Đại Vệ chí dị

  
Thảo luận các vấn đề trong cuộc sống và trong QBO.

Đại Vệ chí dị

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 5 Tháng 11 18, 2010 6:28 pm

Vì văn hóa ngắn BT Ninh Bình đã tự rước họa vào thân



Sáu Nghệ

Theo: Tamnhin.net

Hình ảnh

-“… Nhiều quan chức thuở ấu thơ không được học hành đường hoàng, lớn lên trong không khí vô thần báng thánh, ra làm quan được giao quá nhiều quyền, ngỡ cả thế giới có thể nắm trong lòng bàn tay. Không hiểu biết mà nhiều quyền nên cứ hồn nhiên làm điều kỳ quặc, chướng tai gai mắt, thậm chí tự rước họa vào thân. Lấy của chùa về nhà riêng đã là điều tối kỵ, lại còn đem cả đồ tùy táng về nhà, trưng bày lên ngắm nghía, thật không tưởng tượng nổi. Rước tai họa nghìn năm về theo sau lưng mà còn hớn hở!”.

*(Tamnhin.net) – Truyền thông mấy hôm nay viết: “Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đinh Văn Hùng là người mua một chiếc trống đồng có niên đại được xác định vào khoảng 2.000 năm”. Theo thông tin ban đầu, giá của chiếc trống cổ được ông Hùng mua là 1,2 triệu USD”.
Đồng thời, ông nguyên bí thư này còn “chơi” một đôi lục bình sản xuất vào khoảng thế kỷ 17-18, trị giá 1,8 tỷ đồng. Nói nguyên bí thư vì mới đây ông Hùng không làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nữa nhưng khi mua những cổ vật trên, ông đương chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.

Không đặt vấn đề tiền bạc ở đâu ông Hùng mua những cổ vật đắt tiền ấy và ông mua để làm gì, việc ấy cơ quan điều tra đang làm. Bài viết này chỉ nêu băn khoăn, tại sao ông lại đi mua những cổ vật ấy, đặc biệt là trống đồng.

Ghi chép cổ nhất có liên quan đến trống đồng xuất hiện trong Sử Bản, một cuốn sách Trung Quốc từ trước thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Cuốn sách này nay không còn, nhưng được dẫn lại một phần tại một cuốn sách cổ khác là cuốn Thông điển của Đỗ Hữu. Hậu Hán thư quyển 14 ghi: “Dân Giao Chỉ có linh vật là trống đồng, nghe đánh lên họ rất hăng lúc lâm trận”.

Tương truyền, người ta đặt úp trống trên sàn nhà hay trên mặt đất, dùng cái dùi có mỏ khoắm bọc vải gõ vào. Trong nghi thức tang lễ người ta dùng trống đồng với kèn đám ma, sao ngang, đàn nhị, cồng chiêng, thanh la và trống bịt da dê. Riêng người Khơ Mú họ dùng dùi thẳng có phần đầu bọc vải để gõ vào trống úp xuống, còn người Lôlô đặt hai cái trống đồng nằm nghiêng hoặc treo nghiêng, mặt trống đối diện nhau và dùng dùi thẳng như người Khơ Mú. Tiếng trống đồng đối với những dân tộc kể trên là âm thanh của trời (tiếng sét), còn mặt trống tượng trưng cho mặt trời. Tiếng trống sẽ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên họ.

Hình ảnh


Như thế, trống đồng thường được dùng trong chiến trận hay tang lễ. Chưa thấy tài liệu viết trống đồng dùng trong hội hè đình đám vui tươi. Tổng số trống đồng tìm được ở Việt Nam cho đến năm 1980 là 960 chiếc, chủ yếu đào từ lòng đất, hầu hết ở trong các ngôi mộ cổ.

Đương nhiên, trống đồng là báu vật quốc gia, và với nguồn gốc như thế có nên đem về nhà riêng hay không?

Đây là một câu hỏi nghiêm túc xét trên nhiều góc độ. Nó là báu vật quốc gia thì không thuộc sở hữu của cá nhân; cá nhân không có quyền và không thể giữ được dù bất cứ hình thức nào; đời này có giữ được thì đời sau sẽ lấy lại; chết chôn theo rồi cũng bị đào lên lấy trả cho quốc gia. Nó dùng trong tang lễ và chiến trận, được đào lên từ các ngôi mộ thì những ai có chút hiểu biết đều thấy phải tránh xa, chỉ những dịp đặc biệt đúng lễ mới nên tiếp xúc. Dân gian từng nói, đừng tham của chùa. Những gì ở chùa là của bá tánh, không chỉ báu vật mà một bông hoa, ngọn cỏ cũng không được đem về nhà riêng của mình.

Xét thế đã thấy rằng, quan chức đem trống đồng về nhà riêng của mình là không thể chấp nhận. Hành vi ấy chỉ biểu hiện một điều: Thiếu văn hóa; thậm chí dùng hai chữ “văn hóa” ở đây còn hơi khiên cưỡng vì với người dân bình thường nhất cũng biết việc đó phải tránh xa.

Nói đến chùa chiền, lâu này có câu cửa miệng “như của chùa” lắm khi được dùng để giải thích một cách sai trái là “của vô chủ”. Thực ra, của chùa không phải vô chủ, trước hết có các vị sư sãi coi sóc, tiếp theo và quan trọng hơn là thiện căn của bá tánh coi sóc. Ngay bữa cơm chay ở chùa, ai cũng có thể nếu có nhu cầu, tuy nhiên không phải tùy tiện.

Có người đã viết: “Nét văn hoá cơm chùa là một nét đẹp về chia sẻ. Về lấy của người có san sớt cho người không có. Của người giàu san sẻ cho người nghèo. Sau buổi lễ Phật, mọi người đều được mời ăn bữa cơm chùa, không phân biệt sang hèn, theo đúng tinh thần Phật dạy trong kinh Hiền Ngu. Tinh thần chia sẻ này còn được lưu giữ ở nhiều chùa làng. Ai có ít nhiều gì cũng đều đem góp vào. Có người quá nghèo thì tới góp công: gánh nước, chẻ củi, nhặt rau, nấu nướng, v.v. Rồi tới bữa cùng vui vẻ đồng bàn với nhau. Những bữa cơm chùa như thế thường đạm bạc. Các món đều có thể trộn chung với nhau mà không làm hư vị riêng, vì có vị riêng chút nào để mà hư. Những người sành ăn cơm chùa còn bảo phải trộn chung nhiều món ăn mới ngon”.

