Đi tìm người Nguồn

  
Cùng nhau tìm hiểu về con người, địa danh, lịch sử, văn hóa QB để yêu quê hương hơn.

Đi tìm người Nguồn

Bài viết chưa xemgửi bởi nguoinguon » Thứ 2 Tháng 1 03, 2011 5:03 pm

Đi tìm người Nguồn
(LĐ) - Cộng đồng 40.000 người Nguồn vẫn tồn tại và sinh sôi từ bao đời nay trên mảnh đất Cơ Sa - Kim Linh xưa (nay là huyện rẻo cao Minh Hoá, Quảng Bình), bất chấp những cuộc tranh luận nảy lửa về tộc danh và một giai đoạn lịch sử bị quên lãng.
Đến nay, người Nguồn vẫn là một cộng đồng bí ẩn dù “(...) vẫn còn đó tiếng nói bền vững, các sinh hoạt văn hoá riêng biệt và các giá trị dân gian khá phong phú (...)”.
Người Nguồn - truyền kỳ và sự thật
Những tranh cãi quanh tộc danh của người Nguồn đến nay vẫn là một câu chuyện chưa có hồi kết. Đã có lúc, “người Nguồn” được hiểu đơn giản là một cộng đồng người Kinh ở đầu nguồn nước, “tiếng Nguồn” được coi là một dạng phương ngữ của người Kinh ở Bắc Trung Bộ và “văn hoá Nguồn” cũng bị xếp vào một dạng khảo dị của văn hoá người Kinh. Cho đến những năm 1990, sau những cuốn sách đầu tiên của tiến sĩ Trần Chí Dõi và cố tiến sĩ Võ Xuân Trang viết cùng nhà nghiên cứu dân gian Đinh Thanh Dự (một người Nguồn chính hiệu!), thì giới khoa học nước nhà mới thực sự chú ý tới cộng đồng người có tên gọi là “Nguồn” này như một tộc người.
Những cuốn sách và bản thảo liên tiếp đoạt giải của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, kết quả của hơn 20 năm điền dã, ghi chép và nghiên cứu của Đinh Thanh Dự cùng với nhiều ý kiến trái chiều cho rằng người Nguồn thực ra là người Thổ từ Nghệ An, Thanh Hoá di cư khiến cuộc tranh luận về tộc danh người Nguồn thực sự nóng bỏng trên diễn đàn văn hoá.
Năm 2004, sau một cuộc hội thảo không thống nhất được quan điểm về tộc danh người Nguồn, huyện Minh Hoá đã tổ chức một chương trình điền dã đến người Thổ ở Nghệ An. Tiếc là cuộc điền dã chỉ kéo dài... một buổi, tiếp xúc với hai gia đình, nhưng sau đó huyện này đã vội vã kết luận rằng người Nguồn chính là người Thổ. Chuyến “cưỡi ngựa xem hoa” đó không những không thuyết phục được giới nghiên cứu dân tộc học, mà còn trở thành một giai thoại cười ra nước mắt về phương pháp luận nghiên cứu.
Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy sử liệu nào nhắc đến nguồn gốc người Nguồn. Chỉ biết thời Trịnh - Nguyễn, đất Minh Hoá - nơi người Nguồn cư trú ngày nay gồm hai nguyên Cơ Sa và Kim Linh, thuộc châu Bố Chính, trấn Nghệ An. Và theo Đại Nam nhất thống chí, đến thế kỷ XIX đất Cơ Sa, Kim Linh đã có dân cư ở nhiều thôn như Quy Đạt, Ba Nương, Kim Bảng..., những cái tên tồn tại đến ngày nay.
Image
Vùng Kim Linh xưa (nay là xã Tân Hoá) - nơi tương truyền có tên ác bá dùng gỗ lim chặn dòng rục Pôộc thành biển, xưng vương và thu thuế nặng trước khi bị người Nguồn lật đổ.

