuộc hành trình của tôi đang đi cũng cũng phải vượt qua biết bao gian nan, đôi lúc cũng thấy mạo hiểm và ngu xuẩn nữa. Vậy mà tôi không ở nhà cho khỏe mà lại bỏ công việc, tốn tiền tốn sức. Điều mà tôi tìm kiếm chẳng phải là hạnh phúc đó sao. Có lẽ họ cũng đến đây để mong được hạnh phúc. Mỗi người tự do để sống sao cho hạnh phúc, vậy thì tại sao tôi phải dòm ngó xem người ta sống kiểu đó có hạnh phúc hay không, trong khi tôi chẳng muốn người ta can thiệp vào cách sống của mình. Tôi nghĩ trên cuộc hành trình này mình sẽ suy niệm nhiều hơn nữa về đề tài này.
Viếng đức mẹ Tà Pao xong, chúng tôi lên đường đi Phan Thiết. Vùng đất này khô cằn sỏi đá người dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. vẫn còn cảnh con trâu đi trước cái cày đi sau. Anh nông dân cày cả buổi mà chỉ được mấy đường thấy vất vả quá! Cầu mong Chúa ban cho anh năm nay được mùa.
Cả đêm thiếu ngủ, đi đường toàn ổ gà với ổ voi nên vừa tới Phan Thiết là 2 đứa mệt rũ rượi, muốn tìm 1 quán café nào đó ngủ 1 giấc và tranh thủ viết nhật ký luôn. Tôi chợt nhớ đến chị Thanh vợ anh Thượng chú của Oanh đang ở Phan Thiết, nên ghé thăm. Chúng tôi chỉ muốn ghé thăm thôi, không ngờ được tiếp đón rất nồng hậu. Trưa nắng chang chang mà anh Thượng đi ra đầu ngõ mấy trăm mét để đón chúng tôi vào nhà. Chúng tôi được ăn trưa ở nhà bố mẹ chị Thanh, ăn xong ngủ một giấc nhẹ cả người. Bố mẹ chị Thanh đạo đức lắm, ngày nào cũng đọc kinh lòng thương xót Chúa. Chúng tôi may mắn được tham dự buổi đọc kinh cùng gia đình.
Chị Thanh quý chúng tôi lắm, chị nói ở lại ngủ rồi sáng mai lên đường đi tiếp. Tôi sợ cứ mỗi nơi nghỉ lại 1 ngày thì không biết đến bao giờ mới kết thúc cuộc hành trình, nên xin phép lên đường đi tiếp cho kịp đến Nha Trang trong ngày, nghe nói còn hơn 200km nữa là tới Nha Trang. Anh Thượng dặn tôi nếu không kịp đến Nha Trang thì ghé Phan Rang, ở đó có anh Dũng em anh Thái thuộc CLC Quy Nhơn. Trước khi lên đường chị Thanh cho chúng tôi 3 trái thanh long và 1 chai nước lớn để uống dọc đường. Từ đây trở ra chẳng có người quen thân như ngày hôm qua, cuộc hành trình sẽ có nhiều khó khăn hơn.

. Cái dòng điện thoại cảm ứng vừa hay lại vừa bất tiện. Cứ phải có tay không thì mới sử dụng được, đang đi xe muốn nghe điện thoại hay chụp hình phải dừng xuống, tháo găng tay mới dùng được. Vừa thấy biển chúng tôi mừng hết lớn, lấy điện thoại ra chụp lấy chụp để, chụp xong quên đeo găng mất tiêu. Đi được khoảng 10km nhìn lại mới thấy sao 1 tay có găng 1 tay không. Và thế là coi như mất chiếc găng tay mới mua, ngày mai phải mua 1 đôi mới.
Cái xe chạy mấy ngày liên tục nên bị đuối, bánh xe lắc như điên máy thì kêu ro ro tìm hoài không thấy tiệm sửa xe nào lớn lớn để sửa nên chúng tôi không dám chạy nhanh. Đến Phan Rang khoảng 7h30, chúng tôi ghé thăm nhà anh Dũng. Vì anh Dũng chưa gặp tôi, anh Thái cũng không nói rõ nên chúng tôi gặp nhau không tự nhiên lắm. Anh Dũng lại đi làm đêm, còn chúng tôi cần check mail và viết nhật ký vì vậy tôi xin ra ngoài cho tiện. Sau khi ăn cơm gà Phan Rang chúng tôi thuê nhà nghỉ có wifi để tiện nghỉ ngơi và viết lách. Đây là lần đầu tiên phải tốn tiền ăn và tiền ở, tuy nhiên như vậy cũng thoải mái và dễ chịu.

Thông nói với tôi, từ hôm nay trở đi, hành trình sẽ có nhiều khó khăn hơn tuy nhiên như vậy lại càng thích, như vậy mới là hành trình cuộc sống chứ!
Hình đại diện của thành viên
Phở
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 841
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 21, 2010 11:32 pm
Đến từ: TP Đồng Hới

Re: "Hành trình cuộc sống"--> Những cảm xúc thật ý nghĩa!

Bài viết chưa xemgửi bởi Phở » Thứ 6 Tháng 7 02, 2010 1:05 pm

Nhật ký hành trình cuộc sống 18/6/2010

Nếu cho phát biểu cảm nghĩ về vùng đất Phan Rang thì tôi chỉ cần nói 1 từ là NÓNG. May mà mình thuê khách sạn ngủ chứ nếu không thì sang ra ngủ dậy thành 2 con cá khô rồi. Khách sạn này nhỏ nhỏ mà cũng tử tế lắm, họ để thau và bàn chải giặt đồ trong phòng cho mình nữa. Phòng mình lại nằm trong cùng sát với tường rào phía sau nên 2 anh em tranh thủ giặt đồ. Mới giặt 1 tí mà đến 8h00 sáng đồ đã khô rang.
Mấy ngày đi ngoài trời nắng nóng, hôm nay ngủ phòng máy lạnh Thông ngủ như khúc gỗ, còn tôi thì hăng hái viết nhật ký nên không muốn ngủ. Đến hơn 12h00 tôi mới đặt lưng xuống giường được, định ngủ 1 giấc cho đã đến tận trưa nhưng không hiểu sao đến 6h00 đã mò đầu dậy. Ngủ dậy bước ra khỏi phòng giống như đi vào sa mạc vậy, hơi nóng hừng hực làm đầu tôi cứ bưng bưng. Trời nóng làm tôi bị sổ mũi quá chừng, đầu cũng có cảm giác như đang chui vào lò than vậy.
Chiếc xe Giấc Mơ chúng tôi sau 11 năm chạy ngược chạy xuôi chưa hết mệt mỏi, kỳ này lại dồn sức đi xuyên Việt cả mấy ngàn cây số, thấy nó tội nghiệp quá. Hôm qua kéo 1 phát từ Phan Thiết qua Phan Rang dữ quá nên sên cam bị lỏng, suppan cũng kêu lạch cạch, còn bánh sau thì rơ giống như sắp rớt ra ngoài vậy. Chúng tôi vào trung tâm bảo hành HEAD của Honda để sửa chữa.
Chúng tôi dự định sửa xe 1 tí rồi đi Tháp Chàm chơi, ai ngờ sửa xe đến 12h00 mới xong. May mà kịp về trả phòng khách sạn. Tiền phòng 1 ngày là 150,000 tôi đưa tờ 500,000 cho bà chủ rồi vội vàng chạy ra xe để sắp xếp đồ đạc. May mà cô chủ tốt bụng kêu tôi lại để trả 350,000 tiền thừa. Nếu không có sự thật thà của cô chủ thì chúng tôi phải trả tiền khách sạn 1 đêm với giá gấp 3 rồi. Đầu ốc tôi hôm nay bị tưng tưng nên chẳng thận trọng gì cả.
Chúng tôi đến tháp Chàm cách Phan Rang khoảng 7km, vì đến lúc giữa trưa nên càng cảm nhận được cái nóng râm ran của nơi này, nghe nói ở đây mấy tháng mới mưa 1 trận – chả bù cho xứ Đà Lạt mưa 1 trận kéo dài cả tháng.
Vô cái bảo tàng Chăm này vừa vắng vẻ vừa thiếu thốn dịch vụ, chúng tôi chẳng thấy bán cái gì ăn cả nên phải vòng ra cách đó gần 1km để ăn trưa tranh thủ charge pin điện thoại để lát nữa chụp hình luôn.
Tôi khoái món thịt luộc chấm mắm tôm nên vừa bước chân và là kêu ngay 1 đĩa. ở đây người ta có món cà pháo ăn ghém kỳ lắm, cà tím không cần muối ủ gì hết chỉ cần cắt đôi chấm với mắm nêm và xác cá. Lúc đầu tôi không dám đụng đến mấy trái cà sống nhưng thấy Thông ăn ngon quá nên tôi sực vài trái, thấy cũng ngon và giòn ghê.
Cái xứ sở này nóng nực và khô khan như ngói, chẳng có cây cối hoa quả gì hết trơn, đi đâu cũng toàn là mắm và cá. Cái khắc nghiệt của thiên nhiên thấm sâu vào người dân Phan Rang, khuôn mặt và dáng vóc của họ cũng khô quéo như cây củi vậy. Ngay cả giọng nói cũng khô rang chứ không mượt mà mềm mại như giọng Đà Lạt – Huế - Hà Nội. Cô chủ quán nghe chúng tôi kể về cuộc hành trình thì ngưỡng mộ hết biết. Cả đời họ chỉ loanh quanh ở cái xứ sở khô cằn sỏi đá này, họ chỉ ước mong 1 ngày nào đó được đi Đà Lạt vì nghe nói ở đó có nhiều cây và hoa lắm, khí hậu lại trong lành mát mẻ. Đúng là khi đi xa mới thấy quê nhà chẳng khác chi thiên đàng.
Người ta dọn cho chúng tôi mâm cơm thịnh soạn như trong hình, chúng tôi ăn cố mà cũng không hết một phần vì quá nhiều phần vì không khí quá nóng nuốt không trôi. Ăn xong tính tiền thì quá bất ngờ vì tổng cộng chỉ có 30,000. Công nhận đời sống ở đây cơ cực quá!! Tôi đưa 50,000 mà quên lấy tiền thối, cô chủ vội chạy theo kêu lại để trả 20,000. Đúng là đầu với óc!!
Bảo tàng Chăm được xây dựng từ thế kỷ 13 để tôn thờ vị vua của vùng đất này, vị vua này có công lớn trong việc xây dựng hệ thông tưới tiêu và giúp dân cày cấy.
Tháp Chàm vắng hoe, chẳng thấy bóng du khách nào cả. bước vào quầy lưu niệm và trưng bày sản phẩm văn hóa cũng chẳng thấy nhân viên nào phục vụ. Không biết đây có phải là chính sách self-service của bảo tàng hay vì đồng lương ít ỏi quá người ta phải tranh thủ về sớm để kiếm thêm.

Văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng nhiều của dòng văn hóa Ấn Độ đặc biệt là Ấn Độ Giáo và Balamon. Họ có rất nhiều lễ hội như lễ hội Kate, lễ hội Your Yang để cầu đảo đến các tháp, lế Ramuwan, lễ cưới Chăm Bani, lễ Ngak Nugar – lễ nhập đạo, lễ Nija Nugar lễ mùa tống ôn đầu năm, lễ Rija Pruang – lễ múa lớn… mỗi lẫn có lễ hội thì người dân khắp nơi kéo đến tháp Chàm này để dâng cúng lễ vật, tôn thờ thần Siva nhảy múa và giao lưu văn hóa.
Tháp Chàm vừa là trung tâm tôn giáo vừa là trung tâm văn hóa của cả vùng. Tháp xây bằng gạch kín không thấy vữa hoặc keo dính, tường tháp dày hang mét nên giúp cho tháp tồn tại qua mấy trăm năm mà vẫn không hề hư tổn. Thường thì người ta xây 1 quần thể 3-4 tháp trong đó có 1 tháp chính để thờ thần Siva – vị thần nổi tiếng của Ấn Độ Giáo. Các tháp chàm đều xây theo cách điệu của biểu tượng Linh Gia, được xem là biểu tượng của sức mạnh, cội nguồn của sự sống và hạnh phúc. Tôi ao ước được tìm hiểu hơn nữa về ý nghĩa của Linh Gia và quan niệm tính dục của người Chăm cũng như Ấn Độ Giáo, thế nhưng chẳng có ai để hỏi và chia sẻ. Tháp được xây ở trên đỉnh đồi cao nhất – là nơi kết giao giữa đất với trời, giữa con người với Thần Linh. Tháp nhỏ phía trước tháp Chàm chính – rất nhiều các họa tiết cách điệu của Linh Gia vươn thẳng lên trời thể hiện ước mong được sung túc, mạnh mẽ.
Ra khỏi Tháp Chàm, chúng tôi lên đường đi Nha Trang. Cách Nha Trang khoảng 40-50 km là thị xã Cam Ranh, một vùng đất ấm áp nhiều cây xanh chứ không khô cằn như Phan Rang. Tình cờ đi trên đường thấy đàn cừu trắng đang đi ăn cỏ, chúng tôi tranh thủ làm và pô.
Cam Ranh quả là một vùng đất địa lợi, phía sau dựa núi mắt trước hướng ra biển, có sông suối với thực vật xanh tươi. Vừa có bến cảng, vừa có quốc lộ, vừa có tuyến đường sắt ngang qua lại có sân bay quốc tế. Nếu tôi là người hoạch định chiến lược nhất định sẽ xây dựng vùng đất này thành khu kinh tế sầm uất.
Chúng tôi rẽ vào sân bay Cam Ranh – nghe nói hồi xưa ba tôi làm việc ở đây. Sân bay Cam Ranh cách Nha Trang khoảng 30 km.
Đường từ sân bay vào thành phố Nha Trang mới đẹp làm sao! Con đường nhựa sạch tưng bọc theo triền đồi, từ đây có thể cảm nhận vịnh Cam Ranh xanh mát với những hòn đảo thấp thoáng chẳng khác gì Vịnh Hạ Long. Tôi mở mũ bảo hiểm để gió biền lùa vào mặt, một không khí tươi mát lại mằn mặn hương vị của biền làm xua tan mọi mệt nhọc dọc đường. Tôi ngồi đứng thẳng lên và giang rộng hai tay như muốn ôm trọn cái không khí tuyệt vời đó. Người tôi lâng lâng như chim đang bay giữa bầu trời, nhất là khi xe thả dốc xuống triền núi.
Chúng tôi đến Nha Trang khoảng 5h00, không khí ở đây thật tuyệt vời mát mẻ. Mỗi lần đến Nha Trang lại thấy một sự phát triển đáng ngưỡng mộ. Đường xá sạch tưng, bãi biển đông nghẹt khách du lịch nhưng không hề thấy rác. Dọc bãi biển còn có hệ thống toilet công cộng rất sạch sẽ và tiện dụng. Các tòa nhà cao tầng mới mọc lên là những khách sạn tầm cỡ quốc tế như Sheraton, Novotel, Prime, Sunrise… cho một sự đầu tư lâu dài để khai thác tiềm năng du lịch của thành phố biển nàyTheo sự giới thiệu của anh Nhã tôi lên nhà thờ Đá xin gặp Soure Tam. Vì đánh máy nên tôi tưởng là soure Tâm (heart) nhưng người ta bảo là ở đây không có ai tên Tâm, chỉ có soure Tám (eight) nhưng soure Tám cũng không ở đây, soure đi tĩnh tâm ở Sài Gòn rồi, 2 tuần nữa mới về. Vậy là tôi không xin trọ được ở nhà soure Tám.
Chúng tôi qua gặp 1 người bạn của Thông tên là Thảo hiện đang làm trong trung tâm nha khoa quốc tế ở gần đó. Thảo rất vui khi gặp lại chúng tôi nhưng phải sorry không thể thu xếp cho chúng tôi ở lại được.
Và thế là chúng tôi lien hệ với anh Hiệp thuộc CLC Nha Trang. Nhà anh Hiệp ở Suối Tân – huyện Diên Khánh cách trung tâm thành phố Nha Trang 25km, chúng tôi vòng lên bến xe phía nam, đi qua ngã ba Thành đi them 15 km nữa thì tới nhà anh Hiệp.
Anh Hiệp tiếp đã chúng tôi rất tử tể, chúng tôi xin ngủ lại nhà anh 1 đêm. Anh còn sửa giúp máy tính cho tôi, máy tôi không tự booth lên được nên anh cài lại win đến nửa đêm vẫn chưa cài xong. Chúng tôi nằm xem đá banh world cup, trận Đức gặp Sierie. Thông bắt đội Đức còn tôi theo Siere, không ngờ Đức thua Siere 0-1. Kỳ thật, mỗi lần tôi xem bóng đá là mỗi lần chứng kiến sự thất bại của những đội bóng lớn, lần trước thì Tây Ban Nha thua Thụy Sĩ giờ đến lượt Đức. Nhà anh Hiệp nằm ở vị trí rất “đắc địa”. phía trước là quốc lộ 1A, phía sau là đường sắt Bắc Nam gần khúc cua. Thế là cả đêm chúng tôi bị tra tấn, hết tiếng rít và đạp thắng bóp kèn ớn lạnh của những chiếc xe tải đến tiếng bóp còi tè tè của những chiếc tàu lửa. :chan
Hình đại diện của thành viên
Phở
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 841
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 21, 2010 11:32 pm
Đến từ: TP Đồng Hới