Tìm đến bữa cơm chùa là tìm đến cái tinh thần tối giản của nhu cầu, đến mức không coi nhu cầu bản thân là quan trọng nữa. Nên người ta hay nói, đến với bữa cơm chùa bằng cái tâm thọ trai, cái tâm của người tu học. Nếu có người lỡ để cho cái ngon tạo ra dục thực mà chén đến bốn năm bát cơm thay vì một bát cơm úp, thì sau khi ăn đã rồi phải lên ngay chánh điện sám hối tội… ăn tham!

Thật đơn giản và dễ hiểu. Thế nhưng, dường như có những điều tối đơn giản trong văn hóa Việt lại không có trong tư duy của một số quan chức hiện nay. Điều này có nhiều lý do. Nhiều quan chức thuở ấu thơ không được học hành đường hoàng, lớn lên trong không khí vô thần báng thánh, ra làm quan được giao quá nhiều quyền, ngỡ cả thế giới có thể nắm trong lòng bàn tay. Không hiểu biết mà nhiều quyền nên cứ hồn nhiên làm điều kỳ quặc, chướng tai gai mắt, thậm chí tự rước họa vào thân. Lấy của chùa về nhà riêng đã là điều tối kỵ, lại còn đem cả đồ tùy táng về nhà, trưng bày lên ngắm nghía, thật không tưởng tượng nổi. Rước tai họa nghìn năm về theo sau lưng mà còn hớn hở! Nhưng đem trống đồng về nhà mình trưng bày, trong đội ngũ quan chức Việt Nam hiện nay, ông Đinh Văn Hùng chắc gì đã là người đầu tiên hay cuối cùng?
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: Đại Vệ chí dị

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 5 Tháng 11 25, 2010 10:48 pm

Tiếu lâm Việt Nam thời @

Lượm lặt trên tẹtnét
Hình ảnh

Tiếu lâm Việt Nam hồi xưa có truyện kể rằng:

Thời phong kiến, có lúc triều đình cấm nấu rượu lậu, rượu phải do các quan phụ trách về rượu của triều đình nấu và bán ra cho dân dùng. Một hôm quan binh đi kiểm tra trong làng xem có nhà nào chống lệnh vua không. Đến một nhà nọ, quan binh vào xét nhà thấy trong nhà có những đồ vật (gọi là đồ nghề, dụng cụ) sử dụng để nấu rượu, quan binh định bắt cô gái chủ nhà. Cô nói: “Nhà tôi đã không nấu rượu lâu lắm rồi”. Quan khăng khăng: “Ta không cần biết, nhà cô có dụng cụ để nấu rượu thì chắc chắn cô sẽ nấu rượu, ta phải bắt cô giải về nha môn xử tội”. Cô gái vùng chạy ra cửa và la lớn: “Bớ dân làng, có người hiếp dâm tôi”. Cô kêu la ầm ĩ làm dân làng xúm lại xem rất đông. Quan hoảng hốt cũng la làng lên thanh minh: “Ta hiếp dâm cô hồi nào? Ta có làm gì cô đâu mà cô vu cho ta hiếp dâm?”. Cô gái bèn nói: “Tôi không cần biết. Ông có tàng trữ dụng cụ hiếp dâm trong người ông, ông vào nhà tôi thì chắc chắn ông sẽ hiếp dâm tôi”. Quan bực tức: “Cô này rõ láo thật. Ta có dụng cụ hiếp dâm thật nhưng ta chưa làm gì cả cô lại dám vu khống cho ta”. Cô chủ nhà nói: “Vậy sao trong nhà tôi chỉ có dụng cụ nấu rượu chớ ông có thấy tôi nấu rượu hồi nào đâu mà ông đòi bắt tôi giải về huyện tội nấu rượu lậu?”. Dân làng ồ lên cười, quan tẽn tò dẫn đám thuộc hạ trở về.

Chuyện tưởng ông bà ta ngày xưa nói trạng để cười chơi, ai ngờ Báo Tuổi Trẻ chủ nhật ngày 31/10/2010 đăng bản tin ngắn “Bắt gà trống để chống cá độ” lại có chuyện thật như bịa xảy ra y chang như vậy, xin trích dẫn nguyên văn:

“Chiều 30-10, trưởng Công an P.27, Q.Bình Thạnh, TP.HCM cho biết đã giao toàn bộ số gà thu giữ được của người dân nuôi trên địa bàn phường này trong ngày 29-10 cho UBND P.27 để tiêu hủy.

Trước đó, bà N.T.G. (ngụ đường Thanh Đa, P.27, Q.Bình Thạnh) cho biết trong ngày 29-10, bà mua một con gà trống về thịt, để trước cửa nhà thì bị bắt mất. Sau khi phát hiện mất gà, bà hỏi hàng xóm thì được biết Công an P.27 đã tới bắt gà của bà và nhiều gia đình khác. Tuy nhiên, hầu hết gà bị bắt chỉ là gà trống, gà mái không bị bắt. Bà G. liên hệ với Công an P.27 thì được trả lời gà của bà bị bắt để tiêu hủy phòng dịch.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, trưởng Công an P.27 ban đầu cho rằng công an phường phối hợp cùng UBND, lực lượng thú y kiểm tra phòng dịch theo quy định cấm nuôi gà trên địa bàn. Tuy nhiên sau đó ông nói chỉ bắt gà trống tiêu hủy là do người dân nuôi để đá độ.”.

Trong khi đó, VnExpress ngày 01/11/2010 cho hay “Bộ Tài chính đang đề xuất cho phép thí điểm loại hình đặt cược bóng đá tại VN bên cạnh các loại hình kinh doanh như đua ngựa, đua chó. Từ kết quả thi điểm, Bộ này sẽ cân nhắc mở rộng sang các loại hình cá cược tập thể khác.

Nghị định về kinh doanh đặt cược đang được Bộ Tài chính xây dựng trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp từ các bộ ngành, đơn vị có liên quan. Nếu Nghị định này được thông qua thì đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, hình thức đặt cược bóng đá được hợp pháp hóa”. Các trường đua ngựa (Phú Thọ, Sài Gòn), đua chó (Vũng Tàu) hoạt động cá độ rầm rộ công khai thì được xem là bình thường. Coi như chỉ nhà nước Việt Nam mới có quyền tổ chức cá độ, đánh bạc, còn dân chúng thì mới có sở hữu gà đã bị coi là phạm pháp rồi.

Trưởng Công an phường 27, quận Bình Thạnh hẹn với báo Tuổi Trẻ ngày 01/11/2010 sẽ “cho biết hồ sơ vụ việc công an phường phối hợp cùng UBND phường 27 thu giữ gà của dân đã giao UBND phường giữ”, tức là ông Trưởng CAP 27 vẫn khăng khăng cho rằng cách phòng ngừa tội phạm bằng cách thu giữ gà của dân (không theo quy định nào cả) là hoàn toàn đúng.

