gửi bởi nguyenhungkiet » Chủ nhật Tháng 10 11, 2015 1:01 am
Tại Sao Người Do Thái Khôn Ngoan và Việt Nam chúng ta có thể học tập được gì. Người Do Thái là dân tộc khôn ngoan nhất thế giới, họ dường như được sinh ra là để làm nhân vật chính trong thế giới này. Một trò chơi vương quyền dài bất tận về chính trị, tôn giáo, và khoa học. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao họ lại khôn ngoan sáng suốt trí tuệ như vậy? Nguyên nhân làm cho người Do Thái khôn ngoan là vì họ có một cuốn sách bí mật được lưu truyền từ đời nay sang đời khác. Con cháu họ cũng cố gắng học thuộc lòng và đem áp dụng những lời dạy bí mật trong cuốn sách bí mật đó. Bí mật của người Do Thái thì rất khó học và rất khó áp dụng. Chứng minh cho thấy rất hiếm dân tộc nào áp dụng thành công bí mật của người Do Thái.
Người Do Thái dường như là nhân vật chính tại thế giới này, một trò chơi dài bất tận về chính trị, kinh tế, tôn giáo, và khoa học.
Đã có khá nhiều sách vở, tài liệu, bài báo, và nghiên cứu tìm kiếm câu trả lời về bí quyết, bí mật và phương pháp tạo nên sự thành công kỳ tích của dân tộc nhỏ bé này. Nhưng có lẽ chỉ có "nhân vật chính" mới phát huy được hết tiềm năng và tài năng hiệu quả nhất.
Do Thái vùng đất của sữa và mật ong, giàu có, sung túc về tâm linh, tinh thần và vật chất. Từ con số không xây dựng thành một cường quốc có nền nông nghiệp, khoa học công nghệ kỹ thuật, và du lịch tôn giáo phát triển nhất Thế giới. Một đất nước không có rừng vàng, biển bạc.
Tại sao người Do Thái lại thành công như vậy ?
Có lẽ vì họ làm việc rất là chăm chỉ. Sai rồi ! Quốc gia Do Thái không nằm vào trong top danh sách xếp hạng 10 quốc gia chăm chỉ nhất thế giới.
10 quốc gia chăm chỉ nhất thế giới là : Slovenia, Hoa Kỳ, Tân Tây Lan, Trung Quốc, Áo, Estonia, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, và Mexico. Mexico và Nhật Bản là những nơi có cư dân chăm chỉ nhất, với thời gian làm việc mỗi ngày của họ lên đến 9 tiếng hoặc hơn thế.
Người siêng năng thì chưa chắc lại thành công. Người ta nói: Lao động là vinh quang chứ chẳng ai nói Lao động là giàu có hay Lao động là thành công cả. Ai mà dám nói điều đó khi mà cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu người lao động chăm chỉ mà vẫn nghèo khổ. Nếu họ thành công thì có lẽ đã không có cuộc biểu tình của giới lao động nhằm đả đảo sự bất công giữa giàu và nghèo. Nếu họ thành công thì có lẽ hình ảnh của những người nông dân làm lũ, những nhà giáo nghèo khó mà tận tụy, những người thợ siêng năng, khéo tay nhưng phải chạy gạo từng ngày đã không trải dài khắp từ truyện cổ dân gian đến văn học hiện đại rồi.
Dân Tộc Khiêm Tốn Nhất Thế Giới là người Do Thái vì dân số ít ỏi nhất thế giới nhưng đoạt nhiều giải Nobel nhất thế giới. Mặc dù là dân tộc này tạo ra nhiều kỳ tích, người do thái vẫn suy nghĩ, tư duy, tư tưởng, thái độ rất là khiêm tốn.
Tư tưởng "khiêm tốn" của người Do Thái cũng hoàn toàn là khác biệt với tư tưởng khiêm tốn " núi cao còn có núi cao hơn " của người Á Đông.
Người Do Thái khiêm tốn bởi lẽ họ chỉ muốn gần Thượng Đế Đấng Sáng Tạo. Họ nghĩ là tất cả mọi người đều có vai trò khác nhau trong thế giới này. Cho nên họ cũng không quan tâm và không ganh tỵ người giỏi hơn. Người Do Thái tự tin hết mình để hoàn thành vai trò của họ trong thế giới này.
Còn tư tưởng khiêm tốn " núi cao còn có núi cao hơn " thực chất là để răn đe chớ kiêu căng vì có kẻ giỏi hơn. Nhưng đồng thời là con dao 2 lưỡi tạo ra một tâm lý e dè tự ti , thậm chí mất đi sự tự tin khi thi đấu cạnh tranh với người khác. Nói chung tư duy khiêm tốn " núi cao còn có núi cao hơn " là tư duy so sánh. Sợ người khác chê bai, dèm pha.