Những chuyện phi thường ở quê Bọ

  
Những câu chuyện vui, những hình ảnh tếu,...

Những chuyện phi thường ở quê Bọ

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 6 Tháng 1 27, 2012 5:40 pm

Chuyện phi thường 2 cô gái "Võ Tòng đả hổ" ở VN

Một con hổ về phá Hạc Hải tìm nước, đi qua xã Vạn Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) thấy người muốn ăn thịt, không ngờ bị một cô gái 15 tuổi dùng đòn gánh đánh hổ bỏ chạy. Một con hổ khác về sông Nhật Lệ hại người, một cô gái tuổi 17 vẫn đòn gánh bé nhỏ đánh chết hổ, cứu 3 đứa trẻ. Chuyện Võ Tòng tay không giết hổ đã là phi thường; nay người "đả" hổ lại là hai cô gái sức vóc mảnh mai thì quả là... kỳ diệu.

Đánh hổ cứu bạn

Mùa hè năm 1962, hạn hán, nắng gay gắt, người làng Đồn (Vạn Ninh, Quảng Ninh) tranh thủ ra đồng nhổ mạ sớm để tránh nắng. Cô gái Ngô Thị Kỷ lúc đó 15 tuổi cũng ra đồng giữa nhá nhem. Đi cùng có người bạn hàng xóm, Bùi Minh Quốc, 16 tuổi. Hai người qua xóm Bến, thấy trước mặt có con hổ to như con bò đang lửng thửng bước. Bùi Minh Quốc hét toáng: “Cọp! Cọp! Cọp!...”.

Bất ngờ con hổ quay lại, lao vào vồ ngã Quốc. Nó dùng nanh lật lên mảng da đầu từ trán ra phía sau, máu chảy lênh láng. Ngô Thị Kỷ không hề lo sợ mà quyết tâm cứu người, cô dùng đòn gánh đánh mạnh 2 phát vào đầu hổ. Nó vẫn ngồi chễm chệ trên người Bùi Minh Quốc, trừng trừng sát khí. Lấy hết sức bình tĩnh, Kỷ giáng mạnh đòn thứ 3 vào chính giữa đầu hổ, hổ lồng lên, gầm một cái, định tấn công vào cô gái. Ngô Thị Kỷ nhanh trí đánh tới tấp vào con hổ, không cho nó lấy đà vồ lại người. Bị đánh phủ đầu, hổ đành bỏ chạy về hướng núi.

Cô gái Ngô Thị Kỷ đánh hổ cứu bạn được tuyên truyền rộng rãi trong lực lượng thiếu niên nhi đồng, tấm gương dũng cảm của cô thiếu niên nhỏ bé được báo chí đưa tin. Bác Hồ nghe tin đã gửi tặng Huy hiệu. Tỉnh đoàn Quảng Bình đến trao huy hiệu, Ngô Thị Kỷ e úng nói: “Có chi mô, cháu thấy không đánh hổ thì bạn chết. Phải đánh mới cứu được bạn. Rứa là cháu đánh”.

Tên tuổi Ngô Thị Kỷ lúc đó bay sang 15 nước xã hội chủ nghĩa. Thư từ tới tấp gửi về. Và để mến mộ sự dũng cảm của cô gái Quảng Bình được nhớ mãi, ở miền Nam đã có một ngôi trường mang tên Ngô Thị Kỷ.

Đánh hổ bên sông Nhật Lệ

Làng Trung Bính, xã Bảo Ninh (Đồng Hới) vẫn ngưỡng mộ bà Bùi Thị Té một đòn triêng (đòn gánh) hạ được con hổ rình rập vồ 3 đứa trẻ. Năm 1950, tiết trời tháng 3, bà Té lúc đó 17 tuổi. Gánh hàng qua đụn cát, vào rừng dương, gặp 3 đứa trẻ làng ngũ tránh nóng buổi trưa. Bà ngồi nghĩ, bỗng có tiềng ùm..ao nhỏ nhỏ trong lùm cây rậm rạp. Bà tưởng con mèo, đến xem. Không ngờ là con hổ đang rình vồ mồi. Trong tâm trí bà Té, Trung Bính làm gì có hổ, nhưng bà nghĩ, vùng cát quê bà chạy dọc lên đến Lệ Thuỷ, ở vùng Sen Thuỷ, rừng rú rậm rạp, là nơi hổ sinh sống dày đặc, có thế con hổ này đi lạc ra tận Nhật Lệ cũng nên.