Theo nhà nghiên cứu Đinh Thanh Dự - người đã có gần 30 năm nghiên cứu về người Nguồn: Từ thời nguyên thuỷ, trên các hang đá vôi, triền núi của vùng đất này đã có người Cọi sinh sống, sau đó thuỷ tổ của người Nguồn (chưa rõ gốc tích) đến cộng sinh, cộng hôn khiến người Cọi bị phân hoá thành các tộc người Rục, Mày, Sách và Nguồn ngày nay(?). Cộng đồng người Nguồn sống ở “ngoài làng”, ngày càng lớn mạnh và lấn át những tộc người sống trong hang đá, thung lũng như Rục, Sách, Mày. Giả thiết này có cơ sở từ rất nhiều câu chuyện và ca dao dân gian được truyền miệng tới nay như chuyện “Người Rục và người Mày là anh em một nhà”, hay câu ca dao của người Nguồn: “Mạ khinh con cọi ở hung/ Thiếng ăn, thiếng chốn cúng chung ngoài làng” (tạm dịch là: Chớ khinh con Cọi ở hung (thung lũng)/ Tiếng ăn, tiếng nói cùng chung ngoài làng).
Giả thiết về sự xuất hiện của người Nguồn càng được củng cố khi trước đó, năm 1926 nhà khảo cổ học người Pháp Mađơlen Côlani khai quật được nhiều di chỉ văn hoá trong các hang động vùng Cơ Sa - Kim Linh và khẳng định ở đây tồn tại một nền văn hoá tiền sử trên dưới 1 vạn năm. Trong đó, đoàn khảo cổ phát hiện trong các hang tiền sử có nhiều vỏ ốc vặn và gọi những người tiền sử này là “những người ăn ốc”. Điều trùng hợp là đến nay, món “ôốc tực” vẫn là một món ăn truyền thống thường xuất hiện trong các mâm cỗ của người Nguồn.
Mảnh đất Cơ Sa - Kim Linh cũng gắn liền với nhiều câu chuyện dân gian Nguồn mà Đinh Thanh Dự là người đầu tiên và duy nhất ghi chép tương đối đầy đủ, trung thành sau 20 năm điền dã khắp đất Minh Hoá. Điển hình là câu chuyện “Ông Đùng và thằng Sắt” đội trời lên cao, mang lại cuộc sống ấm no cho người Nguồn, hay truyền thuyết “Vua non” nói về một tên ác tặc chặn rục Pôộc (vùng Tân Hoá ngày nay) thành biển, xưng vua và bóc lột người Nguồn vùng Cơ Sa - Kim Linh suốt 3 năm liền.
Những căn cứ mang “hình dáng lịch sử” nói trên khiến những người kêu gọi công nhận người Nguồn là một tộc người có thêm niềm tin. Ngược lại, việc thiếu tư liệu “chính sử” khiến những người phản bác có cớ để nói rằng người Nguồn chỉ là một bộ phận của người Thổ, người Kinh. Những sự thật và truyền kỳ cứ đan cài vào nhau, khiến bao thế hệ người Nguồn dù ý thức mình là “người Nguồn, nói tiếng Nguồn, đại diện văn hoá Nguồn” luôn đau đáu đi tìm hình hài tiên tổ.
Ngả mũ trước một nền văn hoá
Có hai điều khiến người ta ngả mũ trước kho tàng văn hoá hằn đậm bản sắc của người Nguồn. Thứ nhất, cái vệt đất rẻo cao miền biên viễn phía Tây này là ngã ba giao thoa nhiều nền văn hoá: Việt - Chứt, Môn Khmer, Bắc thuộc và chứng kiến nhiều biến cố lịch sử thời phong kiến Việt Nam, nhưng vẫn giữ được một kho tàng văn hoá từ văn học dân gian, phong tục, lễ hội, y học dân gian đặc sắc và khu biệt. Thứ hai, câu chuyện định danh người Nguồn chưa tìm được tiếng nói chung, nhưng dường như người Nguồn không đánh mất ý thức “tôi là người Nguồn”, không bị ảnh hưởng bởi cuộc tranh luận nhiều kỳ của các nhà dân tộc học và những mệnh lệnh hành chính. Nói như nhà văn Hữu Phương - cựu Chủ tịch Hội VHNT Quảng Bình: “Việc cộng đồng người Nguồn có phải là một dân tộc thiểu số hay không là quyền hạn và trách nhiệm của các nhà dân tộc học và các cấp có thẩm quyền. Nhưng tầng văn hoá đặc sắc của người Nguồn thì vẫn còn đó. Vẫn còn đó tiếng nói bền vững, các sinh hoạt văn hoá riêng biệt và các giá trị văn nghệ dân gian khá phong phú cần được tôn trọng, gìn giữ và phát huy”.
Image
Thiếu nữ Nguồn thi làm “cơm pồi” - một món ăn truyền thống làm từ bột ngô, sắn, gạo, mật ong - trong hội Rằm tháng ba. Ảnh: H.B

Sau hơn 20 năm nghiên cứu, “pho sử sống” của người Nguồn Đinh Thanh Dự đã tìm lại được 26 truyện dân gian, hàng trăm câu tục ngữ, ca dao, dân ca, đồng dao và câu đố dân gian cùng nhiều điệu hát sắc bùa, hát nhà trò, đúm, hò thuốc cá đặc trưng của cuộc sống săn bắt, hái lượm, thuốc cá, bẫy chim và phát nương làm rẫy của người Nguồn. Bằng tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào danh phận người Nguồn, Đinh Thanh Dự cùng với nhiều nhà khoa học đã làm sống lại một bức tranh văn hoá đầy đủ của người Nguồn từ những phong tục “giỗ sống”, tục “cúng ma”, tục “ở rể”, tín ngưỡng “cúng Pụt”, hàng chục món ăn truyền thống và những bài thuốc cây cỏ chữa bệnh độc nhất vô nhị của cộng đồng người bí ẩn này.
Sẽ là quá sức để giới thiệu một nền văn hoá đồ sộ trong một bài báo, chỉ xin nói đến một lễ hội đặc trưng, xuyên thấu văn hoá người Nguồn - hội Rằm tháng ba. Với người Nguồn, hội Rằm như một ngày Tết lớn của năm, mỗi nhà đều có mâm cỗ “cúng Pụt”, cầu mưa thuận gió hòa. Phần lễ có lễ phúng tại thác Pụt và lễ cầu đảo tại thác Rèm. Phần hội có Hội chợ Sạt - nơi cha mẹ cho con cái một ít tiền để đến chợ ăn uống, mua quần áo, đồ chơi và tham gia các trò chơi dân gian.
Thanh niên nam, nữ thì tổ chức hát đúm, hát sắc bùa, nhà trò, múa tiên... và không thể thiếu hội thi chế biến “cơm pồi” và các món ăn truyền thống của người Nguồn. Có thể nói, lễ và hội Rằm tháng ba là sự tái hiện đầy đủ một bức tranh văn hoá dân gian điển hình của người Nguồn. Chẳng thế mà người Nguồn vẫn nhắc nhở bằng câu ca: “Chẳng thà đau ốm mà nằm/ Không mà bỏ chợ hội Rằm tháng ba”.
Dẫu cuộc kiếm tìm danh phận vẫn chưa đến đích, cộng đồng 4 vạn người Nguồn vẫn sinh tồn và phát triển với đầy đủ tiếng nói, kho tàng văn hoá dân gian đặc trưng và ý thức tộc người mãnh liệt. Người Nguồn vẫn đau đáu chờ đợi cái ngày được xưng danh “mình là người Nguồn”, ngẩng cao đầu với cộng đồng các dân tộc anh em trên mảnh đất hình chữ S nghìn năm văn hiến này.
HÀ BÌNH Báo lao động
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Hình đại diện của thành viên
nguoinguon
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 1321
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 5 31, 2007 10:35 am
Đến từ: Rốn trời