Lật Pháp lệnh thú y năm 2004, Luật bảo vệ môi trường năm 2005, nghị định số 33/2005/NĐ-CP năm 2005 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh thú y… ra đọc và tìm nát nước cũng không thấy nội dung nào cho phép công an phường tự ý thu giữ gà của các hộ dân trong khu vực kể cả gà chọi. Còn Bộ Luật Dân Sự (2005) thì lại có quy định rõ ràng gà là tài sản hợp pháp của công dân và được luật pháp bảo hộ, muốn “làm cái gì đó” đối với gà phải có sự đồng ý của chủ gà và phải được lập thành biên bản hẳn hoi mới có thể xem là hợp pháp.

“Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) – khẳng định việc làm của Công an phường 27 là sai, người dân có thể khiếu nại đòi lại gà hoặc yêu cầu bồi thường”.

Thay vì được người nhà nước đến tận nhà xin lỗi và trả lại tài sản bị chiếm giữ trái phép, người dân phải bước vào cuộc hành trình gian khổ mới là vác đơn đi khiếu nại để đòi lại gà của mình.

Cứ theo cái kiểu lý lựng “hễ có tàng trữ công cụ là chắc chắn sẽ phạm tội” đã nêu ở trên mà được “phát huy” và “nhân rộng” thì mai mốt đây bạn sở hữu dao làm cá trong nhà có thể bị ghép cho ý đồ “âm mưu giết người”. Bạn sở hữu một cái tông-đơ cũng có thể bị gán ghép bạn “sẽ cạo đầu cả xóm” trong khi bạn chỉ có ý định cạo vài thứ trên chính thân thể bạn. Bạn có vài lít dầu hỏa trong nhà để nấu ăn có thể bị gán cho ý đồ “đốt nhà hàng xóm”, bạn có xe máy trong nhà có thể bị gán cho tội “đua xe trái phép”, hay tệ hơn “xe máy là công cụ để đi cướp giật”. Bạn có vài cục nam châm trong nhà thì bạn có nguy cơ bị coi là “ăn cắp điện nhà nước”. Bạn có cái cuốc, cái dá hay cái thuổng trong nhà thì bạn có nguy cơ bị coi là bọn “đào tường khoét ngạch”, v.v… rồi người nhà nước sẽ chiếm giữ tài sản của bạn mà không cần phải điếm xỉa đến ý kiến của bạn.

Đấy là nói về những tội danh có liên quan đến tài sản là “công cụ phạm tội” bên ngoài, còn những tội khác không cần có “công cụ” là tài sản thì bạn có cái mồm vẫn có thể bị người khác khẳng định rằng bạn sẽ dùng mồm để “tuyên truyền chống nhà nước XHCN”, bạn có cái đầu biết suy nghĩ và nhận xét về các vấn đề xảy ra xung quanh bạn (chớ không phải chỉ chứa toàn bã đậu với củ chuối) vẫn có thể bị quy cho là “có tư tưởng chống đối”....

Thánh thần thiên địa ơi! Tưởng tượng đến đây thì thấy tình hình thiệt là nguy quá, may mốt đây ra người dân sẽ phải ăn thức ăn chế biến sẳn của các hãng vì không dám có dụng cụ nhà bếp trong nhà. Người giàu thì “chơi” thức ăn của MacDonal, người nghèo đành dùng thực phẩm đóng gói của Trung Quốc toàn chất độc (chết từ từ vì nhiễm độc thực phẩm vẫn hơn chết đói). Rồi cần phải bó chặt cả chân tay và khâu cả mồm lại thì mới yên tâm rằng mình vô tội.

Mấy ngày nay, tôi phập phồng nhong nhóng đọc tin trên báo ta để xem có cấp trên nào phát huy và nhân rộng “sáng kiến điển hình” bắt gà của CAP 27 quận Bình Thạnh hay chưa. May quá, cho đến thời điểm này thì chưa thấy báo ta đăng tin giựt gân trên.
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: Đại Vệ chí dị

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 6 Tháng 11 26, 2010 12:43 pm

Lại chuyện kì khôi
Hình ảnh
Ông Nguyễn Văn Chánh

Nguyễn Quang Lập
Theo blog Quê Choa

-Vụ tờ rơi ATGT có nội dung tục tĩu, đầy tính khiêu dâm của sở GTVT Kiên Giang xảy ra vào tháng 9 năm nay là một trong những vụ kì khôi nhất của văn hoá nước nhà. Thiên hạ bàn tán xôn xao cả tháng, tui cũng có bài Mù văn hoá trên tờ Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh.

Lâu ngày nhiều chuyện lùm xùm rồi cũng quên. Chiều ni vô VnExpress đọc bài: ”Cán bộ ban an toàn giao thông bị kỷ luật vì in tờ rơi sex” tui cười sặc nước. Té ra có một chuyện kì khôi khác, ấy là việc xử lý kỉ luật của chính vụ kì khôi này.

Ban ATGT tỉnh Kiên Giang, chủ sản xuất 50.000 tờ rơi bị phạt 15 triệu, trong khi ông Trẩn Văn Thủy, chủ cơ sở in, quảng cáo ở phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá chỉ làm việc theo đơn đặt hàng của Ban ATGT thì bị phạt 22,5 triệu.

Chưa hết. Ông Nguyễn Văn Phương, cán bộ Ban an toàn giao thông tỉnh bị cắt hợp đồng lao động trước thời hạn vì can tội “đem nội dung tờ rơi xuống cơ sở in ấn.”

Còn đồng chí Nguyễn Văn Chánh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Phó trưởng Ban Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh Kiên Giang, người trực tiếp ký hợp đồng in ấn tờ rơi với cơ sở in ấn thì sao?

Xin thưa: đồng chí “đã tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật khiển trách.”

Bi hài bi hài! Kì khôi kì khôi! Ặc ặc!



Lời bình của tại hạ:
LUẬT RỪNG LÀ CỦA CHÚA SƠN LÂM.
LUẬT BIỂN LÀ CỦA HÀM CÁ MẬP.
CÒN LUẬT ĐỜI AI GIỮ CÁN CÂN?
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: Đại Vệ chí dị

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 7 Tháng 11 27, 2010 11:24 pm

Lương tâm bỉ ổi


Hình ảnh

Phúc Thắng

Theo: QĐND Online

-Đồng bào miền Trung bị bão lụt tàn phá, gây mất mát, đau thương. Để sẻ chia với đồng bào trong lúc gặp gian khó , nhân dân cả nước đã phát huy truyền thống tương thân tương ái, góp sức giúp đỡ miền Trung ruột thịt. Không chỉ có những người “máu đỏ, da vàng”tận tâm với việc ấy, người nước ngoài cũng giúp đỡ, động viên ta. Hàng chục người đẹp khắp nơi đã đến dự “Đêm hội Hoa hậu Trái đất và Doanh nhân hướng về miền Trung để kêu gọi các nhà hảo tâm tham gia đấu giá những vật phẩm quý để gây quỹ ủng hộ đồng bào miền Trung.