Re: "Hành trình cuộc sống"--> Những cảm xúc thật ý nghĩa!

Bài viết chưa xemgửi bởi Phở » Thứ 6 Tháng 7 02, 2010 1:07 pm

Nhật ký hành trình cuộc sống 21/6/2010
SỐ PHẬN

Hôm qua trước khi lên đường đi Quy Nhơn, chúng tôi đã đến thăm một gia đình thân quen và gặp gỡ cô Ánh. Một cuộc gặp gỡ ngắn gọn nhưng làm tôi bị đánh động rất nhiều.
Cô Ánh năm nay gần 50 tuổi, cô bị tàn tật bẩm sinh chân trái của cô không có nên rất bất tiện khi di chuyển. Vì thời thế chiến tranh loạn lạc nên cô được gửi vào cô nhi viện với hy vọng được chăm sóc tốt hơn. Nhưng đến khi 11 tuổi, cô được đem về và sống như vậy cho đến nay. Cô ao ước được một gia đình như bao người khác nhưng phận đời không bao giờ để ước muốn đó thành hiện thực. Ở cái tuổi 11 người ta được chạy nhảy với bao ước mơ hoài bão còn cô đã phải lụi cụi di chuyển bằng 3 chân, cô vất vả nặng nhọc từng ngày để mưu sinh, nhưng cô quyết tâm sống để không ăn bám liên lụy đến gia đình. Cô kiếm sống bằng cách bán nhu yếu phẩm và nước ngọt cho người dân trong khu phố ngay tại vỉa hè đối diện với nhà cha mẹ mình. 6h00 sáng một mình cô dọn hàng ra bán, tối 11h00 khuya lại lủi thủi cất hàng hóa vào “căn nhà” của mình. Một mình cô với 3 cái chân phải rảo bước khắp chợ để mua hàng về bán, những lúc mưa giông bão táp cô vẫn lặng lẽ ẩn nấp trong căn nhà chẳng khác chi lán trại của mình, có năm bão to đến nỗi làm bật gốc 2 cây trứng cá cổ thụ trước nhà ba mẹ, còn căn lều của cô vẫn dãi dầu mưa nắng.
Gia đình cô chẳng thể giúp được gì trong những ngày âm u đó. Cái lều bị rách cô cũng tự vá hoặc nhờ anh vé số, cô hàng rong giúp đỡ, những lúc bị bệnh không đi chợ được cô phải đi xích lô chứ chẳng dám nhờ anh chị em trong nhà, họ ở ngay bên kia đường nhưng dường như cách xa cả vòng trái đất. Trong khi những người em được chăm sóc chu đáo thì cô - người chị đầu luôn nhận được sự hắt hủi bất công. Cô chỉ nhận được sự thương mến của hàng xóm và mọi người trong khu phố. Khi thành phố có chủ trương xây dựng đô thị xanh - sạch - văn minh cần xóa bỏ những cửa hàng lấn chiếm vỉa hè thì cô là đối tượng được chính quyền cảm thông và ưu ái, họ không nỡ lấy đi cửa hàng 4 mét vuông là nồi cơm manh áo vì đó là tất cả cuộc sống và niềm hy vọng của cô.
Cô chia sẻ với tôi với giọng buồn buồn, cô nói hình như cô không phải là con của ông bà, cô chỉ biết người ta nhận cô về từ cô nhi viện lúc cô 11 tuổi và đối xử như vậy cho đến nay. Nhiều khi cô hỏi mẹ có phải cô là con ruột của bà không, bà ta ngập ngừng chẳng nói. Cô nói Long hãy hỏi ba đi, ba Long là người hiểu rõ mọi chuyện vì từ nhỏ ba tôi đã sống ở Nha Trang và chứng kiến mọi việc, còn cô Ánh, lúc đó cô còn quá nhỏ không thể nhớ được gì cả. Cô còn xin số điện thoại bàn và di động của ba tôi để gọi mong được biết rõ ràng về nguồn gốc của mình.
Nhiều khi cô ước ao gì ngày đó mình không bị rời cô nhi viện, nếu được như vậy thì giờ đây cô đã là 1 cô giáo, là người mẹ hiền chăm sóc biết bao nhiêu người có hoàn cảnh bi đát hơn. Thế nhưng cô vẫn gạt qua khát vọng đó để mỗi ngày tiếp bước trong hoàn cảnh cuộc sống hiện tại.
Cuộc gặp gỡ này đã làm tôi ngộ ra vài điều. Con người ta không có quyền chọn cho mình gia đình, hoàn cảnh và thể trạng khi ra đời. Nơi sinh, ngày sinh, quốc tịch, màu da… gắn liền với người ta suốt cả cuộc đời nhưng cũng là những gì vượt quá khả năng chọn lựa và kiểm soát của họ. Người ta thường bảo đó là SỐ PHẬN.
Những gì ngoài tầm kiểm soát người ta cũng hay nói là do SỐ PHẬN an bài như thế. Có người cho rằng thượng đế đã sắp xếp tất cả những gì để ta có mặt ở đời này, trong sổ của Diêm Vương thì đã ghi rõ ngày chết và cách chết của mỗi người. Như vậy cuộc đời của con người mang nặng ảnh hưởng của SỐ PHẬN, người ta không thể làm trái số phận. Vì vậy có nhiều người cam lòng vì hai chữ SỐ PHẬN.
Những người đi tìm hạnh phúc chân chính thì không nghĩ rằng SỐ PHẬN là tất cả, họ luôn khao khát được viên mãn hơn thế nữa. Người tàn tật thì mong được lành lặn, người nghèo đói thì mong được sung túc đầy tràn, người nô lệ muốn được tự do, người xấu xí mong được xinh đẹp hơn chẳng có gì không chính đáng trong những ước muốn đó. Chính những ước muốn đơn sơ đó đã giúp người ta có sức mạnh và nghị lực để đón nhận SỐ PHẬN, chấp nhận SỐ PHẬN và vượt qua SỐ PHẬN một cách nhẹ nhàng.
Ai cũng muốn sống một cuộc đời hạnh phúc và chẳng ai muốn mình bị lập trình trong 1 phần mềm gọi là SỐ PHẬN. Chính những người hay đi xem bói lại là những người khao khát hạnh phúc và không chấp nhận số phận nhất. Họ tin có SỐ PHẬN nhưng họ cũng tin rằng có thể thay đổi SỐ PHẬN, nếu không thì họ chẳng đi xem bói làm gì.
Tôi khâm phục và trân trọng cô Ánh vì cô đã đón nhận SỐ PHẬN một cách bình thản mà không hề oán trách tạo hóa hay những người khác, cô chấp nhận bản thân mình và luôn vươn lên để sống một cuộc đời ý nghĩa khi mang lại giá trị cho người khác.
Tôi suy nghĩ về hành trình cuộc sống của mình. Nếu mình chỉ biết chấp nhận số phận thì chẳng có cuộc hành trình này. Những ngày qua đi đến đâu tôi cũng được đón tiếp niềm nở, ngay cả những người không quen biết cũng dành cho tôi sự ưu ái. Tôi chỉ cần bỏ chút tiền xăng và công sức để đến với người ta, phần còn lại tôi không phải lo lắng gì hết. Trong cuộc hành trình này tôi thật là may mắn.
Cuộc hành trình tốt đẹp cho đến ngày hôm nay là những gì nằm ngoài sự mong đợi và tầm kiểm soát của mình. Có lẽ đây cũng là SỐ PHẬN chăng? Thực ra những gì tôi nghĩ trước khi lên đường thực hiện cuộc hành trình này là một bức tranh rất xám xịt, tôi nghĩ mình sẽ bị hắt hủi, bị hiểu lầm, bị ganh ghét, bị rủi ro tai ương dọc đường, bị lừa gạt mất mát… và tôi sẽ vượt qua tất cả những nghịch cảnh để rèn luyện cho mình một cá tính vững vàng và mạnh mẽ hơn. Lửa thử vàng, gian nan rèn ý chí. Hy vọng những ngày sắp tới tôi được trải nghiệm nhiều hơn nữa những giá trị của cuộc sống.
Hình đại diện của thành viên
Phở
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 841
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 21, 2010 11:32 pm
Đến từ: TP Đồng Hới