Re: Đi tìm người Nguồn

Bài viết chưa xemgửi bởi nguoinguon » Thứ 2 Tháng 1 03, 2011 5:17 pm

Bài viết mới ở tầm thức tỉnh, nhưng sự tác động của nó đến đâu lại phải chờ đợi sự phãn hồi của các nhà chức năng. Phần trăm phãn hồi không cao lắm, bởi cũng đã có hội thảo, bởi cũng đã nhiều kiến nghị. Bác Đinh Thanh Dự cống hiến đến 20 năm mà vẫn chưa đủ tác động, rồi bác Dự sẽ đâu còn mãi, trách nhiệm này sẽ gắn lên ai? ai dám ghé đôi vai còm làm công việc to lớn ấy? Mà việc này đâu để cho bác Dự. Vai trò của Đảng ủy huyện Minh Hóa mà đích danh là đương kim bí thư huyện ủy (mới tái đắc cử nhiệm kì 2) ông Cao Văn Định,vai trò của UBND mà đích danh là ông tân chủ tịch Đinh Quý Nhân (hai vị trên cũng là người Nguồn), vai trò của lớp trí thức người Nguồn, của mọi người dân Nguồn trên mãnh đất Minh Hóa, có lẽ nào lại lơ đi gốc rễ?
Xin cảm ơn nhà báo Hà Bình về câu trích dẫn rất đắt
Những sự thật và truyền kỳ cứ đan cài vào nhau, khiến bao thế hệ người Nguồn dù ý thức mình là “người Nguồn, nói tiếng Nguồn, đại diện văn hoá Nguồn” luôn đau đáu đi tìm hình hài tiên tổ.
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Hình đại diện của thành viên
nguoinguon
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 1321
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 5 31, 2007 10:35 am
Đến từ: Rốn trời