90 thí sinh cuộc thi Hoa hậu Trái đất cùng hàng trăm doanh nhân tham dự và tổ chức đấu giá “bảo vật” là: bức tranh đá quý, chiếc trống đồng, viên đá ruby nặng 10kg và bộ Tứ linh hội tụ…

Trong quá trình đấu giá, chiếc trống đồng kỷ vật 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội được một người xưng tên Lương Đức Hải hô đấu với giá 12 tỷ đồng. Bức tranh đá quý do trẻ em khuyết tật thực hiện có chữ ký của các thí sinh hoa hậu cũng được một người xưng tên là Thanh Bình đấu giá với mức 3 tỷ đồng. Trong khi đó, viên đá ruby 10kg có giá khởi điểm 200.000 USD đã được một người tự xưng là nhân viên của Công ty Bình Điền- Long An trả giá 11 tỷ đồng. Bộ Tứ linh hội tụ với chất liệu gỗ lũa hóa thạch tự nhiên tỏa hương, có giá khởi điểm 2 triệu USD. Ngay sau khi có giá khởi điểm, bộ Tứ linh được đẩy giá lên 45 tỷ đồng và dừng lại ở mức 47,9 tỷ đồng với người thắng cuộc là đại diện Công ty Gốm sứ Bảo Long.

Đêm hội kết thúc, ban tổ chức thông báo số tiền đấu giá thu về 74 tỷ đồng. Vậy nhưng cho đến nay, Hội Chữ thập đỏ TP Hồ Chí Minh vẫn chưa nhận được đồng nào từ sự kiện trên. Hội cũng nhiều lần liên lạc với những người trúng đấu giá bức tranh đá quý và trống đồng nhưng không liên lạc được; đại diện Cty Bình Điền khẳng định là công ty này không tham gia đấu giá. Trong khi đó, Công ty Gốm sứ Bảo Long- đơn vị trúng đấu giá bộ Tứ linh hội tụ cũng từ chối bảo vật mình trúng giá vì nhiều lý do.

Tại sao lại có những cá nhân, đơn vị chỉ “hô cho sướng miệng” như thế? Họ lợi dụng trưyền thông để quảng bá thương hiệu của công ty, đơn vị mình hay họ là những kẻ háo danh, đạo đức giả? Vì bất cứ lý do gì thì suy cho cùng, họ thực sự thiếu lương tâm, không có lòng nhân ái trước những nỗi đau mà đồng bào miền Trung phải chịu đựng trong những đợt lũ lụt vừa qua.

Cũng có người cho rằng, đây là một “trò đùa” thì đó quả là trò đùa vô cảm, trơ trẽn và bỉ ổi, bởi lẽ trong buổi đấu giá trực tiếp đó, có những người thật sự muốn mua, có khả năng mua nhưng họ lại không thể mua được vì những lời đấu giá bỉ ổi nêu trên. Hơn thế nữa, những kẻ tự xưng là doanh nhân ấy không được quyền đùa cợt trên những hy vọng và nỗi đau, mất mát của người dân vùng lũ. Không vì bà con vùng lũ, đâu có chỗ cho những kẻ vô văn hoá đó lừa dối Ban tổ chức. Họ làm ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nhân chân chính.

Đây không phải là lần đầu đơn vị tổ chức đấu giá “bị lừa”, trước đây đã từng có vụ đấu giá sim điện thoại số đẹp “bốc hơi” nên ban tổ chức có phần trách nhiệm. Vấn đề đặt ra là bài học kinh nghiệm để loại bỏ sự trơ trẽn, bỉ ổi, giả tạo trong các cuộc đấu giá. Thủ tục thế nào cho một buỏi đấu giá, tư cách pháp nhân, ký quỹ cam kết…cần được thiết lập chặt chẽ.

Đất nước còn nghèo, thiên tai lại luôn rình rập, thì để sẻ chia, giúp đỡ đồng bào gặp nạn, rất cần các doanh nhân, cá nhân rộng mở tấm lòng từ thiện. Đấu giá cũng là một hình thức làm từ thiện và nên làm. Để việc này thu được hiệu quả, đã đến lúc cần phải có chế tài xử phạt nghiêm minh, các cơ quan chức năng cũng nên vào cuộc, điều tra và xử lý thích đáng, công bố danh tính của những “doanh nhân ảo”, “sĩ diện hão” trước bàn dân thiên hạ để công chúng bày tỏ thái độ. Nếu không xử lý nghiêm minh thì ai dám khẳng định công tác từ thiện sẽ không bị mang ra làm trò đùa?


Đi đêm lâu cũng gặp ma

Nguyễn Quang Lập
Hình ảnh


Mấy hôm ni báo chí bàn tán ồn ào vụ đấu giá ” từ thiện hão” trong “Đêm hội Hoa hậu Trái đất và Doanh nhân hướng về miền Trung” diễn ra tại TPHCM đêm 11-11 vừa rồi. Vụ này có ba cái nhất. Một là hoành tráng nhất. Cuộc đấu giá to nhất với sự tham gia của 90 hoa hậu mít ớt và hàng trăm doanh nhân tầm cỡ đại gia. Hai là cao giá nhất. Các vật đưa ra đấu giá đều rất có giá trị. Chứ không phải như mấy lần trước, vật đấu giá chỉ là cac thứ tào lao xịt bộp, trưng ra chủ yếu để móc túi người giàu. Lần này ghê lắm, toàn của lạ của độc:bộ tranh bằng đá quí, hòn rubi 10kg, cái trống đồng, đặc biệt bộ tứ linh “Long lân qui phụng” bằng gỗ lũa hóa thạch. Tổng số tiền đấu giá cao nhất, 74 tỉ. Ba là xấu hổ nhất. Vụ đấu giá đầu tiên sau đấu giá không có ai mua thật cả. Một việc làm thiết thực và nghiêm túc bỗng trở thành trò cười cho thiên hạ.

Chưa bao giờ có một cuộc đấu giá nào được truyền hình trực tiếp trên 10 đài truyền hình trong nước, lại còn phát ở các kênh quốc tế như NBC, StarWorld, cùng hơn 100 tờ báo đưa tin, hàng triệu người xem ti vi lại bị một cú lừa đau hơn hoạn. Mấy ông thắng trong đêm đấu giá đều chạy làng, lặn một hơi không sủi tăm.