Thấy cần cứu lũ trẻ, bà Té dùng đòn triêng đánh con hổ mấy phát vào chẩm trán. Hổ to như con bò nghé, gầm gừ xé toang sự yên tĩnh của trưa nắng, lao vào tấn công cô Té, nó dùng độc cước sơn lâm, tát vào mặt, cổ, tai, máu hoà vào cát. Cô gái tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu ấy vẫn hiên ngang chống tròn triêng xuống cát, ngồi thụp người xuống, con hổ lao tới, bị đòn triêng thúc nặng vào ức, tức ngực, con hổ đổ vật xuống cát, bất tỉnh. Bùi Thị Té đứng dậy đánh mạnh nhiều nhát vào chẩm trán, con hổ chết chết ngay vì vỡ sọ.

Cả làng Trung Bính biết chuyện, chạy ùa ra cát, bên bờ sông Nhật Lệ, họ tung hô cô gái Bùi Thị Té đã cứu sống 3 đứa trẻ của làng thoát khỏi nanh hổ. Làng mở cỗ ăn mừng, bà Té được đưa tên vào gia phả họ Bùi ở Trung Bính như người có công trạng khai khẩn lập làng. Hằng năm, họ tộc xem bà như người có công lớn với làng, đối xử trọng tình, trọng nghĩa. Bà Té sống trong niềm tin yêu của mảnh làng trên cát ven sông Nhật Lệ. Năm 2009, dân làng Trung Bính đưa tiễn người anh hùng làng cát về với tổ tiên khi bà tròn 92 tuổi. Bà Té mất, nhưng chuyện bà đánh hổ vẫn mãi nằm trong di sản ký ức làng.

Cuộc sống sau 47 năm đánh hổ

47 năm sau, chúng tôi về thăm người đánh hổ cứu bạn. Cô gái trẻ ngày nào đã bước qua tuổi 63. Sức khoẻ còn minh mẫn, bà vẫn kể rành rọt những năm tháng cuộc đời và kỷ niệm đánh hổ vẫn in đậm trong trí nhớ.

Những thiếu niên dũng cảm như bà trước đây thường được chính quyền cho đi học, bà chọn hướng khác, ở nhà làm xã viên, sản xuất lúa gạo đưa ra chiến trường. Suốt ngày bám mặt với ruộng, bà lý giải: “Làm ruộng vui hơn đi thoát ly xa nhà, nhiều người đi ra làm được việc, mình ở nhà làm ruộng giúp ích cho hợp tác xã cũng hay”.

Sinh được 7 người con. Vợ chồng bà hướng con cái vào công việc đồng áng, chỉ người con út học cao đẳng. Bà nói: “Cuộc sống không khó khăn, nhưng con cái thích làm ruộng thì tui cho, đứa út đòi nghiệp sách vỡ thì cũng theo. Ba mẹ không ép. Vì làm ruộng có cái thú điền viên”.

47 năm trôi qua, ông Bùi Minh Quốc đã có gia thất, sống cùng làng với bà Kỷ. Thoát chết khỏi nanh hổ từ hành động của người bạn gái cùng xóm, Bùi Minh Quốc khắc tâm suốt đời vị ân nhân cứu mạng. Họ sống đùm bọc nhau vượt qua bom đạn chiến tranh, đến ngày hoà bình hai người cùng thề ở ngay trong làng để chăm sóc cho nhau mỗi lúc cần. Mỗi lần nhà bà Kỷ dựng vợ gã chông, ông Bùi Minh Quốc đứng ra làm chủ lễ vì ông có khiếu nói năng lưu loát. Gia đình bà Kỷ đau ốm, ông chạy chữa thuốc thang bằng tất cả sức lực gia đình.

Gặp chúng tôi, ông Quốc cảm động: “Bà Kỷ sống tốt, tui phải sống bằng cái tâm để không phụ lòng gia đình bà ấy. Bà ấy trong sáng đến lạ, mỗi lần nhà tui có việc trọng, vợ chồng bà ấy vẫn đến giúp hết việc như người một nhà. Tốt rứa thì tui phải lấy cái tình bạn làm trọng chứ”.

Cứ mỗi cuối năm, gia đình Ngô Thị Kỷ và Bùi Minh Quốc lại sum họp, họ cùng uống chén rượu thề thuỷ chung để nâng niu tình cảm cưu mang nhau.