Re: Đi tìm người Nguồn

Bài viết chưa xemgửi bởi nguoinguon » Thứ 2 Tháng 1 03, 2011 10:01 pm

Nhân bài báo có nhắc đến việc người Nguồn có quan điểm cho rằng là một bộ phận của người Kinh, lại có ý kiến cho là người Thổ di cư vào, quan điểm người Cọi bị phân hóa thành các nhóm Rục, Mày, Sách, Nguồn. Nhân tiện có tài liệu "Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam" do PGS.TS Nguyễn Văn Huy (Chủ biên) và nhóm biên soạn Bảo tàng dân tộc học thực hiện, NN xin mạn phép chép lại các trang tài liệu để đọc giả so sánh.
1 Người Việt (Nguyễn Anh Ngọc biên soạn)
Tên gọi khác: Kinh
Dân số: 55.900224 người, chiếm 86,83 % dân số toàn quốc
(Số liệu tổng điều tra dân số 1-4-1999)
Ngôn ngữ: Người Việt có tiếng nói và ngôn ngữ riêng. Tiếng Việt nằm trong nhóm ngôn ngữ Việt - Mường.
Lịch sử: Tổ tiên người việt từ rất xa xưa đã định cư chắc chắn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong suốt quá trình phát triển lịch sử Việt Nam, người Việt luôn là trung tâm thu hút và đoàn kết các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động sản xuất: Nông nghiệp lúa nước đã được hình thành và phát triển ở người Việt từ rất sớm. Trãi qua bao đời cày cấy, người Việt đã tổng kết kinh nghiệm làm ruộng thật sâu sắc "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Hệ thống đê điều kì vĩ ngày nay là sự chứng minh hùng hồn tinh thần ngoan cường chế ngự tự nhiên để sống và sản xuất. Chăn nuôi lợn, gia súc, gia cẩm, thả cá,... cũng rất phát triển. Đặc biệt con trâu trở thành "đầu cơ nghiệp" của nhà nông. Người Việt nỗi tiếng "có hoa tay" về nghề thủ côngngiehieepjj, phát triển bách nghệ, mà nghề nào cũng dường như đạt đến đỉnh cao của sự khéo léo tài hoa.Khôngj ít làng thủ công đã tách khỏi nông nghiệp. Chợ làng, chợ phiên, chợ huyện,... rất sầm uất. Hiện nay, các đô thị và khu công nghiệp đang ngày càng phát triển trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ăn: "Cơm tẻ, nước chè" là đồ ăn thức uống cơ bản hàng ngày của người Việt. Đồ nếp chỉ gặp trong những ngày lễ Tết. Trong bữa ăn thường có canh rau hay canh cua, cá,... Đặc biệt, người Việt rất ưu dùng các loại mắm (mắm tôm, tép, cá,cáy,...) và các loại dưa (cải,hành,cà, kiệu,...)Tương gừng và các loại gia vị như ớt, tỏi, gừng,.... cũng thường thấy trong các bữa ăn. Rượu được dùng trong các dịp lễ Tết, liên hoan. Ăn trầu, hút thuốc lào trước kia chẳng những là nhu cầu, thói quen mà còn đi vào cả nghi lễ, phong tục.
Mặc: Xưa kia đàn ông thường mặc quần chân què,áo cánh nâu (Bắc Bộ), màu đen (Nam Bộ), đi chân đất, ngày lễ tết mặc quần trắng, áo chùng lương đen, đội khăn xếp, đi guốc mộc. Đàn bà mặc váy đen, yếm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen (bắc Bộ). Phụ nữ ngày lễ hội mạc áo dài. Mùa đông cả năm và nữ thường mặc thêm áo kép bông. Y phục phận biệt giữa các lứa tuổi chỉ ở màu sắc mà cỡ áo quần; giữa kẻ giàu, người nghèo ở chất liệu vãi lụa và chỉ có người giàu sang mới dùng đồ trang sức.
Từ đầu thế kỷ trở về trước, người ta còn thấy đàn ông thôn quê đống khố, cỡi trần.
Ở: Người Việt thường ở nhà trệt. Trong khuôn viên được bố trí liên hoàn nhà - sân-vườn-ao. Ngôi nhà chính thường có kết cấu 3 gian hoặc 5 gian và gian giữa là gian trang trọng nhất, đặt bàn thờ gia tiên. Những gian bên là gian nghỉ ngơi, sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, gian buồng được bố trí ở chái nhà làm chỗ ở của phụ nữ và cũng là nơi cất trữ lương thực, của cải của gia đình. Nhà bếp thường được làm liền với chuồng gia súc. Ở nhiều tỉnh Nam Bộ, nhà bếp thường được làm sát, kề hay nối kề với ngôi nhà chính. Sân để phơi và để sinh hoạt gia đình và cũng để tạo không gian thoáng mát rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm.
Phương tiện vận chuyển: phương tiện vận chuyển của người việt rất phong phú và có thể phân biệt thành hai loại hhư sau:
+ Bằng đường bộ có: Gánh (gánh quang, gánh cặp, đòn gánh, đòn sóc, đòn càn,...), vác, khiêng (đòn khiêng), cáng, đội, đeo (bị, tay nãi,...),cõng (ba lô, bao tải,...) thồ, chở bằng các loại xe: xe đạp, xe kéo, xe đẩy, xe trâu, xe bò, xe ngựa,....
+ Bằng đường thủy có: thuyền, bè, xuồng, tàu, mảng,... mỗi loại có nhiều kiểu dáng, to nhỏ, vật liệu chế tác và trang thiết bị khác nhau.
Quan hệ xã hội: Đại bộ phận người Việt sinh sống thành tường làng, dam ba làng họp lại thành một xã. Nhiều xã cũng chỉ bao gồm một làng lớn và một số xóm độc lập mới tách ra từ làng lớn. Trong làng thường có nhiều xóm, có xom lớn tương đương với một thôn và thôn Bắc Bộ gần như tương tự một ấp ở Nam Bộ. Trước cách mạng tháng Tám 1945, mỗi làng có một tổ chức hành chính - tự quản lí riêng khá chặt chẽ. Tổ chức Phe Giáp làm nơi quy tụ của dân làng để lo toan nhiều công việc của làng xã từ quản lí nhân đinh đến việc hiếu, việc tế lễ Thành hoàng. Có những làng thủ công còn có tởchúc phường hội của những người cùng nghề nghiệp. Đặc biệt, trong làng sự phân chia dân nội tịch, dân ngoại tịch (ngụ cư) được quy định rõ ràng trong hương, khoán ước của làng. Lệ làng được quy định một cách tương đối toàn diện và chặt chẽ về các mặt hoạt động của làng buộc mọi người thừa nhận và tự giác thực hiện.