Hình ảnh
Hòn Rubi nặng 10kg được đấu giá 11 tỉ


Ông Đinh Gia Diên- Giám đốc Công ty cổ phần đá quý Gia Gia (đơn vị tổ chức) đã kêu như ri: “Những cái tên và số điện thoại trúng đấu giá bức tranh đá quý, viên ruby và bộ trống đồng đều là ảo”.“Có thể họ mạo danh để làm thương hiệu mà thôi. Tôi đã kiểm tra lại tên tuổi và địa chỉ của các đơn vị trúng đấu giá thì họ bảo không có ai tên đó và không tham gia đấu giá”.

Duy nhất ông mua bộ tứ linh là có thật nhưng ông này sau đó đã tuyên bố không mua nữa.

Hình ảnh
Bộ tứ linh “long-lân-quy- phụng” bằng gỗ lũa hóa thạch được đấu giá 47,9 tỉ


Mọi người kêu ca chửi bới mấy ông ni mua lừa, đấu xạo. Tui không xem chương trình đó nên không dám nói chi, tui chỉ đồ rằng có một cái gì đó sơ hở từ ban tổ chức đấu giá khiến cuộc đấu giá thành trò bịp của một vài kẻ lếu láo. Tui đọc lại nghị định của chính phủ về bán đấu giá tài sản thì hơi bị giật mình. Đây, bà con bấm vô đây mà đọc thì sẽ thấy một số vấn đề như ri:

1. Bán đấu giá là một nghề, người bán đấu giá phải có chứng chỉ hành nghề chứ không phải mấy đồng chí MC đứng ra đấu giá.

2. Theo đó thì cơ quan tổ chức đấu giá cũng phải được luật pháp cho phép chứ không phải ai muốn đứng ra tổ chức cũng được.

3. Người tham gia đấu giá phải khai báo tên, CMT, số điện thoại và đặc biệt phải đặt cọc một số tiền từ 1%- 15% giá trị sản phẩm đấu giá, để nếu anh xù thì anh sẽ mất tiền.

Tui e rằng cuộc đấu giá đêm 11/11 vừa rồi và các cuộc đấu giá từ thiện trước đây đều không có cả ba điều trên. Mấy lần trước đều may mắn trót lọt nhưng lần này thì không. Như người ta nói, đi đêm lâu ngày cũng gặp ma, lần này bị một vố đau. Rứa đo, phàm cái gì cũng à uôm, áng chừng, qua loa đại khái thì nhất định có ngày mắc lỡm. Xứ ta đấu giá xưa nay không là đấu giá thật, nó chỉ được coi như trò chơi để móc túi mấy ông nhà giàu háo danh, thế thì trước sau gì nó cũng bị biến thành trò đùa thôi. Rứa đo rứa đo. Hu hu.
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: Đại Vệ chí dị

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 7 Tháng 11 27, 2010 11:25 pm

Một người Việt Nam cả đời kiểm điểm


- Không thể nhớ là mình đã bao nhiêu lần viết Bản tự kiểm điểm.

Còn nhớ, hồi mới đi học, mắc lỗi gì, cô giáo sẽ bắt viết Bản tự kiểm điểm và nêu tên trước toàn trường vào ngày chào cờ thứ 2 đầu tuần.

Cấp II, vẫn tương tự. Mắc lỗi, kiểm điểm, nêu gương. Quen quá thành nhờn.

Lên cấp III, “chuyên nghiệp” trong nghề viết Bản tự kiểm điểm. Thậm chí mắc lỗi ở trường, giám thị đến tận lớp, bắt nghỉ cả tiết học lên Phòng Giám thị ngồi chỉ để…. viết Bản tự kiểm điểm. Được nghỉ không phải học.

Vào Đại học, quá chán ngán với những tiết học mà thầy, cô giáo chỉ làm mỗi nhiệm vụ khoe khoang sự giàu có, đi Tây, đi Tàu, sự học thức và con cái giỏi giang. Nghe một lần thấy lạ, nghe lần thứ 2 thấy nhàm, đến lần thứ 3 không thể chịu nổi. Chắc ông thầy giáo đó quên rằng đã kể chuyện này với sinh viên ở lớp này rồi. Bỏ học. Khoa gọi lên bắt… viết Bản tự kiểm điểm.

Đi làm ở một tờ báo tỉnh lẻ, viết một bài báo về một huyện có tệ nạn ma tuý. Có số liệu, ghi âm đàng hoàng nhưng vẫn bị đánh công văn đến Toà soạn yêu cầu Kỷ luật phóng viên. Tổng Biên tập cũng chỉ gọi điện báo cấp cao hơn: Đã bắt Phóng viên viết bản tự kiểm điểm. Ông “sếp tỉnh” không có ý kiến gì nữa. Lần đầu tiên thấy bản tự kiểm điểm có giá.

Cấu trúc bản tự kiểm điểm gồm 3 phần: phần đầu là kính thưa nhưng người đọc kiểm điểm, phần 2 là kể tội cần kiểm điểm, phần 3 là nhận thức sai trái rồi sửa chữa khắc phục. Từ bé tới giờ, chưa ai kiểm tra xem tôi kiểm tra, khắc phục sai trái như thế nào?

Đến bây giờ, vẫn viết kiểm điểm. Ít nhất mỗi năm 1 lần phải viết Bản tự kiểm điểm công chức. Bản tự kiểm điểm công chức năm trước cũng như năm sau. Mỗi việc Print ghi ngày tháng của năm đó nhưng không viết không được. Không thể nhớ là mình đã bao nhiêu lần viết Bản tự kiểm điểm.

Ở cơ quan tôi làm, hàng năm cũng phải viết Bản tự kiểm điểm báo cáo với cơ quan chủ quản. Khi có sai phạm cũng phải viết bản tự kiểm điểm. Cá nhân sai phạm thì tổ chức bắt viết Bản tự kiểm điểm, tổ chức sai phạm thì cấp trên hơn nữa bắt viết Bản tự kiểm điểm. Hàng năm, Việt Nam có thể có tới hàng triệu bản tự kiểm điểm.

Nghe chuyện nước ngoài. Một ông Bộ trường Tư pháp Nhật đã phải tuyên bố từ chức vì đã trót bỡn cợt trước Quốc hội rằng làm Bộ trưởng Tư pháp dễ như chơi!

Ông Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cũng phải từ chức sau những chỉ trích rằng ông quá thụ động trước những đợt nã pháo gây chết người của Triều Tiên.

Có vẻ, ở đó, không có thói quen viết bản tự kiểm điểm.