Theo Báo Đất Việt
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: Những chuyện phi thường ở quê Bọ

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 7 Tháng 1 28, 2012 11:58 am

Gặp ‘sát thủ’ bắn cá ở đáy sông Nhật Lệ


- Chỉ với khẩu súng bắn mũi tên tự chế, chàng trai vùng sông nước bên bờ sông Nhật Lệ (Quảng Bình) đã sống bằng nghề “lặn xuống đáy sông bắn cá” hơn chục năm nay. Đã có không biết bao nhiêu con cá lớn hàng chục kg đều chết dưới tay anh. Vì những chiến tích đó mà người vùng bờ sông Nhật Lệ ai cũng biết đến anh. Người ta còn gọi anh bằng cái tên “anh chàng sát cá”.

“Kình ngư” nổi tiếng ấy tên Phạm Văn Vượng, SN 1984, ở Tiểu khu 3, thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh.

“Sát thủ” của những loài cá

Chúng tôi tìm đến nhà anh Phạm Văn Vượng vào một ngày mùa đông, mưa phùn, gió bấc.. Ngôi nhà nằm trước cửa biển nên từng cơn gió thốc vào càng tê buốt hơn.

Ngồi nhâm nhi li trà nóng, anh Vượng kể về cái nghiệp “khác người” của mình. Năm 1992, khi anh vừa tròn 8 tuổi thì gia đình chuyển từ miền núi thuộc xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh về sống ngay bên cạnh bờ sông Nhật Lệ.
Rời rừng núi về sống vùng sông nước, bố anh là ông Phạm Trung Sơn đã tự tìm tòi rồi làm súng rồi mưu sinh bằng nghề “ lặn bắn cá”.

“Lúc em 13 tuổi, bố hay cho ngồi thuyền đi xem bố lặn bắn cá. Thấy bố lặn một hồi rồi đưa lên những con cá to em thích lắm. Cứ trông cho mình mau lớn để có thể lặn bắn cá được như bố. Cho đến khi em học xong lớp 9, bỏ học ở nhà rồi theo nghề với bố luôn” - anh Vượng kể về cái nghề của mình.

Hình ảnh
“Kình ngư” sát cá Phạm Văn Vượng bên “bộ đồ nghề lặn bắn cá” của mình.

Kể về những “chiến tích” săn cá của mình trong hơn chục năm qua, anh Vượng cho biết anh đã bắn hạ hàng chục tấn cá to, nhỏ khác nhau. Những loài cá mà anh bắn thường cá Vược, cá Hồng, cá Nâu, cá Rìa…

Anh cho biết, mỗi lần bắn được cá về là anh nhập cho các nhà hàng. Hiện giá cá Vược anh nhập với giá từ 200 – 250.000đ/kg. Cá Nâu, cá Rìa là loài cá nhỏ, con to nhất chỉ từ 2- 3kg nhưng rất ngon, có giá 350.000đ/kg.

Với loài cá vược, anh Vượng đã nhiều lần hạ được những con hàng chục kg. Vượng kể lần trúng con cá lớn nhất là vào năm 2008, khi anh đi lặn ở sông Gianh thì gặp con cá vược rất to.

Anh đã nín thở nằm bất động, chọn đúng tầm thuận lợi nhất rồi bóp cò. Mũi tên dài xuyên qua con cá ngay. Nhưng nó vùng vẫy mãi. Cuối cùng rồi cũng kiệt sức. Anh đưa về nhà cân lên được đúng 43kg.

“Bữa đó người đến xem đông lắm, ai cũng trầm trồ khen” - anh Vượng chưa hết vui mừng kể lại.

Lần đó, anh chỉ bán nửa con được 3,5 triệu. Một nửa còn lại anh mời làng xóm, bạn bề đến an nhậu tưng bừng hết hàng chục lít rượu.

Những con cá có trọng lượng từ 15 – 20 kg thì theo Vượng, anh đã bắn được rất nhiều, nhớ không hết. Nhưng chuyến đi lặn, Vượng cũng kiếm được hàng chục kg các loài cá to, nhỏ khác nhau.

Anh còn nhớ: “Chuyến em đi được nhiều nhất là năm ngoái (2010), em đi ở Cầu Roòn bắn được 60 cân cả to, nhỏ các loại. Về bán được 6 triệu, còn để lại một ít mời bạn bè đến nhậu nữa”.