Gia đình: Gia đình của người Việt hầu hết là gia đình nhỏ gồm 2 thế hệ theo chế độ phụ quyền nhưng phụ nữ vẫn giữ vai trò quan trọng, thường là người quan lí kinh tế trong gia đình. Người Việt có rất nhiều dòng họ, có nhừng dòng họ phổ biến như Nguyễn, Trần, Lê, Phạm, Vũ,... dường như ở địa phương nào cũng có. Mỗi tộc họ thường có nhà thờ riêng, được chia ra làm nhiều chi, phái lại bao gồm nhiều nhánh. Mỗi nhánh lại bao gồm các anh em cùng bố mẹ, ông bà. Quan hệ họ nội được truyền giữ bền chắc qua nhiều đời. ANh em họ hàng (kể cả họ nội, họ ngoại) đều yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
Cưới xin: Người Việt rất coi trọng tình yêu trong sáng, chung thủy. Dưới thời phong kiến thường là "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", ngày nay nam nữ tự tìm hiểu. Để đi đến hôn nhân- thành vợ thành chồng, nghi lễ cưới xin truyền thống của nguời Việt phải qua mấy bước cơ bản sau:
-Dạm: Nhờ một người làm mối đến nhà gái ướm hỏi trước.
- Hỏi: Sắp lễ vật sang thưa chính thức với gia đình và họ hàng nhà gái.
-Cưới: Tổ chức lễ trình tổ tiên, ra mắt họ hàng làng xóm, tổ chức rước dâu về nhà trai.
-Lại mặt: Cô dâu, chú rễ về thăm lại nhà bố mẹ đẻ (nhà gái).
Qua các bước này và dĩ nhiên trước đó phải đăng kí kết hôn thì đôi trai gái chính thức thành cặp vợ chông mới.
Nhà mới: Người Việt có câu "lấy vợ hiền hoàn, làm nhà hướng nam". Nàh hướng nam thì ấm về mùa đông và mát về mùa hè. Khi làm nhà ngoài việc chọn hướng còn pahir xem tuổi và định ngày tháng tốt để khởi công xây dựng. Và khi làm nhà xong thì chọn ngày tốt cúng rước tổ tiên về nhà mới và ăn mừng nhà mới.
Thờ cúng: Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng và cao nhất của người Việt. Bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà: được cúng vào các ngày giỗ, tết và các dịp tuần tiết,...trong năm. Tục thờ Thổ công, ông Táo. ông địa phổ biến ở các nơi. Rất nhiều gia đình thờ Phật tại gia, thờ Thần tài,... và hầu hết các làng người Việt đều có đình thờ thần hoàng, chùa thờ Phật, nơi thờ Đức Khổng tử hay đền thờ phúc thần,... Một bộ phận cư dân cư ở nông thôn hay thành thị theo đạo Thiên chúa, Tin lành và các đạo khác như Cao Đài, Hòa Hảo,...
Lễ tết: Tết nguyên đán là cái tết lớn nhất trong năm. Sau Tết âm lịch là các hội mùa xuân. Ngoài ra còn có nhiều lễ hội truyền thống khác trong một năm: Rằm tháng giêng, Tết thanh minh, Lễ Hạ điền, lễ thượng điền, Tết đoàn ngọ, Rằm tháng bảy, tết trung thu, lễ cơm mới,... Mỗi tết đều có ý nghĩa riêng và lễ thức tiến hành cũng khác nhau.
Lịch: Âm lịch đã từ lâu đi vào cuộc sống, vào phong tục tập quán và tín ngưỡng của người Việt. Người Việt dùng âm lịch để tính tuổi, tính ngày giỗ, tính thời vụ sản xuất, tính ngày tốt xấu đẻ dùng cho các công việc lớn của cuộc đời như làm nhà, cưới hỏi, cải táng,... Dương lịch là lịch pháp chính thức hiện nay, ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống.
Học: Người Việt từ lâu đã sử dụng chữ Hán, chữ Nôm và ngày nay là chữ quốc ngữ. và ở kinh thành Thăng Long; ngay từ thời Lí đã lập Văn Miếu-QUốc Tử Giám để đào tạo các trí thức bậc cao, được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Văn nghệ văn học dân gian với nhiều thể loại phong phú: truyện cổ tích, ca dao, dân ca, tụ ngữ ... phản ánh toàn bộ mọi mặt cuộc sống của dân tộc. Văn học dan gian góp phần to lớn vào việc giữ gìn bản lĩnh, bản sắc dân tộc. Văn học viết cũng đã đạt được những thành tựu to lớn ở các gia đoạn Lí -Trần và đặc biệt là thế kỷ XV về sau với các cây bút thiên tài: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,... Các bộ môn nghệ thuật như mĩ thuật, âm nhạc, sâu khấu,... phát triển cao, được chuyên nghiệp hóa.
Chơi: Người Việt có rất nhiều trò chơi cho mỗi lứa tuổi, mỗi giới, mỗi mùa, cho cá nhân và cho tập thể. Có những trò chơi thể hiện thú thưởng thức rất thanh cao như: thả chim, thả diều, cờ tướng,… Lại có những trò chơi mang tính thể thao và cộng đồng mạnh mẽ như kéo co, đánh đu, đánh vật, đua thuyền. Rất nhiều trò chơi mang đậm dấu ấn lịch sử và đậm bản sắc như cù vật, nấu cơm thi, đánh pháo đất. Trò chơi trẻ em thì rất nhiều và mỗi địa phương mỗi sắc thái khác nhau. Lễ hội mùa xuân là nơi tập trung rất nhiều trò chơ dân tộc.
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Hình đại diện của thành viên
nguoinguon
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 1321
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 5 31, 2007 10:35 am
Đến từ: Rốn trời