Yên Ninh

http://bee.net.vn/channel/1982/201011/Mot-nguoi-Viet-Nam-ca-doi-kiem-diem-1780541/
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: Đại Vệ chí dị

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 6 Tháng 12 03, 2010 10:22 pm

Đại bịp bợm: Bộ “tứ linh hội tụ” được đấu giá 47,9 tỷ đồng có giá thực chưa đến 20 triệu đồng?!

Theo: CATPHCM

Hình ảnh

-Những ngày qua, thông tin về ông Võ Ngọc Hà (SN 1978) chủ nhân bộ “Tứ linh hội tụ” và câu chuyện đấu giá từ thiện với số tiền kỷ lục “ảo” đăng tải tràn ngập trên các báo. Ông Hà đã kể lại hành trình khá ly kỳ khi đi tìm bốn tứ linh “long, lân, qui, phụng” (Báo CATP đã có bài phản ánh) và cho rằng mình là nạn nhân của vụ đấu giá từ thiện này. Thế nhưng, qua tìm hiểu của PV Báo CATP, một sự thật đã được phơi bày. Chuyện đi tìm bảo vật chỉ là bịa đặt. Ông Hà đã bỏ tiền ra mua bốn “linh vật” với giá rẻ bèo… để rồi sau đó dàn dựng “đấu giá từ thiện” được 47 tỷ đồng ảo!

LỪA DỐI… TRẮNG TRỢN!
Trong một cuốn sổ tay nhỏ, gọn được in với hai thứ tiếng (Việt, Anh), chủ nhân bộ tứ linh Võ Ngọc Hà đã trau chuốt từng lời khi kể lại hành trình gian nan, thấm đẫm màu sắc ly kỳ, huyền bí khi đi tìm bốn linh vật. Ròng rã suốt năm năm trời, ông Hà mới tìm đủ bộ long, lân, quy, phụng bằng gỗ lũa, hoàn toàn do thiên tạo. Nào là bỗng nghe tiếng chim hót rất lạ, nào là mơ thấy một con rồng trắng… nghe rất hoang đường. Cuối câu chuyện, ông Hà còn nhấn mạnh: đây là duyên trời, lộc trời. Vì thế món quà này sẽ càng có ý nghĩa hơn khi cứu giúp những người bất hạnh. Tuy nhiên, dù chỉ là nghi vấn liệu câu chuyện đó có thật hay không, chúng tôi cũng quá sửng sốt khi biết được một sự thật không thể nào ngờ được. Tất cả chỉ là trò lừa dối của ông Hà.

Không hề có bất cứ một chi tiết nào trong lời kể của ông là đúng. Theo những ghi nhận của phóng viên, việc xuất hiện bộ tứ linh mà ông Hà đã đưa ra đấu giá với giá trên trời chỉ đơn giản là “tiền trao, cháo múc”. Ông Hà đã mua bốn linh vật này tại các cơ sở gỗ, đá của một số người dân tại huyện Di Linh và thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng). Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, con rồng (long) đã được ông Hà mua của anh Linh (cơ sở Duy Linh) tại xã Liên Đầm, huyện Di Linh. Ngày 29-11-2010, chúng tôi tìm đến nhà anh Linh nhưng không gặp. Anh Duy và chị Thơm (anh trai và chị dâu của anh Linh) cho biết: Cách đây hơn hai tháng, anh Linh có bán cho Võ Ngọc Hà một con rồng bằng gỗ với giá ba triệu đồng. Ba hiện vật còn lại, gồm con rùa (quy), con lân và khối gỗ hình con chim phụng, ông Hà đã mua của ông Tuấn (một cơ sở gỗ tại xã Đại Lào, TP. Bảo Lộc.

Anh Vũ (con ông Tuấn, một gia đình có tiếng chuyên đi sưu tầm các gốc cây có những hình dáng lạ) kể lại: Trong khoảng thời gian hai tháng, tức trước ngày diễn ra lễ hội 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, gia đình anh đã bán cho ông Võ Ngọc Hà 5, 6 hiện vật bằng các gốc cây tự nhiên có hình dáng của các con vật, cây cảnh với tổng số tiền 16 triệu đồng, trong đó có con chim phụng, con lân và con rùa. Con rùa có hình thù giống nhất nên bán với giá 10 triệu đồng. Trao đổi qua điện thoại với chúng tôi, ông Tuấn cũng khẳng định có việc mua bán này.

Theo thông tin từ một người quen của ông Hà, sau khi mua về, ông Hà còn bỏ ra khoảng năm triệu đồng để chỉnh sửa các linh vật cho giống với thực tế. Vậy là mọi việc đã quá rõ ràng. Bốn linh vật được ông Hà mua lại với giá quá rẻ so với giá một triệu USD trong bản hợp đồng mà ông đã ký với Cty truyền thông Asean C&C và với giá khởi điểm hai triệu USD trong đêm đấu giá từ thiện. Vấn đề được đặt ra là ông Hà đã móc nối với ai hoặc đơn vị nào đã đứng ra bảo lãnh cho bảo vật của ông Hà có mặt trong đêm từ thiện? Lẽ nào chỉ bằng câu chuyện hoàn toàn bịa đặt của ông Hà, không hề có sự kiểm chứng, mà bảo vật của ông đã trở thành “tâm điểm” của đêm đấu giá? Đại diện Hội sinh vật cảnh tỉnh Lâm Đồng cho biết: ông Hà đã tự ý mang bộ tứ linh đi tham gia Triển lãm sinh vật cảnh 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, chứ không hề đại diện cho tỉnh như lời ông Hà nói. Đã đến lúc cần phải xem lại 4, 5 bằng chứng nhận của ông Hà về bộ tứ linh? Câu hỏi được đặt ra là các cơ quan cấp giấy chứng nhận cho ông Hà đã dựa vào tiêu chí nào?