Là một người sống phóng khoáng, anh Vượng cho biết, cứ mỗi lần anh đi bắn cá về là dù được nhiều hay ít gì anh cũng giành lại mấy con cá ngon ngon rồi làm mồi, gọi bạn bè đến xum tụ ăn nhậu lai rai.

Có lẽ chính vì thế mà anh càng đam mê cái nghề “có một không hai” của mình hơn.
Hình ảnh
Loại mũi tên bằng sắt, phía trước có 2 mũi xuyên được dùng để bắn loài cá nhỏ khoảng 10kg trở lại.

Hình ảnh
Loại mũi tên 1 mũi xuyên dài hơn 1m, dùng bắn hạ loài cá to hàng chục kg.


“Mách nhỏ” kinh nghiệm
Hỏi về đồ nghề, anh Vượng vào nhà lấy ra 1 khẩu súng tự chế bằng gỗ rất đơn giản. Khẩu súng đó được bắn bằng sức căng của những sợi dây thun cắt từ quai của tông Lào, mà theo anh, phải là loại tông thiệt thì sức co giãn của nó đủ mạnh để đẩy mũi tên đi thật mạnh, xuyên thủng loài cá lớn.

Mũi tên rất nhọn được anh làm từ thanh sắt 6. Anh thường dùng 2 loại mũi tên. Loại mũi tên ngắn hơn, phía trước là 2 mũi xuyên dùng để bắn loài cá nhỏ cho nó chết tại chỗ, không động đậy làm đàn cá phát hiện rồi chạy mất.

Còn mũi tên dài hơn phía trước chỉ một mũi xuyên thì bắn loài cá to hàng chục kg.

Khi lặn bắn cá, anh Vượng dùng một chân vịt, kính lặn và chiếc súng tự chế đã lắp mũi tên sẵn. Lặn một hơi thật dài xuống tận đáy sông thấy cá là anh nằm yên không động đậy rồi nín thở chọn cự li khoảng 3 m, khi con cá ở tư thế bơi ngang trước mặt là anh bóp cò.

Sức mạnh của dây thun đẩy mũi tên bằng sắt nhọn hoắt xuyên qua con cá.

Ở đầu mũi tên có buộc sợi dây cáp dài, phía trên mặt nước, sợi dây đã được buộc vào phao để khi con cá trúng tên lồng lộn bỏ chạy thì đã có chiếc phao “bám” theo để người săn cá lần theo đó mà không cho con cá thoát.

Lý giải vì sao không trang bị bình ô xi để lặn cho lâu, khỏi mất sức, anh Vượng cười nói: “Đeo bình ô xi vô, khi lặn thở bong bóng sẽ phun lên khiến đàn cá phát hiện sẽ bỏ trốn mất”.

Anh Vượng cũng cho biết, về mùa đông mưa rét, hay những khi nước đục là không thể đi lặn bắn cá được. Muốn đi cũng phải chọn đúng thời điểm thủy triều đạt đỉnh, mặt nước phẳng thì mới dễ lặn, dễ bắn, và lúc đó cá mới hay xuất hiện.

Theo kinh nghiệm của anh, cá thường hay trú ẩn ở những ngầm đá, gầm cầu.

Hình ảnh
Anh Vượng đang hướng dẫn nguyên tắc hoạt động của khẩu súng mà anh tự chế.
Hình ảnh
Sông Nhật Lệ ngay trước cửa nhà, nơi tuổi thơ, và cho đến bây giờ vẫn là “vựa cá” mà anh đã bắn được không biết bao nhiêu con cá lớn.


‘‘Sẽ theo nghề suốt đời’’

Nói về cái nghề “độc” của mình, anh Vương chia sẻ: “Cái nghề này không khó nhưng không mấy ai làm được. Ngay như gia đình anh, có đến 4 anh em trai nhưng chỉ anh là có duyên nối nghiệp của bố.

Anh còn kể, mấy lần đi cùng 2 thằng em, hai đứa bắn cá to là bị trượt, cá bỏ chạy toán loạn làm cho cả đàn chuồn đi hết. Theo anh: “Đã bắn không thành rồi thì lần sau đến những điểm đó đừng hòng nhìn thấy cá nữa. Nó đã bỏ đi biệt tăm hết cả. Chính vì thế khi đi bắn cá, anh không cho em của mình lặn, mà chỉ ngồi trên thuyền chờ anh lặn bắn rồi đưa cá lên.

Hay như bạn bè anh, thấy anh theo nghề “bở ăn” hay được cá lớn, bán được nhiều tiền nên bạn bè cùng lứa đến làm quen, học hỏi, làm súng rồi cùng đi theo anh Vượng lặn bắn cá nhưng chẳng bắn được.