Re: Đi tìm người Nguồn

Bài viết chưa xemgửi bởi nguoinguon » Thứ 5 Tháng 1 06, 2011 11:04 am

2. Người Thổ (Võ Phương Mai biên soạn)
Tên tự gọi: Thổ
Tên gọi khác: Người nhà làng, Mường, Con Kha, Xá Lá Vàng
Nhóm địa phương: Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Li Hà, Tày Poọng.
Dân số: 51.274 người,
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ Việt – Mường (ngữ hệ Nam – Á).
Lịch sử: Địa bàn cư trú hiện này của người Thổ vốn là giao điểm của các luồng di cư ngược, Do những biến động từ những thế kỷ trước, những nhóm người Mường từ miền Tây Thanh Hóa dịch chuyển vào phía nam gặp gỡ những người Việt từ các huyện ven biển Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương ngược lên hòa nhập với cư dân địa phương ở đây. Những người tha hương cùng chung cảnh ngộ ngày ấy ngày một hòa nhập vào nhau và thành một cộng đồng chung - dân tộc Thổ.
Hoạt động sản xuất: Người Thổ sống chủ yếu dựa vào nương rẫy và một số nhỏ làm ruộng nước. Dù làm ruộng hay làm nương, trình độ canh tác của đồng bào đã phát triển khá cao biểu hiện ở kỷ thuật là đất (dùng cày nương “cày nộn” một cách thành thạo), thâm canh cây trồng. Lương thực được trồng chủ yếu là lúa sau đó đến sắn và ngô. ở các nhóm Kẹo, Mọn, Cuối, gai là cây được trồng nhiều và giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của họ. Ở người Thổ, nghề đánh cá cũng rất phát triển, săn bắn, hái lượm tuy chỉ phát triển ở một số vùng nhưng nó đã góp phần đáng kể vào giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của họ.
Ăn: Trước đây người Thổ ăn gạo nếp là chính nhưng hiện nay hầu hết đã chuyển sang ăn gạo tẻ. Những khi giáp hạt, đói kém họ thường ăn các loại củ, các loại rau và các loại quả hái ở rừng.
Trong các ngày lễ, tết người Thổ thường làm các loại bánh chưng, bánh giầy, bánh gai.
Mặc: Đàn ông thường mặc tương tự như người Việt với chiệc quần trắng cạp vấn, áo dài lương đen, đầu đội khăn nhiễu tím. Phụ nữ vùng Lâm La mặc váy sợi bông màu đen, có thêu hai đường chỉ màu từ cạp tới gấu váy. Một số mặc áo 5 thân màu nâu hoặc trắng. ở vùng Quỳ Hợp, váy của phụ nữ thường được mua hoặc trao đổi với người Thái. Váy bằng vải sợi bông nhuộm chàm, dệt kẻ sọc ngang, khi mặc những đường sọc đó tạo thành vòng tronmgf song song quanh thân. Áo cánh trắng cổ viền, tay hẹp nhưu áo cánh người Việt. Phụ nữ thường đội khăn vuông trắng giống như người Mường và để tang bằng khăn dài trắng giống người Việt.
Ở: Người Thổ cư trú tập trung ở các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An. Họ sống thành những làng bản đông đúc, chủ yếu theo lối mật tập.
Nhà ở truyền thống là loại nhà sàn được che xung quanh bằng liếp nứa hoặc gỗ. Nhưng ở một số vùng, nhà lại được làm theo kiểu cột ngoãn, Ngày nay, nhà của của họ cũng đang trong quá trình chuyển từ nhà sàn sang nhà đất như kiểu nhà người Việt trong vùng.
Phương tiện vận chuyển: Người Thổ chủ yếu dùng hai phương thức vận chuyển: đối với những thứ nhỏ gọn thì có thể mang, xách hay cho vào sọt, bồ để gánh, còn những vaath nặng phải dùng sức trâu, bò để kéo xe (toàn bộ khung và bánh xe đều được làm bằng gỗ).
Quan hệ xã hội: Đơn vị nhỏ hành chính nhỏ nhất trước kia của người Thổ là làng với một ông trùm làng đứng đầu. Trùm làng được bầu lại hàng năm và có nhiệm vụ độc thúc công việc sưu dịch, thuế khóa, giải quyết các vụ việc xảy ra trong phạm vi của làng. Gia đình nhỏ phụ quyền là củ yếu. Mối quan hệ trong gia đình cũng như làng xóm là tình tương trợ hữu ái. Tuy sống xen cài giữa nhiều dân tộc nhưng việc kết hôn giữa người Thổ với các dân tộc lân cận dường như không đáng kể, song quan hệ hôm nhân giữa các nhóm Thổ với nhau lại không có sự phân biệt nào.
Cưới xin: Tục ngủ mái thịnh hành trong các nhóm Thổ vùng Nghĩa Đàn, Tân Kì, Quỳ Hợp nhưng lại vắng bóng ở các nhóm Thổ vùng Tương Dương, Con Cuông. Từ những đêm ngủ mái các đôi nam nữ tìm hiểu nhau dân đến xây dựng gia đình. Hôn lễ người Thổ phải qua nhiều bước. Thông thường khi cưới, nhà trai phải dẫn một con trâu, 100 đồng bạc trắng, 30 vuông vải, 6 thúng xôi, một con lợn. Nhiều vùng còn có tục ở rễ.
Sinh đẻ: Khi sinh được ba ngày thì cúng bà mụ để đặt tên cho con và người mẹ phải kiêng cữ trong vòng một tháng; trong nhà đó người lạ không được vào nhà.
Ma chay: Tổ chức khá linh đình và tốn kém, trước đây có nhà đã giết tới 12 con trâu, người chết được quàn trong nhà hàng tuần. Quan tài người Thổ là một cây gỗ nguyên, đục bụng giống như cách làm thuyền, làm máng đập lúa. Khi đặt quan tài cho phái chân xuôi theo dòng nước chảy. Sau khi chôn cất cúng người chết vào dịp 30 ngày, 50 ngày và 100 ngày.
Lịch: Người Thổ theo âm lịch.
Thờ cúng: Người Thổ thờ cúng nhiều loại thần, ma, đặc biệt là các vị thần có liên quan đến việc đánh giặc và khai khẩn đất đai. Trong phạm vi gia đình, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, họ còn làm lễ cúng bà mụ mỗi khi trẻ con đau ốm và cúng vía cho người lớn và các dịp lễ, khi đau ốm.
Học: Người Thổ không có văn tự riêng, chỉ một số người biết chữ Hán. Ngày nay, tiếng Việt được phổ cập và sử dụng rộng rãi.
Văn nghệ: Vốn văn nghệ dân gian Thổ khá đa dạng, các bài hát đồng giao vẫn được lưu truyền, ca dao, tục ngữ rất phong phú.
Chơi: Trò chơi kéo co, múa sư tử, chơi cờ tướng. Trẻ em thích chơi đá cầu và đánh cù.
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Hình đại diện của thành viên
nguoinguon
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 1321
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 5 31, 2007 10:35 am
Đến từ: Rốn trời

Re: Đi tìm người Nguồn

Bài viết chưa xemgửi bởi nguoinguon » Thứ 7 Tháng 2 12, 2011 9:41 pm

Chuyện một người Nguồn “vác tù và hàng tổng”
(Dân trí) - Ở cái tuổi 72, ông Đinh Thanh Dự vẫn chưa thôi cuộc kiếm tìm và đấu tranh với khát khao một ngày cộng đồng bốn vạn người Nguồn ở huyện nghèo Minh Hóa (Quảng Bình) được xướng tên trong danh mục các dân tộc Việt Nam.
Ông “chết cha tho rọi”*

Không phải một ông già lẩm cẩm, không phải một kẻ bất mãn vì tài cao phận thấp, ông Đinh Thanh Dự ở cái tuổi xưa nay hiếm vẫn giữ được sự minh mẫn, sắc sảo và điềm mặc. Một ông già, bên một chồng sách và một căn nhà gỗ ọp ẹp, khung cảnh rất hợp cho cái triết lý của ông: “Hoài cổ, khổ cả đời”.

Là lớp trí thức đầu tiên của cái huyện nghèo nhất nước này, đời Dự - như cách ngắn gọn mà ông tự gọi mình - đã đi qua nhiều nhánh rẽ, và có lẽ ông đã chọn cho mình nhánh rẽ gian nan. Tốt nghiệp cử nhân văn khoa từ năm 1970, ông theo nghiệp dạy học được ba năm trước khi phiên ngang sang Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tuyên Hóa, rồi lên Phó Ban Thường trực, Giám đốc trường Đảng Tuyên Hóa.
Image
Gia sản của ông Đinh Thanh Dự là gần 10 giải thưởng và 30 đầu sách, bản thảo
về văn hóa người Nguồn và các dân tộc thiểu số ở Quảng Bình.