Re: "Hành trình cuộc sống"--> Những cảm xúc thật ý nghĩa!

Bài viết chưa xemgửi bởi Phở » Thứ 6 Tháng 7 02, 2010 1:14 pm

Đây là bài viết của Long ảnh hưởng đến suy nghĩ của mình nhiều nhất!

Sáng thứ ba 22/6/2010 chúng tôi được ông ngoại của Tâm dẫn đi trại phong Quy Hòa nơi mà khi xưa Hàn Mặc Tử đã trải qua những ngày vật vả với bệnh cùi trước khi tạ thế.

Trại phong Quy Hòa
Quy Hòa cách thành phố Quy Nhơn khoảng chừng 4km trên đường ra Phú Yên, nằm bên cạnh khu du lịch Ghềnh Ráng. Đây là một vùng đất biệt lập với bên ngoài, xung quanh là núi và biển để vào Quy Hòa chỉ có 1 con đường duy nhất chạy men theo triền núi và rất dốc. Trại phong Quy Hòa được thành lập từ đầu những năm 30 của thế kỷ trước, vào thời đó bệnh phong (cùi/hủi) là một căn bệnh hiểm nghèo và bị khinh miệt còn ghê sợ hơn bệnh AIDS ngày nay. Những người mắc bệnh phong khắp người lở loét và hôi thối nhất là tay và chân. Vì bệnh phong dễ lây lan và gớm ghiếc nên người mắc bệnh phong phải cách ly với cộng đồng – họ bị mọi người xui đuổi và xem như con cái quỷ dữ. Vào thời đó người mắc bệnh phong nằm lê lết trên khắp các hè phố và trong hang động, họ phải trốn chui trốn lủi sợ bị người khác xui đuổi, họ lang thang khắp nơi để kiếm ăn và tìm cách vượt qua những cơn vật vả của thể xác.
Các soure dòng Thừa Sai Con Đức Mẹ là những người đầu tiên quy tụ những người bệnh phong này lại để chăm sóc, điều trị, ủi an tinh thần và làm những việc hậu sự cho họ. Đã có rất nhiều bệnh nhân phong được đem về đây, cả nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng dành những ngày cuối đời tại trại phong Quy Hòa này. Vì số lượng bệnh nhân nhiều, thành phần đa dạng nên khu vực này được chia thành nhiều khu: khu dành cho gia đình, khu dành cho những người không còn ai thân thích, khu dành cho những người đã khỏi bệnh nhưng vẫn muốn ở đây vì dị tật khó hòa nhập với cuộc sống… Ở đây có cả nhà thờ, trường học, khu khám bệnh, chợ… giống như một xã hội thu nhỏ vậy. Sau này nhà nước nhận lại khu này để quản lý, các soure không còn trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng bệnh nhân nữa, chỉ một vài soure trẻ có bằng cấp bài bản được nhận vào làm trong khu an dưỡng và được trả lương như một nhân viên của nhà nước.
Hiện nay bệnh phong không còn đáng sợ như trước nữa, hầu hết những người bệnh phong ở đây để đã được chữa lành, họ chỉ còn mang trên người di chứng của bệnh phong. Người ta đã phát minh ra các phương thuốc để ngăn ngừa và điều trị bệnh phong tận gốc, những người mắc bệnh phong được khuyến khích điều trị tại nhà. Do vậy số lượng bệnh nhân ở trại Quy Hòa không còn đông như trước nữa. Chủ yếu là những người già neo đơn mắc di chứng nặng, ngoài ra còn có những gia đình đã được khỏi bệnh phong, trước đây các Soure xây nhà cho họ ở nên họ vẫn ở lại đây vì ra ngoài khó mà kiếm được nơi nào như vậy.

Cô dân tộc dù trên người mang nhiều di chứng nhưng vẫn luôn sống mạnh mẽ
Ông ngoại dẫn chúng tôi vào thăm một cô dân tộc. Cô bị di chứng nặng nên phải ở lại đây, bệnh phong đã cướp đi tất cả ngóng tay và ngón chân của cô. Cô đã ở đây gần 20 năm, nhưng không biết đọc không biết viết, cô chỉ nói tiếng Việt được vài câu còn tiếng dân tộc thì quên gần hết. Cô được người ta cấp cho 1 căn nhà lụp xụp để che nắng che mưa, tối thì chui vào ngủ. Mỗi tháng nhà nước cho 150 ngàn tiền ăn, còn lại thì cô phải lao động để kiếm thêm.
Cô việc hằng ngày của cô là kiếm những lá dừa khô về, tước bỏ đi hai phần lá hai bên để lấy cái gân ở giữa. Gân lá này được bện lại để làm chỗi quét sân hoặc đồ đập ruồi đập gián.Tuy không còn ngón tay nhưng cô sử dụng dao rất thành thạo.

Thi sỹ Hàn Lệ Thu – Một tâm hồn đầy thơ
Sau đó ông ngoại dẫn chúng tôi vào thăm căn nhà của thi sỹ Hàn Lệ Thu.
Thi sỹ Hàn Lệ Thu tên thật là Nguyễn Thị Thu Cúc, dù mắc bệnh hiểm nghèo nhưng tâm hồn vẫn tràn đầy ý thơ. Cô đến đây từ năm 16 tuổi và qua đời năm 2007. Cô đã để lại nhiều bài thơ rất hay, đặc biệt là thơ hình tròn rất độc đáo.
Ông ngoại cho tôi mấy bài thơ của Hàn Lệ Thu, xin được chia sẻ một số bài dưới đây:
GIẾNG THU
Hai hố mắt đen ngòm
Tháng năm dài khô lệ
Buồn gặm mòn thân thể
Đau thương đè vai khom

Hai bàn tay gầy đét
Nâng bở môi khô khan
Trên màu da xanh mét
Hiện nỗi buồn hoang mang

Thu xưa giếng Thiều Quang
Có hai người soi bóng
Thu này giếng Nha Trang
Xác lá vàng rơi đọng

Quê hương giờ đau nhức
Thơ chết theo người yêu
Từng nhịp tim rơi rức
Bản trường ca buổi chiều.

Hàn Lệ Thu – Nha Trang 1973

(Phần cảm xúc qua ảnh, mình post sau)

Mặc dù bị gánh chịu căn bệnh nan y nhưng những người bị cùi không ngày nào không mong được sống. Họ rất yêu quý cuộc sống, yêu hoa yêu cỏ và yêu thơ.
Dù bị xã hội hắt hủi khinh rẻ nhưng bệnh nhân phong không bao giờ nghĩ mình vô dụng. Cô phụ nữ người dân tộc dù chẳng còn tay chân, chẳng được học hành, chẳng biết gì về thời gian nhưng cô vẫn chăm chỉ hằng ngày tuốt từng cọng gân dừa để không bị trở thành tàn phế.
Dẫu biết rằng ai cũng phải ra đi, dẫu biết rằng cuộc sống thật mong manh như đóa hoa sáng nở tối tàn. Nhưng được sống trên đời này chỉ thêm một giây thôi cũng đã là hạnh phúc

Ông ngoại – người can trường bảo vệ sự sống.