“Mấy thằng bạn cứ nói tại súng của họ làm không chuẩn. Đến khi em đưa súng của mình rồi cùng đi cho họ lặn bắn mà cũng có bắn được mô” - Vượng kể.

Ngắm khẩu súng gỗ tự chế, vuốt ve những mũi tên bằng sắt dài hơn 1m, sắc nhọn rợn người, anh Vượng tỏ vẻ háo hức: “Trông cho mau qua đi cái mùa đông rét buốt ni mà đi lặn kiếm tiền tiêu rồi làm nồi lẩu mời bạn bè, anh em nhậu bữa cho vui. Chứ lâu không đi thấy ngứa ngày khó chịu lắm”.

Khi tôi hỏi tại sao anh gắn bó được cái nghề lạ thế này, anh Vượng cười hiền: “Có lẽ cũng tại cái duyên với nghề, em đi hay gặp cá lắm nên rất có hứng. Với lại, trước lúc chết, bố có dặn em: “Nhà 4 anh em trai, chỉ có con có duyên nối nghề của bố được thôi. Đừng có bỏ nghề con nha”. Cũng vì rứa nên em sẽ theo nghề này suốt đời”.

Trần Văn – Duy Tuấn

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/54917/gap--sat-thu--ban-ca-o-day-song-nhat-le.html
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: Những chuyện phi thường ở quê Bọ

Bài viết chưa xemgửi bởi nguoinguon » Thứ 2 Tháng 1 30, 2012 11:39 pm

Khẩu súng kiểu này, hàn thêm một chùm tăm xe đạp được mài nhọn, sát thương xấp xỉ súng xài đạn hoa cải ấy nhỉ? Chắc tự chế khẩu biếu cụ Tác ra HP bắn lũ hiếp dân chơi :)
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Hình đại diện của thành viên
nguoinguon
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 1321
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 5 31, 2007 10:35 am
Đến từ: Rốn trời

Re: Những chuyện phi thường ở quê Bọ

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 3 Tháng 1 31, 2012 5:04 pm

nguoinguon đã viết:Khẩu súng kiểu này, hàn thêm một chùm tăm xe đạp được mài nhọn, sát thương xấp xỉ súng xài đạn hoa cải ấy nhỉ? Chắc tự chế khẩu biếu cụ Tác ra HP bắn lũ hiếp dân chơi :)


Nghe nói tiền thưởng tết năm ni Nguồn ko mang về giao cho gấu như mọi năm mà hắn vẫn mần như rứa, mà lại giải trình thiếu minh bạch ngọn nguồn. Hậu quả nhãn tiền đến ngay, Nguồn than thở trong mấy ngày tết rằng: gấu Nguồn bực ngủ úp máng vào tường, thực hiện kế sách "âm mưu diễn biến hòa bình" hết sức thâm độc là cấm vận triệt để. Với khoảng thời gian trước tết đến chừ, Nguồn chẳng cơm cháo xả xui chi được từ cuối năm cũ cho đến bước sang năm mới Nhâm rồng. Chịu nỏ nổi bởi đêm mô cũng rứa, ko lẽ chịu thua âm mưu thâm hiểm của thế lực thù địch, đến giờ Tí đêm qua - khi dương khí như rồng cuộn trong người bốc lên ko giới hạn, Nguồn ta nhổm dậy dùng sức mạnh định liều cưỡng chế bất chấp luật pháp cũng như luật đời. Gấu Nguồn vốn dòng thế phiệt trâm anh nên chẳng vừa, hơn nữa lòng đầy uất hận của kẻ yếu bị dồn đến bước đường cùng, tay lăm lăm vũ khí tự chế là cái kéo thợ may quyết liệt chiến đấu đến cùng sẵn sàng cắt phăng vũ khí cưỡng chế của địch thủ, để bảo vệ ngọc thể và thét lên đầy cuồng nộ và căm hờn kiểu Đoàn Văn Vươn trong đêm tối ở chốn cao xanh rằng: Ông thích gì? Muốn Tiên Lãng hả!
Nguồn: Hồn xiêu phách lạc giống tri huyện xứ thuốc lào run như cầy sấy và nhũn ra như con chi chi....!!!!!!!!!!!!!!!!!!
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: Những chuyện phi thường ở quê Bọ