Cái nghiệp viết đến với ông, và cũng là cái nghiệp đưa cuộc đời ông tiếp tục rẽ ngang chính là khi ông cầm bút viết những bài báo chống tiêu cực. Mở đầu với bài báo “Nói đúng nhưng chưa được làm rõ” viết về những chuyện nhập nhèm của ba đơn vị lớn trên địa bàn huyện, cái bút danh Thanh Tâm và Dương Công Minh nhanh chóng được bạn đọc báo Bình Trị Thiên biết đến, và cũng là nỗi ám ảnh của những người trót “nhúng chàm” ở huyện. Những bài báo liên tục được đăng, với cách đặt vấn đề thẳng thắn, đanh thép.

Huyện nhiều lần họp, và lần nào Dự cũng “được” nghi ngờ chính là người “vén áo cho người xem lưng”. Viết được hai năm, Dự không còn tên trong Ban chấp hành Huyện ủy, trở về làm chuyên viên quèn. Cũng thời gian đó, huyện Tuyên Hóa chia thành Tuyên Hóa và Minh Hóa, nhưng những bài báo chống tiêu cực năm cũ lại trở thành cản lực khiến Dự không được đoái hoài trong thành phần cốt cán huyện Minh Hóa, dù sau đó rất nhiều học trò của Dự được đề bạt lên huyện, lên tỉnh. Thậm chí, đã có lúc người ta muốn ép Dự về hưu non, nhưng ông không chịu và xin làm tạp vụ, văn thư với điều kiện không bị… trừ lương.

Trong bốn năm cuối trước khi về hưu, Dự tiếp tục cầm bút chống tiêu cực với bút danh Đinh Thanh Dự, với nhiều bài báo có thể được coi là “quả bom tấn” ở huyện nghèo này. Ngoài những bài điều tra, Dự với bút danh Thiếu Lâm Gia còn có những bài châm biếm sâu cay mà trong đó đến nay ông vẫn còn tâm đắc với bài báo “Chết cha tho rọi” (nói theo tiếng Nguồn có nghĩa là “Chết cha tôi rồi”).

Bài báo viết về một cán bộ cấp huyện, ngủ với vợ người bị bắt được dọa chém bèn buột miệng kêu một tiếng “chết cha tho rọi!”. Báo về, cả huyện xôn xao bàn tán. Cán bộ nọ cầm tờ báo đọc, hết bài thấy cái bút danh Thiếu Lâm Gia bèn buột miệng kêu lên một tiếng “Chết cha tho rọi!”. Cũng từ đó, Dự được nhiều người gọi vui là ông “chết cha tho rọi”.

Nhịn bụng điền dã và viết sách

Dự là người Nguồn. Từ bé, Dự được mẹ ru bằng bài “Hò thuốc cá”, được nghe cha kể những câu chuyện cổ tích về “Ông Đùng và thằng Sắt”, “Sự tích thác Pụt”, được đi trẩy hội rằm tháng ba, được dự lễ dâng cơm “giỗ sống” cha mẹ… Dự tin rằng người Nguồn có một kho tàng văn hóa riêng biệt, không thể là một bộ phận của dân tộc Thổ, Mường hay Kinh mà một số nguồn tài liệu vẫn khẳng định.


Image
Cụ ông, cụ bà người Nguồn quây quần bên mâm lễ “giỗ sống”
mà con cháu dâng vào ngày cuối năm.

Khi còn công tác, Dự đã nhiều lần đi điền dã, cùng ăn ở với người Nguồn ở khắp huyện Minh Hóa và cẩn thận ghi chép lại những câu chuyện cổ, những bài đồng dao, ca dao, tục ngữ và tập quán sinh hoạt, chữa bệnh của người dân Nguồn. Cuối thập niên 1980, Dự bắt đầu viết về văn hóa Nguồn. Từ khi Quảng Bình tái lập năm 1989, những bài báo của Dự xuất hiện đều đặn trên báo Quảng Bình bên cạnh với những bài chống tiêu cực.

Về hưu với đôi chân còn cứng và bầu nhiệt huyết còn nóng hổi, Dự tiếp tục những chuyến điền dã hàng tháng trời tới hầu tất mọi ngõ ngách của người Nguồn và các dân tộc Mày, Khùa, Rục, Ma Coong… từ dãy Giăng Màn ở miền biên viễn Cha Lo đến đèo Đá Đẽo. Trong hàng trăm chuyến điền dã đó, ông đã tỉ mẩn ghi chép lại từng lời kể của các cao niên, quan sát từng chi tiết căn nhà, bữa ăn, tập tục sinh hoạt, ma chay, cưới hỏi… để dần hệ thống hóa thành kho tàng văn hóa dân gian sinh động của người Nguồn.

Image
Cộng đồng người Nguồn ở Minh Hóa vẫn giữ gìn nhiều nét văn hóa riêng biệt,
trong đó có lễ cúng "Pụt" tại thác Pụt.

Sau gần 30 năm dày công điền dã bằng đồng lương hưu eo hẹp của mình và những mùa lúa, ngô tần tảo của vợ, Dự đã viết hơn 30 tập sách và bản thảo với hơn 100.000 trang. Đó là chưa kể hàng trăm bài viết cho các tạp chí văn hóa và những tài liệu quý mà ông cung cấp, gợi ý cho các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, sinh viên…

Có thể nói không ngoa rằng với những bước chân không mỏi trong gần 30 năm, Dự đã trở thành một pho sử sống của người Nguồn. Không ai tìm hiểu về văn hóa Nguồn và các dân tộc ít người ở Minh Hóa mà không tìm đến ông “cứ nhân quèn” này, dù họ là tiến sỹ, nghiên cứu sinh hay sinh viên, nhà báo. Nhận được chín giải thưởng của Hội Văn học dân gian Việt Nam, có gần 10 đầu sách xuất bản, song rất nhiều bản thảo quý giá của Dự vẫn chưa thể in. Lý do rất đơn giản: thiếu tiền!. “Tiền in, tiền trình bày, tiền dựng bìa, tiền biên tập… đủ thứ tiền đều từ đồng lương hưu mà ra cả. Bao nhiêu lương tháng đều đổ vào sách, chỉ có tác giả là nhịn đói thôi”, Dự đùa, một kiểu đùa như thật.