Chiều hôm trước đó, chúng tôi cùng Tâm đi lễ để cầu nguyện cho ông ngoại nhân dịp lễ bổn mạng. Chúng tôi rất rất may mắn khi được gặp và nói chuyện với ông ngoại, ông nói sáng mai ông sẽ dẫn chúng tôi đi Quy Hòa cho biết.
Ông ngoại năm nay đã 76 tuổi, tôi thấy ông tuổi già sợ không đủ sức đi Quy Hòa, ai ngờ mới 6h45 ông đã qua quán rủ chúng tôi đi. Tôi bảo Thông chạy xe còn tôi thì chở ông đi, nhưng ông bảo là ông vẫn chạy tốt và ông chạy 1 mình còn chúng tôi đi đôi. Ông chạy chiếc cub 50cc băng đèo băng dốc như đi đường trường, chúng tôi chạy theo ông muốn đứt hơi luôn.
Đến đâu mọi người đều kính cẩn tiếp đón ông, người ta xem ông như người bác người anh thân thương của họ.Dù ông chẳng biết chúng tôi là ai, chẳng biết gì về cuộc hành trình tìm lẽ sống của tôi nhưng ông vẫn xem chúng tôi như con cháu trong nhà. Ông cẩn thận và chu đáo lắm. Đi đến đâu ông cũng hướng dẫn kỹ càng với tất cả tâm huyết, ông làm hướng dẫn hơn hẳn một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, về đến nhà ông còn gửi chúng tôi một xấp thơ Hàn Lệ Thu và tài liệu để chúng tôi tìm hiểu thêm. Ông bảo biết đâu sẽ có ngày gặp lại nên cứ giúp được ai thì giúp.

Có người tặng ông bài thơ như sau:

Tuổi thầy bảy sáu chẳng nệ già
Chuyện nhà việc đạo vẫn tham gia
Nhà thờ khuyên trẻ: thảo đức độ
Về nhà dạy con: hiếu đạo hòa
Chân yếu lúc cần chân vẫn lội
Gối chồn gặp việc gối xông pha
An lạc kinh lễ thời đắc đạo
Sống thọ, thanh nhàn thỏa hương trà.

Và ông đáp lại bằng một bài thơ:

Xuân nay bảy sáu, đã đâu già!?
Gốc đạo, cây Đời quyết trổ hoa
Hiếu thảo yêu thương khuyên mọi giới
Hiền hòa, phục vụ bảo nhà nhà
Chân run vấp ngã không dừng lại
Gối nhức tê rần cố tiến xa
Trí tịnh, tâm an dưa tới trẻ
Hanh thông, đắc đạo đẩy lui già.

Trước đây ông đi tu được gần chục năm. Sau cách mạng tháng tám nhà nước tiến hành cải cách ruộng đất, tất cả đất đai của giáo hội cũng bị tập trung vào hợp tác xã, hoa lợi phải nộp lại cho tập đoàn. Vì thế nên chủng viện không có chi phí để hoạt động buộc phải cho nhiều thầy trở về. Về với đời, ông vẫn giữ nếp sống tiết độ và chuẩn mực như xưa.
Ông tham gia nhiều hoạt động của giáo xứ và xã hội: ông là ban hành giáo của giáo xứ, dạy giáo lý tân tòng và hôn nhân, chia sẻ với các nhóm bạn trẻ… Đặc biệt ông là người đứng đầu trong của một nhóm bảo vệ sự sống. Sứ mệnh của nhóm này là chia sẻ và khuyên bảo thanh niên không phá thai, mai táng và cầu nguyện cho các thai nhi và trẻ em bị giết. Ông đã cùng em mình là cha Thông xây dựng các nhóm bảo vệ sự sống ở Gia Lai, Nha Trang… với những kết quả ý nghĩa và thiết thực. Tại Quy Nhơn, hoạt động của nhóm bảo vệ sự sống bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2010. Đến nay nghĩa trang đồng nhi (nghĩa trang chôn cất thai nhi và trẻ sơ sinh) do ông lập ra đã là nơi an nghỉ của 60 linh hồn.
Ông ngoại đọc cho tôi một bức thư kêu gọi mọi người tôn trọng sự sống. Nghe xong tôi lạnh cả người. Dưới đây là nội dung bức thư, tôi thiết nghĩ mỗi người chúng ta nên đọc bức thư này và gửi cho những người khác cùng đọc.

Âm phủ 00 ngày 00 tháng 00 năm.
THƯ VIẾT TỪ LÒNG ĐẤT LẠNH

Kính gửi:
- Những người đang được quyền sống
- Ông bà nội ngoại, cô bác, cậu dì của chúng con
- Ba mẹ?! là những người đã tạo nên hình hài, sự sống của chúng con, nhưng đã không cho chúng con được sống!
Đồng kính gửi:
- Những bác sỹ, y sỹ, những nữ hộ sinh, là những người đã “sống” bằng cái “chết” đau thương của chúng con
- Những ai đã chủ mưu, vạch đường lối, kế hoạch, để ngăn cản chúng con ra đời, vì họ sợ sự hiện diện của chúng con làm mất quyền lợi, miếng ăn của họ.?
- Những ai đã gián tiếp can dự vào việc phá thai, vì không dám lên tiếng phản đối, dù biết việc này là tội ác.

Kính thưa quý vị!
Chúng con, dù là những thai nhi mới tượng, hay đã lớn 3,4,5,6… tháng, có khi sắp sửa được chào đời… đều là một con người như mọi người: có linh hồn và thân xác! Chứ không như cái thai của con chó, con bò, con heo…! Thế mà khi bị giết rồi, đôi lúc chúng con bị cắt ra từng mảnh! Có khi đầu chúng con bi chọc thủng, bóp bẹp, để dễ lôi ra khỏi lòng mẹ!
Dã man hơn nữa, đã từng có bà mẹ, sau khi con bị trục ra, nhìn thấy bé chưa kịp chết đã đề nghị người phá thai làm mọi cách để cho đứa bé chết đi tức thì, chứ không cho sống!!!
Chúng con tội tình gì mà phải chết thê thảm như thế? Mẹ ơi! cha ơi! Người ơi!
Ôi đau thương! Đau thương! Đau thương! Quá là đau thương!
Các người đã nhẫn tâm hủy hoại sự sống của chúng con rồi, sao còn nỡ đem thân xác chúng con vất vào hố rác, hầm cầu, quăng nơi vỉa hè, lều chợ, móc ở hàng rào kẽm gai, treo tòn teng trên gốc cây bên đường, ném ở bãi cát biển… để chúng con bị phơi nắng, dầm mưa, làm nơi ruồi mòng tập trung bu đậu đen ngòm. Để rồi thân xác chúng con mà thức ăn cho kiến đục, cho mèo tha, cho chó xé…
Xin hãy cho chúng con một nấm mộ. và ước gì chúng con cũng được ai đó thỉnh thoảng viếng thăm, thương tình cắm cho vài nén nhang, một cành hoa dại bên đường, để chúng con đỡ hờn tủi, bớt cô đơn, được an ủi, ấm cúng phần nào!
Cha mẹ ơi! Các người ơi! Quý vị có biết chúng con đã bị vất ở đâu không? Đã nằm trong bụng ruồi, kiến, hay chó mèo? Hay đã trở thành da thịt của những “Con Người” đã từng ăn thịt “Thai Nhi” chúng con, như một món thuốc bổ thượng hạng để tăng cường khả năng dâm dục?
Tiếng chúng con van xin, thét gào từ lòng đất lạnh, từ nơi da thịt của những con vật, cũng như con người đã từng ăn chúng con, chốn hoang vắng đìu hiu, nơi chúng con bị vất bỏ… khắp nơi! Biết có thấu đến tai, vang đến tim, động đến lương tri của những kẻ đã, đang, và sẽ tiếp tục giết hại, rồi vất bỏ những thai nhi vô tội chúng con không?
Xin ngừng lại! đừng làm đổ thêm máu của những sinh linh vô tôi như chúng con nữa!
Quý vị phải nhớ rằng: chúng con luôn kiên gan, trì chí theo sát bên quý vị để kêu nài nỗi oan ức của chúng con cả ngày lẫn đêm, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu!
Kính thưa quý vị!
Quý vị sẽ chẳng luôn sống yên ổn đâu, bởi đêm ngày hình ảnh cái chết tức tưởi oan ức của chúng con luôn lởn vởn nơi đầu óc quý vị, lương tâm quý vị sẽ bị cắn rứt dày vò, luôn sống trong mặc cảm, lo sợ vì đã làm điều ác độc – dù có ăn chay trường, hay thỉnh thoảng làm vài việc nghĩa cũng không an tâm được. Nhất định, “gieo gì thì sẽ gặt nấy”. Quý vị nào đã “gieo ác” thì nhất định sẽ “gặt ác” thôi!
Kính chào và hẹn nhất định có ngày sẽ gặp lại quý vị, chẳng những ở kiếp sau mà có khi còn ngay cả trên đời này!
Trân trọng