Bài viết chưa xemgửi bởi nguoinguon » Thứ 4 Tháng 2 01, 2012 10:01 pm

Năm ni nỏ có xu mô thưởng Tết nghe nói đại loại là do lạm phát gì gì đó, dân GV ngu nhất là cái khoản luật với điều lệ, kinh tế với kinh khủng là một mớ (Sr các bác GV tự hiểu những vấn đề em nói ngu), chỉ được tặng dăm gói thuốc Lào vỏ TL ruột Lý Hòa về thắp linh tinh cho có khói. Tưởng tủi thân có mình, cả Tết khóc nỉ nôi, lên đây tưởng được chi sẽ ai người lại bị gã nhà giàu ... đá xoáy, bác đường tưởng bác giàu... mà ngon nhé, của bác chỉ là phần bù của chú thôi nghe. Ức.. :smt043 nên cười.
Mà đố mọi người: ... trong cái sự giàu của Tác là chi? Ai giải được có thưởng một chầu cafe nhé.
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Hình đại diện của thành viên
nguoinguon
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 1321
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 5 31, 2007 10:35 am
Đến từ: Rốn trời

Re: Những chuyện phi thường ở quê Bọ

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 5 Tháng 2 02, 2012 4:56 pm

nguoinguon đã viết: của bác chỉ là phần bù của chú thôi nghe. Ức.. :smt043 nên cười.


Giàu ăn cá tràu đỏ đít - Ăn trấy mít thơm tho - Ăn cấy.....chấm mói. Mà Chú mi cải tên sang Thâm Văn Điêu khi mô rứa ???
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: Những chuyện phi thường ở quê Bọ

Bài viết chưa xemgửi bởi nguoinguon » Thứ 6 Tháng 2 03, 2012 8:44 am

taczan đã viết:Giàu ăn cá tràu đỏ đít - Ăn trấy mít thơm tho - Ăn cấy.....chấm mói. Mà Chú mi cải tên sang Thâm Văn Điêu khi mô rứa ???

Hỗn danh này em đâu dám nhận, kính lại bác cho hợp với đại danh Tà zan thôi.
Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một lúc
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
Hình đại diện của thành viên
nguoinguon
Trưởng thôn bản QBO
Trưởng thôn bản QBO
 
Bài viết: 1321
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 5 31, 2007 10:35 am
Đến từ: Rốn trời

Re: Những chuyện phi thường ở quê Bọ

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 6 Tháng 2 03, 2012 5:10 pm

nguoinguon đã viết:
taczan đã viết:Giàu ăn cá tràu đỏ đít - Ăn trấy mít thơm tho - Ăn cấy.....chấm mói. Mà Chú mi cải tên sang Thâm Văn Điêu khi mô rứa ???

Hỗn danh này em đâu dám nhận, kính lại bác cho hợp với đại danh Tà zan thôi.


Trong giới võ lâm truyền kỳ Chú xứng đáng mang danh ĐỘC CÔ CẦU BẠI. Riêng anh phận mỏng con sâu, cái kiến...bôn tẩu kiếm ăn khắp xó xỉnh toát mồ hôi, mà nỏ dư giả chi. Mần răng đủ sức nói tới chuyện tranh dành tước hiệu, tên tuổi với Chú????
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: Những chuyện phi thường ở quê Bọ

Bài viết chưa xemgửi bởi taczan » Thứ 7 Tháng 2 04, 2012 4:36 pm

Nghe nói hôm qua đến chừ tại Quy Đạt, Nguồn chưởng môn nhân của Minh Hóa kiếm phái thuộc QBO chính giáo đang tổ chức ga la võ lâm anh hùng để đón tiếp các cao thủ bắc phái Phượt.com. Nghe đồn rằng, ga la sôi động làm kinh thiên động địa cả núi rừng Trường Sơn.
taczan
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 919
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 1 12, 2010 11:57 pm
Đến từ: Bùn đất sau lũ

Re: Những chuyện phi thường ở quê Bọ

Bài viết chưa xemgửi bởi Phở » Thứ 7 Tháng 2 04, 2012 9:21 pm

Bác Tà cứ đề cao mấy ông già kia quá..... Chỉ tốn riệu....
Hình đại diện của thành viên
Phở
Tôi yêu QBO
Tôi yêu QBO
 
Bài viết: 841
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 4 21, 2010 11:32 pm
Đến từ: TP Đồng Hới

Trang kế tiếp

Quay về • Thư giãn

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến16 khách

cron