Ngay từ đầu, ông Hà đã cố tình lừa dối về bảo vật khiến cho đêm đấu giá từ thiện bị biến thành trò đùa. Và hàng ngàn người xem chương trình cũng bị lừa một vố đau. Không chỉ lừa dối về hành trình tìm kiếm bảo vật, xung quanh việc đấu giá đêm 11-11-2010 cũng chỉ là trò bỡn cợt của ông Hà. Trong một lần nói chuyện với chúng tôi, chị H. (bạn của anh Thắng – cậu ruột của Võ Ngọc Hà) đã vô tình tiết lộ: chính Võ Ngọc Hà đã dàn cảnh để ông Phạm Văn Đạt – Giám đốc Công ty gốm sứ Bảo Long Bát Tràng đấu giá mua bộ tứ linh này. Chị H. cũng cho rằng: người trả giá 45 tỷ đồng (người đã được các MC mời lên sân khấu tuyên bố thắng đấu giá nhưng từ chối vì lý do nhường lại cho những người khác tiếp tục tham gia đấu giá) cũng là bạn của Võ Ngọc Hà. Được biết, Hà và Phạm Văn Đạt quen biết nhau trong những ngày tham dự lễ hội 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

CẦN CHẶT CHẼ HƠN VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐẤU GIÁ TỪ THIỆN

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty gốm sứ Bảo Long của doanh nhân Phạm Văn Đạt – người thắng đấu giá bộ tứ linh đêm 11-11-2010 với số tiền 47,9 tỷ đồng cũng chỉ là một doanh nghiệp hạng trung bình tại Bát Tràng. Ông Đạt cũng mới “bập bõm” kinh doanh chứ chưa có gì nổi bật. Câu chuyện mua bảo vật này cũng không thống nhất. Tại cuộc họp báo ngày 23-11-2010, bà Nguyễn Thị Huệ – Chủ tịch Hội chữ thập đỏ TPHCM cho biết: theo một số thông tin thì ông Đạt chỉ là người đại diện mua bộ tứ linh cho cả làng – nơi ông đang sinh sống. Ứng theo tâm linh, họ muốn mua bảo vật này về đặt ở làng để làm ăn được thuận lợi. Tuy nhiên, rốt cuộc, dù đứng ra mua hay đại diện cho cả làng mua thì bản chất cũng chẳng có gì thay đổi. Ông Đạt vẫn từ chối mua bộ tứ linh với lý do cũng “chẳng giống ai”. Có phải đây là kịch bản mà ông Hà và ông Đạt đã thống nhất từ trước? Sau khi từ chối mua bảo vật, ông Đạt đã công bố là móc hầu bao một tỷ đồng để chuyển đến cho Hội chữ thập đỏ TPHCM ủng hộ bà con vùng lũ. Nhưng cho đến thời điểm này, Hội chưa nhận được bất cứ đồng nào từ ông Đạt. Theo ông Đinh Gia Diên – Giám đốc Cty đá quí Gia Gia, đơn vị tổ chức sự kiện đấu giá vừa qua, thì việc nhiều người tham gia đấu giá, rồi “xù” rất thường gặp. Tất cả chỉ nhằm quảng bá thương hiệu.

Điểm lại một số vụ đấu giá từ thiện “hoành tráng” đã diễn ra, chúng tôi đều thấy chung một kết cục đáng buồn. Khâu tổ chức được thực hiện hết sức “hoành tráng” nhưng kết quả thu được đều chỉ là những lời hứa hão. Chương trình từ thiện “Nối vòng tay lớn” nhằm ủng hộ quỹ vì người nghèo được tổ chức công phu, với sự có mặt của nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước cùng với hơn 200 doanh nghiệp tham dự. Theo đó, cây trầm hương đã được TGĐ Công ty Thương mại Tổng hợp Việt Nam Nguyễn Khắc Hiệp trúng đấu giá và chuyển ngay 1 tỷ 370 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng trong đêm hôm đó, chiếc sim điện thoại đẹp nhất Việt Nam (0988.888.888) được chốt giá một tỷ mười triệu đồng, nhưng sau đó ông Trần Ngọc Hoan – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần xây dựng Tràng Tiền – người thắng đấu giá lại chây ì không chịu trả. Sau khi xem chương trình từ thiện này, khán giả truyền hình và người dân trong cả nước đã thực sự xúc động trước nghĩa cử của các doanh nhân. Nhưng đến khi báo chí phanh phui, dư luận mới thực sự phẫn nộ trước hành động tàn nhẫn của một số người lợi dụng từ thiện… để làm “oai”.

Tương tự là buổi đấu giá từ thiện “Singe,s day – ngày hội nối vòng tay lớn” được tổ chức đầu năm 2010 tại Bình Định. Chương trình cũng quy tụ hơn 200 ca sĩ và được nhạc sĩ Lê Quang đứng ra tổ chức. Chương trình kết thúc với số tiền công bố đã quyên góp được 19 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền thực thu chỉ được 6 tỷ đồng. Ngoài những vật phẩm được người trúng đấu giá trả tiền ngay, thì bức tranh Gạo của ca sĩ Quang Dũng có “đường đi” trắc trở nhất. Người trúng đấu giá là người của một phòng trà (tại P6Q3, TPHCM) đã yêu cầu phải chuyển tranh về đúng địa chỉ mới chịu trả tiền. Sau đó, “hàng” đã được trao, nhưng tiền thì không chịu chuyển…

Đã đến lúc, những đơn vị tổ chức chương trình đấu giá từ thiện cần phải nhìn lại những kết quả đáng buồn này để rút ra những bài học kinh nghiệm cho những chương trình lần sau. Thiết nghĩ, trước khi tổ chức đấu giá, cần có những qui định chặt chẽ nhằm ràng buộc cả người tham gia đấu giá và người thắng đấu giá để chương trình thật sự có ý nghĩa, không bị biến thành nơi phô diễn những trò đùa quá đáng của một số cá nhân, doanh nghiệp.

———————————————————————————-
Ngày 27-11-2010, hoa hậu Mai Phương Thúy đã có buổi gặp gỡ báo chí để trả lời về những vấn đề liên quan đến việc cô “xù” tiền từ thiện vừa qua. Theo Thúy, ngay đêm diễn ra buổi đấu giá (11-11-2010) cô đã chuẩn bị đầy đủ tiền và hàng. Nhưng do có nhiều diễn biến bất ngờ nên chưa thể trao ngay trong buổi đấu giá. Ngay sau đó, Thúy lại phải trở lại Hà Nội để lo công việc. Đồng thời, cô cũng muốn được trao những phần quà này một cách minh bạch, rõ ràng trong một dịp trang trọng nhất. Đó chính là nguyên nhân của sự chậm trễ. Tại buổi làm việc, Thúy đã đại diện Cty Quốc Huy Anh trao số tiền 20.000USD và 100.000 cuốn tập cho bà Nguyễn Thị Huệ – Chủ tịch Hội chữ thập đỏ TPHCM. Cùng ngày, Mai Phương Thúy và Công ty Quốc Huy Anh cũng ủng hộ thêm 100 triệu đồng cho gia đình những nạn nhân người Việt trong thảm họa dẫm đạp tại Campuchia.
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: Đại Vệ chí dị

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Chủ nhật Tháng 12 19, 2010 8:51 am

Gương đảng viên: Vì sao ông bí thư Đảng ủy xã chạy trốn?