Đại diện cho toàn thể Thai Nhi của tai họa phá thai
Thai Nhi Vô Danh

Bức thư làm tôi xúc động và giật mình, hy vọng những thông điệp này sẽ được lan truyền hơn nữa.
Ngoài bức thư này còn có những nỗi lòng của bé Trung Thu nhân dịp lễ dỗ mãn tang 3 năm. Em bé này được nhặt và chôn cất đúng ngày trung thu 2004. Bức thư này hơi dài và đáng sợ, tôi không muốn viết vào những trang này.
Hình đại diện của thành viên
Phở
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 841
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 21, 2010 11:32 pm
Đến từ: TP Đồng Hới

Re: "Hành trình cuộc sống"--> Những cảm xúc thật ý nghĩa!

Bài viết chưa xemgửi bởi Phở » Thứ 6 Tháng 7 02, 2010 1:18 pm

Quãng Ngãi-gia đình thân thương


2h chiều thứ ba 22/6/2010, chúng tôi tạm biệt gia đình Tâm, chào ông ngoại và lên đường đi Quảng Ngãi.Quy Nhơn cách Quảng Ngãi khoảng 200km, chúng tôi dự kiến đến nơi khoảng 5h30. Tuy nhiên đi đường buồn ngủ quá nên 2 đứa chui vào quán café võng bên đường quất 1 giấc đến 3h mới đi tiếp.
Chúng tôi phải hỏi đường 3-4 lần mới mò ra được quốc lộ để đi Quảng Ngãi. Tôi thắc mắc tại sao người ta dùng từ “tìm đường” nhỉ! Đường có mất đâu mà đi tìm, ta vẫn đang chạy trên đường đó thôi. Chỉ những người nghĩ mình đang bị mất đường thì mới đi tìm, nếu không thì họ cứ việc chạy theo con đường mà mọi người đang chạy. Hành trình của tôi là chinh phục fansipan cho nên phải chọn đường để đến được Fansipan, theo tôi thì “chọn đường” thì đúng hơn là “tìm đường”, tôi tìm Fansipan và chọn đường dẫn đến đó. Như vậy thì đường không phài là cái tôi tìm mà chỉ là cái tôi gặp khi tìm đến mục đích mà thôi.
Đường to hay đường nhỏ, lên dốc hay xuống dốc, quanh co hay ngoằn nghèo, gần hay xa, dễ dàng hay khó khăn là những gì người ta thường nghĩ về con đường, trong khi đó có mấy ai nghĩ con đường mình đang đi sẽ dẫn đến đâu, liệu nó có làm cho mình đến nơi mình muốn hay không? Người xưa có câu “người ta chẳng đi được đâu nếu không biết mình đi đâu” quả thật là chí lý.
Dẫu biết rằng chẳng có con đường nào bằng thẳng, để đạt được mục đích phải đi đường vòng, phải leo núi xuống đèo, nhiều lúc phải nghỉ ngơi hoặc lùi vài bước để lấy đà đi tiếp. Người có bản lĩnh và khao khát hạnh phúc không phải là người tình cờ đặt chân đến điểm đích cuối cùng mà là người biết cảm nhận mỗi chặng đường đều là một niềm hạnh phúc.
Tôi đi lần này để trải nghiệm, tôi lập ra lộ trình từ Sài Gòn đến Fansipan với hy vọng sẽ trải nghiệm và gặt hái được nhiều vốn sống và giá trị của cuộc đời. Như vậy, con đường hay cái đích đến là Fansipan cũng chỉ là phương tiện mà thôi. Mục đích sau cùng là trải nghiệm, trải nghiệm càng nhiều càng sâu sắc càng tốt. Hành trình cuộc sống khi tôi trở về cũng phải là hành trình của sự trải nghiệm. Không thể xác định đích đến mà không lên đường, không thể hỏi đường mà lại không cất bước. Bỏi vì sống là chọn lựa và trải nghiệm không thể sống bằng lý thuyết hoặc nhờ người khác sống dùm mình được. Tôi yêu quý và trân trọng những trải nghiệm thực, dù trải nghiệm đó có dễ dàng hay khó khăn thì vẫn đáng trân trọng.
Ghé thăm khu di tích Đặng Thùy Trâm
Còn khoảng 50 km nữa tới thành phố Quảng Ngãi, chúng tôi gặp 1 biển báo rẽ trái đi 10 km đến khu di tích Đặng Thùy Trâm. Tôi ao ước một lần được đến thăm nơi này để được thấu hiểu hoàn cảnh bom đạn và tâm hồn của nữ bác sĩ. Đi được 10 km chúng tôi thấy 1 cái hồ rất đẹp
Tôi hỏi đường đến khu di tích Đặng Thùy Trâm, người ta nói phải đi thuyền qua hồ khoảng 3km sau đó đi bộ thêm vài km nữa. Tôi muốn đến nơi này xem thế nào nên quyết định đi tận nơi.

GIA ĐÌNH THỨ HAI CỦA TÔI Ở QUÃNG NGÃI.
Gặp gỡ
Cho đến hôm nay, mỗi ngày là một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ của tôi. Tôi cảm thấy mình có giá trị thực khi được chào đón và tiếp đãi ân cần mà chẳng tốn đồng xu nào, tôi cũng chẳng là ông này bà nọ để người ta phải tiếp đón. Nếu là bạn bè hoặc người thân quen tiếp đón thì chuyện bình thường. Ở Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang, Quy Nhơn tôi được những người hoàn toàn xa lạ và chẳng dính líu quyền lợi gì với mình. Đến Quãng Ngãi tôi lại được tiếp đón nồng nhiệt và ân cần như một đứa con trai lâu ngày trở về, quả là tứ hải giai huynh đệ, đi đâu cũng tràn ngập tình thân thật là hạnh phúc!!
Hùng là bạn thân với tôi từ những năm học chuyên ngành ở đại học kinh tế. Hùng cũng có cái thú thích tự do phiêu lưu rong đuổi khắp mọi miền đất nước như tôi. Cách đây mấy tháng tôi rủ Hùng đi nhưng đến nay Hùng vẫn chưa thu xếp được công việc nên không đi với tôi được. Tuy nhiên thằng bạn thân ngày nào cũng gọi điện hỏi thăm và hướng dẫn đường đi cho tôi. Hùng nói phải ghé Quảng Ngãi, qua nhà nó chơi. Hùng cho tôi số điện thoại của Vương – em trai kế của Hùng và dặn tôi khi đến Quảng Ngãi thì gọi cho Vương ra đón.
Chúng tôi không đợi đến phút thứ 3 Vương đã có mặt ngay chỗ chúng tôi đứng. Khuôn mặt và tướng của Vương giống y chang Hùng nên tôi nhận ra ngay. Mặc dù chưa gặp nhau lần nào nhưng Vương gặp tôi mừng rỡ và thân y như đi đón anh nó vậy. Nhà Vương cách trung tâm thành phố khoảng 5 km nhưng giống như ở quê vậy.Chúng tôi đi trên những con đường mòn nho nhỏ hai bên đường là những thưở lúa đang lên cây, mỗi nhà đều có hàng rào, mấy con gà chạy ríu rít trong sân, có những đồng cỏ cho bò ăn, hầu như nhà nào cũng nấu cơm rượu để nuôi heo. Về đây tôi có cảm giác chân quê, không gian thật nhẹ nhàng và thoải mái.