Trăn trở với người Nguồn

Gần 30 năm điền dã, nghiên cứu và viết lách, Dự nhận ra rằng nếu không có phương pháp luận biện chứng khoa học về dân tộc học thì rất khó để chứng minh cho các nhà dân tộc học, các nhà quản lý về tộc danh đích thực của người Nguồn. Nghĩ là làm, Dự tiếp tục sưu tầm nhiều sách, cứ liệu về dân tộc học của người Nguồn, trao đổi với nhiều nhà khoa học, “kêu” đến nhà quản lý từ trung ương đến tỉnh về việc công nhận người Nguồn trong danh mục các dân tộc Việt Nam.

Hàng chục công trình, hàng trăm đơn kiến nghị và bài báo của Dự cùng với nhiều nhà khoa học đã mở đường cho buổi hội thảo xác định tộc danh người Nguồn năm 2004 tại Quảng Bình. Tiếc là hội thảo đã không có cái kết mong muốn: sau nhiều tham luận trái chiều về nguồn gốc người Nguồn, hội thảo thống nhất sẽ báo cáo lên trung ương và nghiên cứu tiếp. Một tháng sau, huyện Minh Hóa tổ chức một chuyến điền dã tìm hiểu văn hóa người Thổ ở Nghệ An, nhưng đoàn chỉ “xem hoa” ở hai gia đình người Thổ trong… một buổi và ngay sau đó HĐND huyện đã ra Nghị quyết khẳng định người Nguồn chính là một bộ phận của người Thổ!. Thậm chí, một lãnh đạo huyện còn hồ hởi lên báo nói rằng “người Nguồn đã tìm được nguồn”. Duy có Dự kịch liệt phản đối.

“Rừng” tờ trình lại được Dự tiếp tục gửi đến các cơ quan chức năng và các viện nghiên cứu suốt 6 năm ròng rã, kèm theo hàng loạt công trình của ông và các nhà khoa học nghiên cứu về người Nguồn. Cuộc kiếm tìm và đấu tranh của Dự vẫn tiếp tục, các công trình và giải thưởng vẫn tiếp tục dày lên tỷ lệ nghịch với số tiền lương còi cọc của ông. Có người thấy tội nghiệp mà khuyên Dự rằng “Nguồn cũng được, mà Thổ thì đã sao” hoặc “Hay là cứ để người Kinh đi” nhưng Dự dứt khoát không chịu, ông muốn “nó là nó”. Cứ mỗi lần có bài viết hay cuốn sách nào có chi tiết chưa chính xác về người Nguồn, Dự lại loay hoay viết bài phản biện, như sợ rằng thêm một lần xã hội sẽ nhận thức sai về người Nguồn.

Đến nay, đề án “Điều tra, nghiên cứu xác định thành phần, tên gọi một số dân tộc thiểu số và xây dựng bản danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam” đã được Ủy ban Dân tộc triển khai, trong đó có nhắc tới người Nguồn. Dù kết quả điều tra có thế nào đi nữa, cộng đồng bốn vạn người Nguồn ở Minh Hóa vẫn nhớ ơn Dự, người vác tù và hàng tổng đã nhắc họ nhớ về cội nguồn bằng những công trình nghiên cứu văn hóa quý báu và cuộc đấu tranh không mệt mỏi của mình.

Hồng Kỹ - Báo dân trí.
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Hình đại diện của thành viên
nguoinguon
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 1321
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 5 31, 2007 10:35 am
Đến từ: Rốn trời

Re: Đi tìm người Nguồn

Bài viết chưa xemgửi bởi nguoinguon » Thứ 7 Tháng 2 12, 2011 10:49 pm

3. Người Mường (Hoàng Bé biên soạn)
Tên tự gọi: Mol (hoặc Mon, Moan, Mual)
Nhóm địa phương: Ao Tá(Âu Tá), Mọi Bi.
Dân số: 914. 596 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc ngôn ngữ Việt – Mường (ngữ hệ Nam – Á).
Lịch sử: Cùng nguồn gốc với người Việt cư trú lâu đời ở vùng Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ,…
Hoạt động sản xuất: Nông nghiệp ruộng nước chiếm vị trí hàng đầu, cây lúa là cây lương thực chính. Công cụ làm đất chủ yếu là chiếc cày chìa vôi và chiếc bừa đơn, nhỏ có răng bằng lỗ hoặc bằng tre. Lúa chín dùng hái gặt bó thành từ cum gùi về nhà phơi khô xếp để trên gác, khi cần dùng lấy từng cum bỏ vào máng gỗ, dùng chân chà lấy hạt rồi đen giã. Trong canh tác lúa nước người Mường có nhiều kinh nghiệm làm thủy lợi nhỏ. Ngoài ruộng nước, người Mường còn làm nương rẫy, chăn nuôi gia đình, săn bắn, đánh cá, hái lượm và sản xuất thủ công nghiệp (dệt vải,đan lát,…)
Ăn: Họ thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá rãi đều kho khỏi nát trước khi ăn.
Rượu cần của người Mường nổi tiếng với cách chế biến và hương vị đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể,
Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to. Đặc biệt, phụ nữ còn có phong tục nhiều người chuyền nhau hút chung một điếu thuốc.
(Còn nữa)
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Hình đại diện của thành viên
nguoinguon
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 1321
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 5 31, 2007 10:35 am
Đến từ: Rốn trời


Quay về • Tìm hiểu Quảng Bình

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách

cron