Phương Thanh

Hình ảnh


-(Tamnhin.net) – Dư luận làng trên xã dưới vẫn chưa hết bàng hoàng bàn tán sự suy thoái đạo đức của một ông… bí thư Đảng ủy xã!

Qua điều tra từ nhiều phía sự việc xảy ra như sau. Vào khoảng 19 giờ ngày 8/12/2010 ông Nguyễn Hồng Dương bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An có uống đôi chén rượu ở trụ sở làm việc. Trời đã quá tối và lạnh lẽ ra ông Dương (sinh năm 1974) về cùng vợ con, nhưng ông không làm như thế mà đi xe máy thẳng đến nhà cháu Phạm Thị C.(1995) ở xóm Minh Hùng, cũng là “Làng văn hóa” của ông Dương. Ông cậu Dương (Bố của cháu C đã mất, trước đấy lấy chị ruột của ông Dương) khịa ra nói “C, cháu học hành ra sao mà để thầy chủ nhiệm phản ánh. Ngồi lên xe cậu đi ra đây”. Hai mẹ con cháu C. ngơ ngác không biết thực hư ra sao, nhưng là cậu cháu, lại là một bí thư đảng ủy xã nhà nên bà Q. mẹ cháu C đã để cho con ngồi lên xe máy cậu. Tức thì cậu Nguyễn Hồng Dương vù ga chở cháu C. vào vùng cây rậm rạp, hoang vắng, cách làng gần một km. Tại đây ông Dương đã hiện nguyên hình … giở trò đồi bại với cháu mình, sàm sỡ… Nhân lúc cậu sơ hở, cháu C. đã vùng dậy chạy vào nhà một bạn học Phạm Thị Kim Chi kêu khóc và ngất lịm. Sau khi hồi tĩnh cháu C. đã làm tờ tường trình, xóm trưởng, công an viên lập biên bản sự việc.

Ngay tối đó ông Cao Thanh Tùng chủ tịch xã Nghĩa Minh đã cho trưởng công an xã đến xóm Minh Hùng xác minh sự việc. Tường trình của Nguyễn Hồng Dương công nhận có chở cháu C. đi…chơi nơi hoang vắng, nhưng chưa làm gì. Được biết hiện nay công an huyện, VKS đã vào cuộc điều tra.

Còn ông Nguyễn Hồng Dương đã làm đơn xin từ chức bí thư đảng ủy xã, đơn xin ra khỏi Đảng. Đúng quy trình ông Dương đã bị tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng ba tháng để phục vụ cho công tác điều tra.

Qua làm việc với chủ tịch xã Nghĩa Minh, trưởng công an xã, các ông này điều nói “Đau xót quá các anh ạ, thật không ai ngờ một bí thư đảng ủy mà đối xử với cháu mình như thế”. Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Hồng Dương ở làng văn hóa Minh Hùng, nhiều người dân nói “ Bây giờ có thắp đuốc tìm cũng không thấy ông Dương”. Đúng thế, bà mẹ ông bảo “ Thằng Dương đang ở dưới bếp” vậy mà vừa gọi vừa tìm cả sau vườn mía rậm rạp cũng không thấy anh ta ở đâu.

Ông bí thư đã chạy trốn… tại trường THPT Cờ Đỏ, thầy Đặng Hựu Công GV chủ nhiệm lớp 10 A6 của cháu C. nói: Hai ngày đầu em C. bị suy sụp, nhưng chúng tôi luôn gần gủi động viên em, cũng như quán triệt các bạn học không được ai hỏi tới chuyện đau lòng của bạn C. Bây giờ em C đã trở lại bình thường, học tốt, sinh hoạt các phong trào vui vẻ.





Lời của tại hạ: Thằng cha “Bí ...đái xã” ni đúng là họ nhà tôm kiểu cứt lộn lên đầu. Dê đầu trảm chờ lệnh. Chém!
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: Đại Vệ chí dị

Bài viết chưa xemgửi bởi nguoinguon » Chủ nhật Tháng 12 19, 2010 10:12 pm

taczan đã viết:Gương đảng viên: Vì sao ông bí thư Đảng ủy xã chạy trốn?
Lời của tại hạ: Thằng cha “Bí ...đái xã” ni đúng là họ nhà tôm kiểu cứt lộn lên đầu. Dê đầu trảm chờ lệnh. Chém!

Theo ngu ý của NN thì không nên chém. Bắt cha chả bỏ vào lồng rồi hàng ngày cho mấy em ko mặc gì phe phỡn trước mắt, lão thèm mà ko làm được gì thế mới hả dạ. :smt043 :smt043 :smt043 :smt043 :smt043 :smt043 :smt043 :smt043
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Hình đại diện của thành viên
nguoinguon
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 1321
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 5 31, 2007 10:35 am
Đến từ: Rốn trời

Re: Đại Vệ chí dị

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 2 Tháng 12 20, 2010 2:10 pm

nguoinguon đã viết:
taczan đã viết:Gương đảng viên: Vì sao ông bí thư Đảng ủy xã chạy trốn?
Lời của tại hạ: Thằng cha “Bí ...đái xã” ni đúng là họ nhà tôm kiểu cứt lộn lên đầu. Dê đầu trảm chờ lệnh. Chém!

Theo ngu ý của NN thì không nên chém. Bắt cha chả bỏ vào lòng rồi hàng ngày cho mấy em ko mặc gì phe phỡn trước mắt, lão thèm mà ko làm được gì thế mới hả dạ. :smt043 :smt043 :smt043 :smt043 :smt043 :smt043 :smt043 :smt043


Chú quả là cao thâm nên dạy chí phải, phải cho gã họ "Tôm cứt lộn lên đầu" thèm nhỏ giải, ko xơ múi chi được ức "tẩu hoả nhập ma" mà toi cơm.

Ba quân đâu. Bướm đầu trảm chờ lệnh. Tuột!
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: Đại Vệ chí dị

Bài viết chưa xemgửi bởi nguoinguon » Thứ 2 Tháng 12 20, 2010 4:18 pm

taczan đã viết:Chú quả là cao thâm nên dạy chí phải, phải cho gã họ "Tôm cứt lộn lên đầu" thèm nhỏ giải, ko xơ múi chi được ức "tẩu hoả nhập ma" mà toi cơm.

Không dám, không dám. NN mỗ may được gặp bác Tac mấy bận nên mới đưa ra được cái ngu ý như thế. Bác đừng giả vờ khen rồi đưa tay bưng miệng nhếch mép cười hen.
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Hình đại diện của thành viên
nguoinguon
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 1321
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 5 31, 2007 10:35 am
Đến từ: Rốn trời

Trang kế tiếp

Quay về • Vấn đề & Thảo luận

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến9 khách

cron