Tản mạn về ánh trăng.
Mùa này ở Việt Nam đi đâu cũng cúp điện, ở Quảng Ngãi mỗi tuần cúp 2 ngày từ 6 giờ sáng đến tận 8-9 giờ tối. Chúng tôi sống ở làng quê, đi dưới ánh trăng, dùng nước giếng mát lạnh thật là một trải nghiệm dân dã bình dị. Đã gần chục năm tôi không để ý đến ánh trăng kể từ khi xa nhà học đại học. Phố phường đông đúc, nhà cửa chen chúc, ánh đèn xanh đỏ hoa lệ, đường xá kẹ cứng với những dòng xe thải khí đen ngòm đã mang lại cuộc sống của thành thị sự bận bịu và khép kín với thiên nhiên.. Cuộc sống mỗi ngày cứ trôi qua với bao nhiêu hối hả, đầu óc lúc nào cũng nặng nề ý chí tiến thủ, rồi phải hít khí độc, nghe tiếng ồn ào của biết bao nhiêu tạp âm của đô thị càng làm người ta stress và trầm cảm nhiều hơn, nhiều người chẳng biết mình sống để làm gì, làm giàu để làm gì. Họ chỉ biết tranh đấu vì trách nhiệm vì deadline vì ganh đua cho hơn người này người nọ. Họ tìm ra một đống cá vấn đề rồi điên đảo giải quyết các vấn đề, có mấy ai đi tìm cho mình một khoảng thinh lặng để tự hỏi vấn đề lớn nhất của cuộc đời mình là gì? Mỗi ngày người ta chỉ biết con đường đến trường, về nhà, đi mua sắm giải trí. Nhiều người thậm chí chẳng biết nhà bên cạnh tên gì huống hồ ghi là mở cửa để đón tiếp hàng xóm. Hôm nay, dưới ánh trăng vằng vặc và mộc mạc đó, tôi thả hồn miên man để tìm lại chính mình, không có chút áp lực không có chút căng thẳng lo toan, tôi chỉ hít thở chất quê và hương vị chân tình của lòng người. Ánh trăng như người bạn chân thành, điều chân phương bình dị trong mỗi người. Người bạn chân thành đó vẫn đi bên ta, vẫn dõi chiếu sáng cho từng bước chân cuộc sống thế nhưng ta lại quên mất người bạn này. Ta vốn quen sống với những ánh đèn hào nhoáng của danh lợi, sự thăng tiến, sự thỏa mãn cá nhân, niềm kiêu hãnh của cái tôi to tướng…

Ẩm thực Quảng Ngãi.
Sau khi tắm rửa, Vương dẫn chúng tôi đi ăn những món đặc sản Quảng Ngãi.
DON là hương vị dân quê mà ai đi xa cũng mong được về thưởng thức. DON chắc dễ nấu lắm, người ta bắt con don – chắc là giống như hến nhưng nhỏ hơn chỉ ở Quãng Ngãi mới có. Luộc Don như luộc hến và nêm nếm cho vừa miệng với tiêu hành mắm muối, bẻ bánh tráng vào tô don, đừng để bánh tráng tan vữa ra mà hay múc khi còn dai. Múc từng muỗng bánh tráng vừa có nước don ngọt thanh vừa có don thơm ngọt thêm chút cay cay của hành lá và cái dai dai của bánh tráng. Một món ăn dân dã mà độc đáo, có lẽ vì thế mà người Quảng Ngãi nào khi đi xa cũng nhớ don như khúc ruột của mình.
Ăn don xong chúng tôi ăn trứng vịt lộn rồi đi đánh bida france. Tôi bị nghĩ là đánh dở nên được chấp 10 điểm đánh 40-50, không ngờ tôi được 40 mà Thông và Vương chưa được 30.
Sau đó chúng tôi đi ăn sinh tố với bạn gái và những người bạn gái xinh đẹp của Vương. Ai cũng dễ thương xinh đẹp, nhưng nói khó nghe quá! Chắc tôi phải ở đây vài tháng mới quen được giọng Quảng Ngãi chua chéc.
Vương mua ram, thịt nướng, bò lá lốt về vừa xem đá banh vừa nhậu với bia Dung Quất. Ram giống như chả giò, bánh tráng cuốn với tôm thịt rồi nướng lên. Cuốn ram với thịt nướng, một chút rau sống xoài xanh, rau mùi chấm với nước mắm ngon tuyệt.
Quảng Ngãi còn một tuyệt chiêu nữa là bánh xèo. Bánh xèo miền trung nhỏ và chân chất chứ không to đùng và nhiều nhân như bánh xèo ăn là ghiền. Bánh xèo cuốn bánh tráng ăn cùng rau sống.

Tình thân gia đình
Mặc dù chúng tôi chẳng là gì chỉ là 1 thằng bạn của Hùng ở nơi xa lắc xa lơ, thất nghiệp đi lang thang khắp nơi nhưng chúng tôi được gia đình Hùng đón đãi như con trong nhà vậy. Chúng tôi cũng được ăn ngon, ngủ nằm thẳng cẳng trên phản, xem tivi, đi tắm biển, uống rượu ngon, giết cả gà để ăn mừng nữa. Nhà Hùng tuy nghèo nhưng rất giàu lòng quảng đại. Ba Hùng làm thợ điện sửa các vật dụng linh tinh cho cả làng, mẹ Hùng vừa nuôi bò nuôi heo lại tranh thủ bán thịt bán rau buổi sáng để kiếm thêm thu nhập. Mảnh ruộng gia đình nhỏ xíu trồng lúa chỉ đủ ăn. Thế nhưng ba mẹ Hùng chẳng bao giờ để con cái vất vả việc nông áng, từ sáng đến khuya cả hai vợ chồng quần quật để lo cho 4 thằng con trai ăn học. Đứa nào cũng thương mẹ thương ba, tụi nó học giỏi và ngoan lắm. chẳng đứa nào nhậu nhẹt hút thuốc bài bạc gì hết! Hùng đi làm tháng nào cũng gửi tiền về nhà phụ ba mẹ, lần trước về quê nó còn mua cho mẹ 1 cái máy giặt để mẹ đỡ vất vả.
Những ngày ở Quảng Ngãi tôi chẳng tốn một đồng nào, cả gia đình xem tôi như người trong nhà vậy. Tình quê thật mộc mạc chân chất! tôi ước gì có dịp nhà Hùng lên Dalat chơi, nhà tôi cũng chan chứa tình người!
Hình đại diện của thành viên
Phở
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 841
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 21, 2010 11:32 pm
Đến từ: TP Đồng Hới

Re: "Hành trình cuộc sống"--> Những cảm xúc thật ý nghĩa!

Bài viết chưa xemgửi bởi Phở » Thứ 6 Tháng 7 02, 2010 1:27 pm

Hành trình của Long còn dài nữa nhưng mình không thể post lên hết được, bài viết này là bài viết về cảm xúc của Long khi đến Quảng Bình chúng ta!

Đồng Hới_tứ hải giai huynh đệ 28/6/2010


Sau khi ăn sáng và lấy nước từ giếng đức mẹ, chúng tôi rời La Vang lên đường đi tiếp ra phía bắc. Cầu Hiền Lương_Nơi đây trước kia là ranh giới phân chia đất nước. Bước qua cây cầu này là tới miền bắc, chúng tôi được dặn dò ra bắc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn phải cẩn trọng trong cách cư xử vì văn hóa người miền bắc khác người miền nam nhiều lắm.

Hướng dẫn viên bất đắc dĩ
Chúng tôi ghé thăm động Phong Nha – Kẻ Bàng, đây là một trong những di sản thiên nhiên của thế giới được UNESCO công nhận. Các núi đá vôi ở đây bị ảnh hưởng nhiều bởi những đợt tiến thoái của biển, các lớp đất đá bị đứt gãy kèm theo sự xâm thực của biển tạo thành những hang động rất lớn, có những hang sâu đến hàng chục km trong lòng những rặng núi khổng lồ.
Khi ăn trưa ở Phong Nha, thấy chúng tôi cầm bình nước đức mẹ La Vang, nhiều người lại hỏi có phải chúng tôi đi La Vang về không, nước này là nước thánh, uống vào chữa được bệnh đó! Nhờ vậy tôi mới biết nước thánh La Vang có thể chữa được bệnh. Ai cũng xin tôi uống 1 ly nước phép, họ nói uống nước này ngon và ngọt hơn nước bình thường. Tôi uống thử nước của họ thấy nó lợ lợ chẳng nuốt nổi.
Ở đây có nhiều động nhưng người ta chỉ cho tham quan 2 động, 1 động khô và 1 động nước. Giá vé tham quan 1 động là 25,000. Động cách nơi bán vé khoảng 6km đường sông, vì vậy phải đi đò tới đó, giá thuê 1 chuyến đò là 200,000. Nếu chúng tôi tham quan cả hai động thì tiền vé là 100,000 và cộng thêm tiền đò 200,000 nữa. Mỗi chiếc đò có thể chở được 10-15 người, càng nhiều người đi thì giá đò càng được san sẻ. Chúng tôi cần kiếm thêm ai đó đi chung đò cho đỡ tốn tiền. Lúc chúng tôi đến Phong Nha khoảng 1h30, đa số khách tham quan đều là khách đoàn, chẳng ai cho chúng tôi đi chung đò. Muốn giảm giá đò, chúng tôi chỉ có cách ngồi chờ xem có ai giống mình không.
Tôi đứng ở quầy vé để chờ bạn cùng đi đò. Có 2 người khách nước ngoài đang mua vé, họ không hiểu cách tính tiền còn người bán vé thì không biết cách giải thích cho họ. Thế là tôi xông xáo giúp đỡ những vị khách phương xa này. Họ chỉ muốn đi 1 hang khô, còn chúng tôi thì muốn đi cả 2 hang, Tôi giải thích rằng nếu đi chung sẽ tiết kiệm tiền đò và khám phá cả 2 hang sẽ thú vị hơn. Cuối cùng 4 người chúng tôi cùng lên 1 chuyến đò, cả hai bên được tiết kiệm 100,000.
Hai người khách này là người Australia đi du lịch open tour. Trên đường đi, tôi trở thành 1 hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư. Có gì tôi không biết thì hỏi cô đưa đò sau đó lại dịch qua tiếng Anh cho họ. Tiếng Anh có từ nào không biết thì dùng tiếng tay, cứ khua tay khua chân loạn xạ, thế mà họ cũng hiểu.
Sau khi tham quan Phong Nha, cả 4 người chúng tôi cùng đi xe máy về Đồng Hới. Chúng tôi ở chung khách sạn với Greg và Karen để tiện làm hướng dẫn viên.
Chiều hôm đó chúng tôi tắm biển Nhật Lệ, bãi biển tuyệt vời nhất mà tôi từng tắm. Biển Nhật Lệ rất trong, rất sạch, bãi tắm còn hoang vu vì chưa được chú ý phát triển, cát ở đây long lanh như pha lê vậy, nước biển sâu vừa đến vai tôi, biển hầu như không có sóng nên tha hồ bơi. Tối hôm đó tôi lại làm hướng dẫn viên đưa đoàn đi ăn tối, Các nhà hàng ở đây vừa ít món giá cả lại không rõ ràng, chúng tôi phải đi đến nhà hàng thứ 3 mới gọi được món. Tôi chẳng biết con ngao, mực, tôm, ốc, hến tiếng Anh nói sao cả, mở từ điển ra không xong thì lại dùng tay để minh họa cho 2 người bạn của mình. May mà họ vẫn hiểu.
Đó là một trải nghiệm rất vui, chúng tôi được gặp gỡ và giúp đỡ người nước ngoài. Họ cảm mến chúng tôi lắm!,nhất là sau khi nghe kể về hành trình cuộc sống của chúng tôi. sau đó chúng tôi vẫn liên lạc với nhau qua email, được biết họ cũng đi Hà Nội và Sapa như chúng tôi.


Một con người giàu nghị lực và đầy lòng nhân ái
Tôi liên lạc với Hương chủ nhiệm câu lạc bộ C4E, Hương cho tôi số điện thoại của anh Toán và bảo tôi nhất định phải ghé thăm anh Toán, người này có nhiều điều để mình học hỏi.
Tôi gọi điện với anh Toán, sáng hôm sau mới 7h00 sáng anh đã liên lạc và chạy tới đúng khách sạn mình đang ở.
Anh Toán không được khỏe mạnh như người bình thường. Mẹ anh bị tai nạn khi mang bầu anh, anh được sinh ra chỉ là 1 cục thịt đỏ hỏn chưa được 800g. Cơ thể anh gầy còm yếu ướt nhưng anh có trí thông minh hơn người và giàu lòng nhân hậu.
Chúng tôi được gặp gỡ những trái tim nhiệt huyết và tinh thần trẻ trung của nhóm Quảng Bình online. Một tổ chức thiện nguyện cộng đồng của Quảng Bình.
Dù không quen không biết nhưng nhờ sự bảo trợ của anh Toán, chúng tôi được hoan nghênh và nói chuyện với nhau rất cởi mở.
Anh Toán mới chúng tôi về nhà anh chơi. Đây là tổng hành dinh của anh, anh là chuyên gia máy tính. Mặc dù di chuyển khó khăn nhưng anh tự thân làm tất cả mọi việc từ nấu ăn, tưới cây, nuôi gà, nuôi chim,quét dọn nhà cửa… anh chạy xe máy và sửa máy tính rất giỏi.
Anh có con mực khô, vậy là chúng tôi kéo nhau ra quán làm vài chai. Anh bảo anh vui lắm nhưng mặt anh không cười được. Tôi thấy cuộc đời tàn nhẫn với anh quá! lúc vui vẻ hạnh phúc nhất cũng không thể cất lên một nụ cười vì khuôn mặt anh lúc nào cũng khắc khổ.

Anh kể lần đầu anh gặp Hương cách đây vài tháng trong 1 chương trình làm từ thiện. Tuy anh khó khăn bệnh tật nhưng rất năng động trong công tác xã hội. Anh đi kêu gọi tài trợ và thực hiện rất nhiều chương trình giúp đỡ người bị bão lụt, người nghèo, trẻ em tật nguyền… Ở anh, tôi khâm phục ý chí vươn lên và sự quảng đại hết lòng vì mọi người, Anh không muốn người khác giúp đỡ thương hại anh nên anh cố gắng tự làm tất cả, hơn nữa anh còn giúp đỡ được rất nhiều người khác, thấy ở đâu có khó khăn là có mặt anh ở đấy!
Chia tay nhau, chúng tôi tiếp tục hành trình, còn anh thì ngày nào cũng gọi điện và nhắn tin để hỏi xem chúng tôi đi có mệt không, có cần anh giúp gì không. (h2t nhà mình cũng chuẩn đó chứ nhỉ?)
Hình đại diện của thành viên
Phở
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 841
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 21, 2010 11:32 pm
Đến từ: TP Đồng Hới

Re: "Hành trình cuộc sống"--> Những cảm xúc thật ý nghĩa!

Bài viết chưa xemgửi bởi Phở » Thứ 6 Tháng 7 02, 2010 9:50 pm

Từ trưa đến giờ vẫn còn cảm giác khó tả đó, tối ni bạn Long nt hỏi thăm mềng và chú Toán, Long đã ra tận Hà Nội, đang xem bóng đá với Minh Hương nữa, nàng nớ mà cũng mê bóng đá ghê!
Hình đại diện của thành viên
Phở
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 841
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 21, 2010 11:32 pm
Đến từ: TP Đồng Hới

Trang kế tiếp

Quay về C4E

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách

cron